Kĩ năng 2: Chủ động trong học tập.

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM SẮC MÀU (Trang 37)

V. Mô hình học tập tương lai Hướng phát triển của viê êc học nhóm

2) Kĩ năng 2: Chủ động trong học tập.

Chủ động trong học tập thể hiện qua việc đọc và tìm kiếm tài liệu.

 Tài liệu thì có vô vàn trong sách báo, giáo trình, thư viện, các trang web, forum, diễn đàn,…Bạn nên biết tận dụng thư viện hay những thông tin tưởng chừng như vô ích trên báo chí,…, chủ động tìm kiếm những gì phù hợp với bạn, gặp những người đi trước, bạn bè, thầy cô giáo để lựa chọn những tài liệu thực sự cần thiết với bạn và học hỏi kinh nghiệm từ họ.

 Phương pháp đọc: Nên đọc phần giới thiệu, lời tựa, mục lục, những tiêu đề in đậm để định hình lại cấu trúc sách cũng như có một cái nhìn tổng quan nhất về sách. Khi đọc nên chú ý đến kỹ năng lọc ý chính cũng như tóm tắt, sắp xếp, ghi lại những ý chính. Điều này giúp bạn lĩnh hội được tốt hơn, tư duy nhanh, có một hệ thống rõ ràng. Đọc xong, bạn nên có những nhận xét cá nhân, trao đổi với mọi người để hiểu rõ hơn vấn đề khúc mắc.

 Chủ động trong việc chuẩn bị, nghe và ghi chép bài giảng: Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi sinh viên nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi sinh viên chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, các chúng ta có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ

được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà chúng ta có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính chúng ta tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như vậy.

Trên lớp nên chú ý nghe giảng để tạo cảm hứng cuốn hút vào bài giảng. Thông thường những tinh hoa mà các thầy cô tích luỹ cho chúng ta là những kinh nghiệm mà thầy cô đã trải qua, không hề ghi chép trong sách vở, và đó là những bí mật chỉ được bật mí vào những lúc như vậy, nếu bạn bỏ lỡ bạn sẽ đánh mất những kiến thức tuy nhỏ nhưng rất quan trọng. Trong khi nghe giảng bạn nên chủ động tìm cái mới, đặt câu hỏi, so sánh giữa cái này với cái khác. Bạn nên tận dụng những khoảng trống thời gian sau những vấn đề để liên kết kiến thức thành một chuỗi liền mạch.

Chuẩn bị nháp, bút, sổ hay bút highlight để đánh dấu những điểm mấu chốt, quan trọng, những gì được thầy cô nhấn mạnh. Không nên ghi chép toàn bộ những gì thầy cô giảng vì trong lúc ghi chép, bạn sẽ ghi không kịp mà nó còn làm bạn mất tập trung chú ý vào lời giảng của thầy cô giáo.

Trong ghi chép bạn cần trình bày rõ ràng các tiêu đề, các phần. Bởi đây là mắt xích quan trọng, nó cũng như một dây xích logic để bạn kịp thời ôn tập cũng như phát triển.

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM SẮC MÀU (Trang 37)