0
Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 29 -29 )

MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

1. Các hình thức huy động vốn trong các NHTM

Thành phố Hà Nội là một trong 2 trung tâm kinh tế lớn nhất và được coi là động lực kinh tế của cả nước. Tại đây có mật độ rất đông các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng rất sôi động. Các tổ chức tín dụng giữ vai trò chủ đạo về huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Trong gần 20 năm đổi mới vừa qua, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã huy động được khối lượng vốn rất lớn đầu tư cho các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động cũng như dư nợ cho vay còn nhiều hạn chế. Đứng trước nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, cho thành phố Hà Nội, đòi hỏi các ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ chức tính dụng (TCTD) khác nói chung phải mở rộng và nâng cao hiệu qủa huy động vốn.

Nhìn lại hoạt động huy động vốn của các NHTM và TCTD trên địa bàn, có một số nhận xét, đánh giá sau đây:

Thứ nhất, quản trị nguồn vốn trong nghiệp vụ tài sản nợ ngày càng có hiệu qủa. Đổi mới đầu tiên dễ nhận thấy nhất, đó là hầu hết các NHTM trên địa bàn thanh phố Hà Nội đều thành lập phòng nguồn vốn, theo đó tại hầu hết các chi nhánh cấp 1 của NHTM cũng có phòng nguồn vốn. Phòng này có chức năng cụ thể của mỗi NHTM có thể không hoàn toàn giống nhau, nhưng nhìn chung là tham mưu, thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh vốn. Công việc kinh doanh vốn thường được xây dựng thành các đề án trước mắt, trung hạn và dài hạn. Đây là bộ phận đưa ra các chiến dịch phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, huy động tiết kiệm của NHTM...; đưa ra các mức lãi suất cụ thể cho từng loại sản phẩm và dịch vụ huy động vốn. Kèm theo đó là các giải pháp về khuyến mại, về marketing, về quảng bá, tiếp thị... trong huy động vốn.

Thứ hai, khoản mục tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi của các tổ chức trong danh mục nguồn vốn của các NHTM được thực hiện một cách bài

bản, có chiến lược rõ ràng và tổ chức chặt chẽ. Biện pháp để thực hiện mục tiêu này là phát triển tài khoản cá nhân, tăng tiện ích dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại cho chủ tài khoản; phát triển dịch vụ thẻ ATM; mở rộng dịch vụ cho trả lương qua hệ thống máy ATM đối với các doanh nghiệp và tổ chức có đông công nhân, đông người lao động... Đồng thời tổ chức tiếp thị tới các đơn vị thường có tiền gửi thanh toán lớn, như: Các chi cục kho bạc cấp huyện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các tổ chức bảo hiểm nhân thọ. Định hướng kinh doanh này một mặt tạo điều kiện cho NHTM thu phí dịch vụ, mặt khác tăng tỷ trọng tiền gửi có lãi suất thấp trong tổng nguồn vốn.

Thứ ba, cạnh tranh sôi động trong lĩnh vực huy động vốn, nhưng các ngân hàng trong nước vẫn chiếm thị phần chủ yếu về vốn huy động.

Vốn huy động từ xã hội luôn luôn chiếm từ 60%-70% tổng nguồn vốn hoạt động của mỗi ngân hàng. Đối với riêng các ngân hàng cổ phần và công ty tài chính cổ phần, nếu kể cả vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu, thì vốn huy động trong xã hội chiếm tới 80-85% tổng nguồn vốn hoạt động. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, thì vốn phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... chiếm từ 42-46%.

Thứ tư, các chi nhánh NHTM, NHTM chủ động hơn về vốn trong cho vay. Các chi nhánh NHTM nhà nước giảm đi sự phụ thuộc vào chỉ tiêu điều hòa vốn, kế hoạch điều chuyển vốn của hội sở chính. Các NHTM khác thường xuyên thiếu vốn cũng giảm bị động về việc vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.

Thứ năm, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng gia tăng. Tuy việc sử dụng vốn trong loại nguồn vốn này không cao và thường biến động, nhưng đây là loại vốn huy động có lãi suát thấp, góp phần làm giảm lãi suất bình quân đầu vào, chi phí huy động vốn thấp.

Nguồn vốn tăng nhanh và dồi dào, có điều kiện để đa dạng hóa danh mục tài sản có, như: Cho vay TCTD khác, đầu tư trên thị trường tiền gửi, đầu tư khác.

Thứ sáu, thúc đẩy sự phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật (trang bị máy móc thiết bị, hệ thống mạng...) và ứng dụng công nghệ kinh doanh hiện đại, là quá trình có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển các

hoạt động dịch vụ ngân hàng; là điều kiện để triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ, và cung ứng các sản phẩm tiện ích cho khách hàng. Tùy theo điều kiện cụ thể, về khả năng tài chính, về các nguồn lực, về mạng lưới hoạt động, mỗi ngân hàng có bước phát triển, đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, đến nay tất cả các TCTD trên địa bàn đều trang bị hệ thống máy tính, liên kết nội bộ, mạng cục bộ ( mạng LAN ), phục vụ cho hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý. Một số TCTD có nhiều chi nhánh hoạt động đã xây dựng và phát triển mạng diện rộng ( mạng WAN ) phục vụ cho hoạt động quản lý và kinh doanh, đồng thời kết nối các mạng cục bộ tại các chi nhánh. Hệ thống máy tính của các TCTD trên địa bàn cũng đã kết nối với hệ thống mạng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thành phố Hồ Chí Minh, nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý của NHNN và của các TCTD trên địa bàn, theo từng chức năng, mục đích quan hệ trao đổi thông tin giữa các NHNN và các TCTD theo quy chế, chế độ thông tin báo cáo 516/NHNN. Đặc biệt để tham gia hiệu qủa vào hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN, thanh toán bù trừ. Hiện nay trên địa bàn đã có 74 TCTD, tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên hàng của NHNN.

Mỗi ngân hàng có giải pháp riêng về ứng dụng và phát triển phần mềm khác nhau. Đánh giá chung nhất, với quá trình ứng dụng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng các TCTD đã mang lại cho khách, nền kinh tế nhiều dịch vụ tiện ích. Nổi bật nhất là các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ liên quan. Trong đó hình thức chuyển tiền điện tử, thanh toán trực tuyến; thanh toán thẻ... là kết quả của quá trình hiện đại hóa hoạt động ngân hàng.

Thứ bảy, phát triển nhiều loại hình dịch vụ mới, cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng và nền kinh tế: Kết quả này được phát triển theo hai hướng, không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ truyền thống như: dịch vụ huy động vốn; dịch vụ kinh doanh ngoại hối và các dịch vụ khác có liên quan. Đồng thời phát triển thêm các hoạt động dịch vụ mới mang đặc điểm của “ngân hàng điện tử” như: Dịch vụ chuyển tiền điện tử; dịch vụ internet banking; phone banking; home banking; dịch vụ thanh toán bằng điện thoại

di động; và dịch vụ tư vấn và đầu tư tài chính và dịch vụ quyền lựa chọn tiền tệ, những dịch vụ này đã và đang được khách hàng quan tâm, sử dụng.

Thứ tám, hoạt động dịch vụ ngân hàng của các TCTD trên địa bàn Thành phố mang lại hiệu qủa kinh tế cao: Hiệu quả hoạt động dịch vụ ngân hàng mang lại cho khách hàng và nền kinh tế là rất lớn, đáp ứng các nhu cầu vốn, về thanh toán, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và nền kinh tế. Đặc biệt hoạt động dịch vụ thanh toán, với khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại cao cho ra nhiều sản phẩm tiện ích, mang lại lợi ích to lớn, nhờ tính nhanh chóng, chính xác, an toàn và bảo mật, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của khách hàng, của nền kinh tế được liên tục và nhanh chóng. mang lại hiệu quả kinh tế rất nhờ tiết giảm chi phí và thời gian thanh toán. Đây là kết quả lớn nhất trong hoạt động dịch vụ thanh toán hiện nay. Có thể nói tất cả các dịch vụ mang đặc tính của ngân hàng điện tử đều liên quan đến chức năng thanh toán. Nổi bật nhất là dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền điện tử; thanh toán trực tuyến, thanh toán liên hàng điện tử... Đây là các dịch vụ đã và đang phát triển rất nhanh, bởi chính hiệu quả mà nó đem lại.

Trong những năm tới, vốn đầu tư cho các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn chủ yếu là từ kênh tín dụng ngân hàng. Vì vậy, đứng trước nhu càu vốn cho thực hiện chiến lược phát triển kinh tế của Thành phố, đòi hỏi các NHTM và TCTD khác trên địa bàn cần thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ về tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động mới, về đổi mới cong tác cán bộ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư hiện đại hóa đồng bộ công nghệ, về đẩy mạnh hoạt động maketing, về nâng cao hiệu qủa chiến lược cạnh tranh... nhằm mở rộng màng lưới, nhất là phát triển chi nhánh tại các nơi có tiềm năng huy động vốn là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, hiệu quả huy động vốn tiền gửi từ các hoạt động dịch vụ ngân hàng tiện ích trong dân cư cũng hết sức cần thiết và quan trọng đối với các NHTM.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NHTM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 29 -29 )

×