Các yêu cầu đối với nhóm học tập

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM SẮC MÀU (Trang 33)

V. Mô hình học tập tương lai Hướng phát triển của viê êc học nhóm

1) Các yêu cầu đối với nhóm học tập

Đi từ thực tế,nhóm học tập với số lượng từ 5-12 thành viên là tốt nhất vì với số lượng vừa phải như vậy thì hiệu suất hoạt động nhóm là tối ưu. Các thành viên trở thành thành phần thiết yếu của nhóm, việc học sẽ đạt chất lượng cao hơn so với các nhóm, câu lạc bộ đông thành viên.

Bên cạnh đó để nhóm hoạt động thực sự có hiệu quả và bền vững cần phải đạt được một số các yêu cầu sau:

a)Yêu cầu về nhóm

Thực hiện bình đẳng trong nhóm

Việc thành lập nhóm học tập là để cùng nhau, giúp đỡ cùng phát triển trong việc học. Vì vậy mỗi người khi đã là thành viên của nhóm thì phải có quyền hạn như nhau không ai hơn ai, ai cũng có tiếng nói riêng và đặc biệt là cần tôn trọng lẫn nhau. Việc thực hiện bình đẳng trong nhóm sẽ góp phần củng cố tình đoàn kết nền tảng cốt yếu duy trì nhóm và giúp mọi người trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi kiến thức hết mình không cần dè dặt, sợ bị mọi người chế nhạo, xem thường hay phê phán.

Thống nhất ý kiến trong nhóm

Thống nhất quan điểm trong nhóm cũng là phần quan trong trong lúc học tập hay bàn về một đề tài, lĩnh vực nào đó.

• Có nhiều ý kiến khác nhau đưa ra • Không ai chịu thua ai

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra?

Và điều tệ hại nhất… đồng Bất quan điểm Có người giận….. kạmaa Lại cãi nhau nữa rồi, mệt quá! Về à? Chán nhóm mình ghê Nhóm thế này học làm gì, tốn thời gian

?. Giải quyết ra sao?

• Thứ nhất: Hãy thuyết phục bạn bằng những bằng chứng tài liệu mà mình cho là đúng để tránh tình trạng cãi nhau nhé!

• Thứ hai: Nếu cảm thấy cuộc tranh luận quá gay gắt và nếu tiếp tục cũng không giải quyết được vấn đề, hãy tạm ngưng là hẹn đến buổi họp sau. Để chứng minh là mình đúng bằng cách tìm thêm tài liệu trên sách báo, internet hoặc trực tiếp hỏi người có chuyên môn về vấn đề đó.

Bạn sẽ dễ dàng thuyết phục bạn của mình thôi! Và cũng rất bình thường nếu trong lúc đó bạn nhận ra mình đã sai hoặc ngược lại bị bạn thuyết phục thì hãy thẳng thắn đối mặt nhá. Chẳng có gì quê hết. Và chúng ta vẫn là bạn tốt của nhau mà!

Phân công công việc hợp lý

• Đầu tiên là ưu tiên tinh thần xung phong tình nguyện.

• Tiếp đến là nhóm trưởng phân công( dựa theo ưu điểm của từng thành viên) với sự ưng thuận của các thành viên

• Chà! Nếu có người phản đối thì sao? Cũng dễ thôi hãy lấy ý kiến biểu quyết của nhóm hoặc chơi trò bốc thăm “trúng thưởng” nhá! Và nhớ hãy thỏa thuận trước đó là kết quả thế nào cũng phải chấp thuận.

• Và tất nhiên ai không hoàn thành nhiệm vụ sẽ có “hình phạt” thích ứng như: làm cái gì đó thật ngớ ngẩn trước nhóm hoặc là dẫn cả nhóm đi ăn cái gì rẻ rẻ( hihi chỉ vậy cũng đủ để phải thắt lưng buộc bụng vài ngày)

Giải tỏa căng thẳng

Lâu lâu đi lạc đề tài chút xíu để cho thoải mái đầu óc cũng tốt, hãy nghĩ đến đề tài gây hứng thú cho cả nhóm. Nhưng phải nhớ là nhanh chóng quay lại vấn đề chính.

Nếu cái bụng đã hơi réo lên thì cả đám dẫn nhau đi ăn chè cũng tuyệt lắm! Vừa đi, vừa ăn vừa thảo luận càng tiện giống như ông bà ta đã nói: “Có thực mới vực được đạo”.

Sau mỗi thời điểm quan trọng cả nhóm hãy tự thưởng bằng các chuyến đi xa hay tìm địa điểm đặc biệt một chút để giải tỏa căng thẳng. Đừng nghĩ đơn giản đây chỉ là việc đi chơi đơn giản, nó không những giúp từng thành viên trong nhóm thoải mái sau những ngày hoạt động căng thẳng mà nó cũng giúp các thành viên xích lại gần nhau, hiểu nhau và đoàn kết hơn. Được vậy đảm bảo trong kì tới nhóm của bạn sẽ hoạt động hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu BÀI DỰ THI CUỘC THI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC HIỆU QUẢ NHÓM SẮC MÀU (Trang 33)