Sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị

Một phần của tài liệu ôn thi văn 12 (Trang 25)

Nói tới nghệ thuật truyện ngắn, ngời ta thường nhắc tới 3 yếu tố: tình huống cốt truyện, nhân vật, trong đó nhân vật là yếu tố then chốt, là hệ xương sống để vận hành cốt truyện. Đặc biệt là các nhân vật trung tâm, những nhân vật trực tiếp phát ngôn cho tư tưởng của nhà văn. Mị là nhân vật như thế. Tiếp cận tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” qua nhân vật Mị là cách tiếp cận cực kì hiệu quả.

Đoạn trích giảng là phần đầu câu chuyện kể về cuộc đời làm dâu gạt nợ đẫm nước mắt của Mị trong nhà thống lí Patra. Sức trỗi dậy mãnh liệt của lòng yêu đời, ham sống của cô trong một ngày đầu xuân, và hành động cắt dây trói cho A Phủ trong một đêm đông cũng là hành động tự giải phóng chính mình. Tô Hoài vào truyện với những lời kể viết đẹp như thơ, thoảng hương của những câu ca dao mở đầu bằng tiếng “ai về..., : “ai ở xa về, có vào nhà thống lí Pátra thường trông thấy một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rời rượi”. Qua đoạn văn hiện lên thân phận của một con ngời chìm ngập trong công việc và nỗi buồn với một hình ảnh đầy ngụ ý: bên tảng đá cạnh tàu ngựa... chỉ vài nét phác thảo qua ngôn ngữ kể mà chân dung Mị đã hiện lên đầy gợi ám với những chi tiết chứa đầy tín hiệu bão dông: Số phận của con ngời bị đồ vật hóa, công cụ hóa giữa khung cảnh tấp nhập giàu có của nhà thống lý Pá tra, nhiều nơơng, nhiều bạc trắng nhất làng. Cách giới thiệu nhân vật của Tô Hoài đã gợi cho ngời đọc về số phận đau khổ éo le của nhân vật.

Mị về làm dâu nhà thống lý từ bao giờ Mị không nhớ, song những ngơời nghèo ở Hồng Ngài vẫn còn nhớ. Bởi số phận Mị cũng là số phận chung của những ngời dân nghèo trong xã hội cũ, đều mang món nợ truyền kiếp nhơ thứ “tội tổ tông” của người nghèo. Món nợ truyền kiếp từ đời cha mẹ đã buộc Mị phải trả bằng tuổi trẻ, hạnh phúc, tự do của mình. Cuộc đời làm dâu gạt nợ đẫm nước mắt đã c ướp trắng quyền sống, quyền con người, lẽ sống và sức sống của Mị. Không còn nữa cô gái trẻ đẹp, giàu lòng yêu đời, có tài thổi sáo, chỉ còn một “cô Mị lùi lũi như con rùa trong xó cửa”, sống không hiện tại, không tương lai và cả quá khứ, sống mà như đã chết vậy. Là người con gái hiếu thảo, đầy sức sống, xinh đẹp, chăm chỉ lại có tài thổi sáo, Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo, trai làng bao nhiều người mê cô gái nhà nghèo có tài thổi sáo ấy đã đi theo Mị hết núi này sang núi khác, đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” Mị rất xứng đáng được hưởng hạnh phúc và đã từng hồi hộp sung sướng chờ đợi tiếng sáo quen thuộc của người yêu... thế mà trong một đêm mùa xuân như thế, Mị đã bị bắt về làm dâu gạt nợ cho nhà Pátra. Từ đỉnh cao hạnh phúc, bị ném xuống tột cùng tủi nhục, lòng yêu tự do khiến Mị phản kháng quyết liệt: “Hàng mấy tháng ròng, đêm nào Mị cũng khóc”. Mị quyết định quyên sinh để chối bỏ kiếp làm dâu gạt nợ, chối bỏ cuộc sống còn tệ hơn cái chết.

Trong Văn học Việt Nam từng có cô Kiều gieo mình xuống sông Tiền Đường để chối bỏ kiếp đoạn trường, Huệ Chi tìm đến cái chết để thoát khỏi cái chết gả bán... Mị cũng tìm đến cái chết như giải pháp để thoát khỏi cuộc sống tôi đòi nô dịch, không bằng con trâu con ngựa... Đó là hành động quẫy đạp đầy ý thức của một cô gái giàu lòng tự trọng. Đau đớn thay, cô không được sống như một con ng- ười mà đến quyền được chết như một con người cô cũng không có nốt: Cô chết, món nợ vẫn còn. Lời cha nức nở: “Không được đâu con ơi ! Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ...”. Thương cha Mị không đành chết. Mị đành chịu đựng cuộc sống nô lệ, như một con vật để rồi chết dần chết mòn, phải chết như một con vật ở nhà thống lý mà thôi. Những năm tháng trong nhà thống lý Pá tra là một chuỗi dài những cực nhọc ê chề. Sự bóc lột hành hạ của bọn chủ nô đã vắt kiệt sức sống và lòng yêu đời nơi cô gái trẻ: Trái tim căng đầy nhựa sống ngày nào nay trở nên dại tê câm lặng: ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi. Mị tưởng mình là con trâu con ngựa, căn phòng Mị ở như một ngục thất tinh thần. Cái cửa sổ duy nhất thông ra thế giới bên ngoài chỉ bé bằng ban tay, lúc nào trông ra cũng thấy mờ mờ, trăng trắng, không biết là sương hay là nắng, không biết bên ngoài là ngày hay là đêm. Mị tê dại đến mất cả ý niệm về thời gian, tê liệt cả tinh thần phản kháng, không còn nghĩ đến cái chết nữa. Tình trạng tê liệt đó là hậu quả của sự hành hạ về thể xác đày đọa về tinh thần dai dẳng kéo dài...

Nhưng Tô Hoài đã cho ta thấy rằng 1 con người như Mị, sức sống không thể nào mất hẳn. Khổ đau chỉ làm nó tê dại thiếp ngủ đi. Ngọn lửa sống ấy sẽ bừng cháy trở lại trong lòng người thiếu phụ khi có dịp. Ngòi bút Tô Hoài đã gạn chắt đến giọt sống cuối cùng, nhen lên ngọn lửa sống từ hơi ấm sót lại của niềm khao khát hạnh phúc trong lòng người đàn bà tưởng nh đã bị “đồ vật hóa, công cụ hóa” đến tận cùng kia.

2. Sức trỗi dậy mãnh liệt của lòng ham sống yêu đời ở Mị qua 2 đột biến : Đêm tình mùa xuân muốn đi chơi, đêm đông trên núi cao cắt dây trói cho A Phủ và giải thoát chính mình.

Đẩy nhân vật vào tình thế tột cùng khổ nhục là thủ thuật tạo sức nén cho nhân vật trỗi dậy. Mị đã trỗi dậy thật quyết liệt với 2 đột biến lớn: Đêm tình mùa xuân muốn đi chơi và đêm đông trên núi cao cắt dây trói cho A Phủ, tự giải phóng cho chính mình.

a) Đêm tình mùa xuân Mị muốn đi chơi

Ngòi bút Tô Hoài đã công phu chuẩn bị tiền đề cho bước đột biến này bằng những trang văn đẹp nhất thiên truyện: Mùa xuân về trên rẻo cao. Mùa xuân ở đâu và bao giờ cũng khơi gợi trong lòng ng - ười niềm ham sống và vui sống. Hồng Ngài năm đó ăn tết vào đợt rét dữ dội. Những ngọn đồi cỏ gianh vàng ửng quằn quại như những vệt lửa, những đợt gió lồng lộn nơi thung khô. Tín hiệu mùa xuân đã về qua sắc màu rực rỡ của váy áo phơi trên mỏm đá, qua sự chuyển màu của sắc hoa thuốc phiện, qua tiếng cời con trẻ chơi quay đợi tết trước nhà và nhất là tiếng sáo tình da diết bổi hổi vọng lại rủ bạn đi chơi. Mùa xuân hồi sinh vạn vật, cỏ cây bởi sức xuân, mùa xuân hồi sinh tâm hồn con người bằng tình xuân giục giã họ mau yêu, mau sống kẻo thời gian qua đi hoài phí.

Tiếng sáo tình là chi tiết đắt giá. Tiếng sáo tình đầu xuân nhắc Mị nhớ về thời thiếu nữ với những ước mơ đầu đời. Thời khắc để ngọn lửa sống trong lòng Mị bừng lên đã đến: “Ngày tết, Mị cùng uống ruợu như ai”, song cách uống lại chẳng giống ai. “Mị lén lấy hũ ruợu uống ực từng bát rồi say ngồi lịm mặt đi... Đây là tín hiệu đầu tiên cho thấy cô Mị đã không cam chịu, nhẫn nhục nữa. Trong tình trạng bị kích động mạnh bởi hơi men và tiếng sáo, Mị vuợt ra khỏi tâm trạng thờ ơ nguội lạnh lâu nay, sống lại những kỉ niệm đẹp Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước. Vịn vào men rượu và tiếng sáo tình, Mị vượt qua tình trạng sống phí thời gian, trở lại với niềm vui sống trong chốc lát: “Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi...” Giọng trần thuật nửa trực tiếp cho thấy Tô Hoài thực sự hóa thân vào nhân vật, phát hiện ra bi kịch tinh thần của Mị trong xung đột giằng xé giữa hiện tại tăm tối ngột ngạt và quá khứ đẹp đẽ tơi sáng. Chính vì sống với quá khứ quá sâu sắc mà Mị quên hết hiện tại: “Rượu tan từ lúc nào, người về kẻ đi chơi đã vãn cả. Mị không biết. Để rồi khi bừng tỉnh lại sống trong hiện tại, thì Mị rơi vào tâm trạng: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa”. Phản ứng đó không phải là tìm đến cái chết để giải thoát mà để phản kháng lại cuộc sống còn tệ hơn cả cái chết. Nó thể hiện sức trỗi dậy mãnh liệt của lòng ham sống và khát vọng của Mị. Thì ra bên trong con người lầm lũi khốn khổ đó vẫn tiềm tàng một sức sống âm thầm nhưng mãnh liệt. Mị từ từ bước vào buồng, khêu đèn, quấn tóc rút váy hoa, sửa soạn đi chơi, đúng lúc đó A Sử bước vào. Nó lấy thúng dây đay trói đứng Mị nơi cột buồng. A Sử có thể trói Mị giữa ngày xuân, nhưng không thể giam nổi sức sống mùa xuân trong Mị. Những sợi dây đay trói đứng Mị, thít chặt vào cột trong đêm mùa xuân tăm tối ấy chỉ càng dồn tụ thêm nhựa sống mùa xuân để rồi đây Mị bật dậy trong hành động quyết liệt: Đêm đông trên núi cao cắt dây trói cho A Phủ, giải thoát chính mình.

b) Đêm đông trên núi cao Mị cắt dây trói cho A Phủ và tự giải thoát chính mình

Hai con người cùng cảnh ngộ: một người con dâu gạt nợ và một người ở nợ đã đến với nhau trong một cuộc gặp gỡ vừa tình cờ, vừa tất yếu. A Phủ là một chàng trai núi rừng mang trong mình đầy đủ phẩm chất của ngời con trai lý tưởng trong cái câu chuyện dân gian: Một chàng mồ côi nghèo khó, khỏe mạnh can trường nghĩa khí, cũng như Mị, A Phủ tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt. Cuộc đời ở đợ gạt nợ trong nhà Pá tra chỉ có thể tước đoạt quyền sống chứ chưa bao giờ tước đoạt được sức sống trong anh. Chàng trai sinh ra giữa núi rừng Tây Bắc, tâm hồn lồng lộng khát vọng tự do của những cánh rừng đại ngàn. Nếu Mị chỉ có thể quên những sợi đay thít chặt cô lại cột trói khi men rượu nồng nàn, tiếng sáo tình dìu dặt mời gọi để: “Mị vùng bước đi”, thì A Phủ chẳng cần trốn vào men rượu hay tiếng sáo mà căng trần mình ra, lầm lì như đá tảng hứng trọn trận ma roi bão đòn của buổi phạt vạ tàn nhẫn ! Đó là thái độ câm lặng của sự bất tuân phản kháng: không than khóc, van xin. Khi bị trói đứng

ngoài trời suốt mấy ngày đêm băng giá, chàng trai Mèo can đảm không cam chịu: cúi xuống nhay đứt 2 vòng dây mây thít quanh cổ, tìm cách giải thoát, trong mắt anh không chỉ lấp lánh giọt nước mắt mà còn lấp loáng ngọn lửa thù hận. Nhưng dù có can đảm bất khuất đến bao nhiêu, A phủ có lẽ sẽ chết đói chết rét trong dây trói nếu Mỵ không cứu anh.

Cuộc gặp gỡ giữa Mị và A Phủ diễn ra không hề đơn giản giả tạo mà hết sức thuyết phục: Hai người cùng là nạn nhân của gia đình Pá tra cùng bị bố con Pá tra trói đứng, song quan trọng hơn chính là cả 2 đều tiềm tàng sức sống mãnh liệt và khát khao hạnh phúc, khát khao được sống.

Vào cái đêm đau khổ nhất của cuộc đời A Phủ, Mị lại trong trại thái tê dại của tâm hồn, chỉ còn sống âm thầm nh cái bóng, chẳng thiết gì ngoài ngọn lửa và chẳng quan tâm đến ai “A Phủ có là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Một câu văn thật hay, phả vào người đọc cái lạnh lẽo tê buốt của tâm hồn Mị. Mị như đã hóa thạch tâm hồn đến nỗi không còn biết sợ ngay cả A Sử: A Sử đánh ngã Mị ngay xuống cửa bếp, đêm sau cô vẫn lại ra thổi lửa hơ tay. Người đàn bà đó dường nh hoàn toàn vô cảm, xa lạ với mọi thứ trên đời. Viết như vậy thật hay và cũng thật là táo bạo và bản lĩnh, bởi nó được Tô Hoài đặt ngay trước đoạn tả Mị thương xót A Phủ và hành động cứu anh bất chấp đến sự an nguy của riêng mình.

Sự vận động trong tâm lý của Mị bắt đầu bằng một chi tiết tưởng như không đáng kể: Đêm ấy A Phủ khóc: “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống 2 hõm má đã xám đen”, giọt nước mắt kia đã làm tràn cốc tích sầu tụ cực trong Mị, nó đưa Mị từ cõi quên về cõi nhớ: Mị nhớ ra thân phận mình đêm năm trước cũng bị trói đứng thế kia “nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng xuống cổ, không biết lau đi được”. Nhớ ra mình, xót cho mình, lần đầu tiên Mị nhận thức được nguồn gốc cái khổ của mình, của người: “Trời ơi... chúng nó thật độc ác”, sự thương người không thể sinh ra khi sự thương mình còn chưa có. Đúng là từ lúc biết thương mình, trong lòng Mị đã nảy sinh tình thương A Phủ - một người cùng cảnh ngộ: “Có chừng chỉ đêm mai người kia sẽ chết, chết đau, chết đói, chết rét...”. Để từ đó, Mị phẫn nộ: “Ta là thân đàn bà.. người kia việc gì phải chết thế”. A Phủ... lần đầu tiên 2 tiếng A Phủ rung lên trong Mị cho thấy tuy họ cùng thân phận gạt nợ ở trong nhà Pá Tra từ lâu, song dường như đây mới chính là thời điểm họ gặp gỡ (bởi trước đó Mị nh hoàn toàn vô thức) song phải đến khi Mị tự nhủ: giá như phải trói vào cọc thay cho A Phủ, Mị cũng không thấy sợ - Tô Hoài mới thực có cơ sở để Mị cầm dao cắt nút dây mây giải thoát cho A Phủ. Thương người như thể thương thân, đây là qui luật tất yếu của tình cảm chân chính làm nảy sinh hạnh phúc được hi sinh mà đỉnh điểm là thương người hơn cả thương thân.

Thế nhưng, khi A Phủ đã được giải thoát, Mị không hề liệu tính trước bỗng hoảng hốt, đứng lặng trong bóng tối rồi vụt chạy theo đuổi kịp A Phủ. Lần đầu tiên trong thiên truyện ta thấy cô Mị cất tiếng nói (Trong hồi tưởng cô có nói với cha nhưng đó là lúc cô chưa về làm dâu gạt nợ. Suốt thời gian ở nhà Pá tra, Mị như quên đi ngôn ngữ con người, cô như một công cụ lao động biết nói mà không thể nói). Câu nói tròn từ rõ tiếng sau bao năm trời câm nín: “A Phủ cho tôi đi. ở đây thì chết mất” đã thể hiện khát vọng sống mãnh liệt chưa hề lụi tắt hẳn trong lòng người phụ nữ trẻ. Nó tiếp cho Mị sức mạnh để vùng thoát, tự thay đổi số phận của mình.

Mị và A Phủ đã băng qua đêm trường mùa đông tăm tối để đến với bình minh mùa xuân tơi sáng của cuộc đời họ. Từ 2 kẻ trốn chạy cái chết, Mị và A Phủ đã trở thành chủ nhân của cuộc sống cách mạng nơi vùng du kích Phiềng Sa. Sự đổi đời của họ cho thấy con đường sống duy nhất của người dân miền núi trước cách mạng là đến với cách mạng. Đây cũng là ý nghĩa hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

3. Giá trị hiện thực và nhân đạo

Giá trị hiện thực và nhân đạo là yếu tố cơ bản làm nên sức sống của tác phẩm bởi ý nghĩa đích thực của văn chương là phản ánh hiện thực và góp phần nhân đạo hóa con người. Một tác phẩm lớn là tác phẩm có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Vợ chồng A Phủ là tác phẩm như vậy.

Một phần của tài liệu ôn thi văn 12 (Trang 25)