Tóm tắt tình huống truyện: có thể tóm tắt theo chiều cách nhưng nhất thiết phải nêu được các ý sau:

Một phần của tài liệu ôn thi văn 12 (Trang 30)

các ý sau:

1.1. Vốn là một anh chàng dân ngụ cư, xấu trai, ế ẩm lại nghèo, thế mà Tràng đã "nhặt" được vợ

một cách ngẫu nhiên và quá dễ dàng chỉ bằng mấy câu hát, mấy lời bông đùa

"tầm phơ tầm phào" và mấy bát bánh đúc riêu cua...

1.2. Tràng lại "nhặt" được vợ trong một hoàn cảnh trớ trêu: giữa lúc nạn đói khủng khiếp đang xảy ra, đe doạ cuộc sống của mọi người. Bản thân Tràng làm lụng nuôi thân mình và mẹ già đã khó, nay lại "đèo bòng" thêm một người vợ "nhặt". Trước tình cảnh ấy, việc Tràng "nhặt" được vợ không biết là nên mừng hay nên lo, là may hay là rủi...?

Đó thực sự là một tình huống nghệ thuật độc đáo.

2. Nhận xét, phân tích thái độ của tác giả bộc lộ qua tình huống truyện

2.1. Kim Lân đã thể hiện thái độ cảm thông sâu sắc và tấm lòng trân trọng chân tình đối với ngời

lao động. Ông thực sự xót xa, ái ngại trước cảnh con người bị rẻ rúng, đói khổ và cái chết bủa vây.

Hơn thế, ông còn khẳng định được những phẩm chất đáng chân trọng của những người lao động như Tràng, mẹ Tràng... Dù trong hoàn cảnh sống ngặt nghèo, tối tăm đến thế nào họ vẫn khát khao có một tổ ấm gia đình để được thương yêu, chia sẻ và có trách nhiệm với nhau; họ vẫn hy vọng vào một cái gì tốt đẹp hơn ở tương lai. (Đây là cái nhìn nhân đạo của Kim Lân).

2.2. Nhà văn còn thể hiện một thái độ phê phán sâu sắc đối với thực trạng xã hội bây giờ. Đó là thực trạng xã hội - trong đó trực tiếp là bọn phát xít Nhật và thực dân Pháp - đã đẩy con người đến bước đường cùng, đến chỗ liều lĩnh; cái giá của con người thật rẻ mạt, người ta có thể "nhặt" được một cách dễ dàng giữa đường giữa chợ. Cảnh chết chóc, đói khát diễn ra như một cơn mộng kinh hoàng... (Đây là cái nhìn hiện thực của Kim Lân).

Đề 2:

Phân tích các nhân vật trong Vợ nhặt để làm nổi rõ giá trị hiện thực và ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm.

1. Nhân vật Tràng:

a) Thân phận: nghèo khổ, xấu trai, dân ngụ cư nên không thể lấy vợ. Do nạn đói năm Ất Dậu mới có "vợ nhặt".

b) Diễn biến tâm trạng:

Lúc đầu chỉ là chuyện tầm phào. Đến khi có vợ lại thấy "chợn". Tràng quên hết những đói khát đang đe doạ, trong lòng đầy những cảm xúc mới mẻ. Có ý thức về trách nhiệm, bổn phận. Kết truyện là tâm trạng hướng về cách mạng.

2. Người đàn bà "Vợ nhặt":

a) Thân phận: lúc mới gặp Tràng, thị chẳng khác gì con ma đói. Cái đói khiến cho thị liều lĩnh bất chấp.

b) Diễn biến tâm trạng: thoạt đầu về xóm ngụ cư trong cảm giác xót xa buồn tủi. Nhưng rồi lại thấy sự yên ấm trong tình thương mến của những người cùng cảnh ngộ. Thị trở thành người đàn bà hiền hậu.

3. Bà cụ Tứ:

a) Thân phận: nghèo khổ một đời, tủi hờn vì không lo được vợ cho con. Con trai có vợ vừa mừng lại vừa tủi, vừa lo.

b) Diễn biến tâm trạng:

Ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ trong nhà. Rồi buồn vui lẫn lộn. Bao trùm tất cả vẫn là lòng th- ương con. Bà luôn nghĩ đến chuyện sung sướng sau này.

Một phần của tài liệu ôn thi văn 12 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w