Bản kế hoạch hành động

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (Trang 40)

II. Thái độ và kỹ năng làm việc với đối tượng

3. Bản kế hoạch hành động

3.1 Mô tả cách xâydựng kế hoạch.

Trong thời gian thực tập, tôi đã quyết định giúp đỡ chị Q. Qua những buổi gặp mặt và nói chuyện với chị, tôi và chị đều nhận thấy chị rất muốn xin hưởng trợ cấp cho con trai thứ hai, nhưng chị không biết các thủ tục hành chính và chưa nhận được sự giúp đỡ của địa phương. Sau một thời gian tìm hiểu từ phía chị cũng như hàng xóm, tôi đã biết được phần nào mối quan hệ của chị. Tôi đến xin gặp bác tổ trưởng dân phố nơi chị sinh sống và nói chuyện với bác về hoàn cảnh của chị, bác đã đồng ý cùng tôi giúp đỡ chị.

Bản kế hoạch hành động được tôi cùng chị Q lập ra bằng những tông tin tôi đã tổng hợp lại được. Và bản kế hoạch này cũng đã được sự đồng ý của bác tổ trưởng dân phố.

3.2 Xây dựng kế hoạch.

STT Mục tiêu Thời gian

dự kiến Hoạt động Nguồn lực Kết quả dự kiến 1 Chị Q được hưởng chính sách Từ 14/4/2014 đến 07/5/2014 -Cung cấp kiến thức về các thủ tục hành chính. -Cùng chị Q chuẩn bị hồ sơ. - Gặp bác tổ trưởng tổ dân phố nhờ đến sự giúp đỡ của bác. Sinh viên Chị Q Bác tổ trưởng dân phố -Chị Q biết được những thủ tục cần thiết -Chuẩn bị hồ sơ xin hưởng trợ cấp. -Tổ trưởng tổ dân phố đồng ý giúp đỡ chị Q 2 Giảm lo lắng của chị Q về bệnh của con. Từ 10/5/2014 đến 20/5/2014

- Cung cấp thông tin về cách chăm sóc.

- Cung cấp thông tin về các dịch vụ hỗ trợ. - Kết nối chị với các dịch vụ hỗ trợ Sinh viên Chị Q - Chị Q biết thêm thông tin về cách chăm sóc con và biết thêm về các dịch vụ hỗ trợ. 4. Phúc trình. Bước 1: Tiếp nhận ca Bước 2: Thu thập thông tin Phúc trình 1.

Họ và tên thân chủ: H.T.Q Tuổi: 34 tuổi

Thời gian: 14h30’ ngày 29 tháng 3 năm 2014.

Địa điểm: tại nhà chị Q, tổ 7 phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.

Mục đích: Tạo lập mối quan và thu tập thông tin TC

Phúc trình:

Đúng 14h30’ ngày 29/3/2014 tôi có mặt tại nhà chị Q đúng như lịch hẹn với chị. Đây là buổi nói chuyện chính thức đầu tiên của tối với chị Chị rất niềm nở chào đón tôi, chị vẫn nhớ tôi trong khi tôi và chị mới kịp nói chuyện với nhau vẻn vẹn 5 phút trong chuyến đi cơ sở.

Buổi nói chuyện của tôi với chị được bắt đầu từ những câu hỏi thăm về sức khỏe và bản thân để chị không cảm thấy căng thẳng khi nói chuyện với tôi.

- NVXH: Hôm nay chị có khỏe không ạ? - TC: chị khỏe, cám ơn em.

- NVXH: Hì, chị đừng khách sáo với em như vậy. - TC: Ừ. Em học trường nào, chị quên mất rồi.

- NVXH: Em học khoa Công tác Xã hội, trường đại học Lao động Xã hội ạ. - TC: Công tác Xã hội là gì vậy em?

- NVXH: Dạ có thể hiểu đơn giản Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, trợ giúp những người gặp khó khăn hoặc những người yếu thế trong xã hội như người nghèo, người khiết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người cao tuổi…

- TC: Em học có vất vả lắm không?

- NVXH: Học ngành nào cũng có sự vất vả riêng mà chị, theo em chỉ cần cố gắng và tâm huyết thì dù có vất vả mấy cũng thấy vui chị ạ.

(NVXH đã tạo bầu không khí thỏa mái nói những chuyện về sức khỏe và bản thân để thân chủ không cảm thấy căng thẳng khi bắt đầu buổi nói chuyện với một người lạ, NVXH cũng đã sử dụng kỹ năng thuyết trình khi TC hỏi về ngành học của mình).

Khi cảm thấy chị Q đã thật sự thoải mái, tôi mới bắt đầu hỏi chị về chuyện gia đình và cuộc sống của chị. Ban đầu chị còn ngần ngại nói chuyện của chị với tôi, nhưng sau khi nghe tôi nói sẽ giữ kín mọi chuyện thì chị đã chia sẻ về cuộc sống của chị với tôi. Chị sinh ra vốn là con một, bố mẹ chị rất thương chị, dù kinh tế khó khăn bố mẹ chị vẫn cố gắng để chị đi học, năm lên lớp 7, bố chị mất do tai nạn; 2 năm sau

mẹ chị cũng vì quá đau buồn sinh bệnh mà mất. Cuộc sống của chị càng trở nên khó khăn, chị phải tự mình bươn trải để kiếm sống nuôi thân và không còn điều kiện để đi học. Đến năm 22 tuổi chị gặp chồng chị và kết hôn, 2 năm sau chị có người con trai đầu lòng tên là H, cuộc sống tuy không khá giả gì nhưng chị cảm thấy hạnh phúc với gia đình nhỏ bé, 7 năm sau anh chị quyết định sinh them con để H có anh có em, khi chị mang thai T chị bị viêm ruột thừa cấp và phải phẫu thuật, bác sĩ khuyên chị nên bỏ đứa bé vì sử dụng nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến đứa bé sau này; chị không nghe và vẫn quyết định sinh con. Khi T được gần 2 tuổi thì chồng chị mất cũng do tai nạn, chị lại càng thương con hơn khi con mình còn nhỏ đã chịu cảnh mồ côi cha, đến khi T hơn 2 tuổi chị thấy con mình không cười nói như những đứa trẻ khác nên chị đưa T đi kiểm tra và chị phát hiện T bị khuyết tật trí tuệ bẩm sinh. Chia sẻ đến đây, tôi thấy trên gương mặt của chị thoàng buồn, đôi mắt ngẫn lệ. Tôi nắm tay chị và động viên “chị ạ em hiểu chị rất buồn, nhưng chuyện gì đã thuộc về quá khứ thì hãy để nó qua đi, giờ chị mạnh mẽ lên, chị mạnh mẽ vì hiện tại và tương lai, chị đừng để quá khứ ám ảnh và ảnh hưởng đến cuộc sống của chị nữa. Hãy vì H và T cố gắng lên chị”. Chị nắm chặt tay tôi kể tiếp, nỗi đau chồng chất nỗi đau khi ông bà nội T không nhận cháu và đuổi mẹ con chị ra khỏi nhà, chị đành phải thuê một căn nhà nhỏ để chị và các con sống qua ngày, hàng ngày chị làm thuê để tiền nuôi con, hôm nay không có việc nên chị đành ở nhà.

(NVXH đã sử dụng kỹ năng lắng nghe để nghe những tâm sự của chị và kỹ năng thấu cảm khi thấy chị Q buồn động viên chị Q “chị ạ em hiểu chị rất buồn, nhưng chuyện gì đã thuộc về quá khứ thì hãy để nó qua đi, giờ chị mạnh mẽ lên, chị mạnh mẽ vì hiện tại và tương lai, chị đừng để quá khứ ám ảnh và ảnh hưởng đến cuộc sống của chị nữa. Hãy vì H và T cố gắng lên chị”)

Chị còn tâm sự với tôi rất nhiều về cuộc sống của chị từ khi chồng chị mất. Nhiều khi chị khóc nấc lên vì không kiềm chế được cảm xúc của mình, chị nhớ chồng, chị thương các con đang tuổi lớn mà không được đi học. Chị tâm sự nhiều lúc con chị ốm chị chỉ lo con không có tiền mua thuốc mà làm việc nhiều hơn. Chị bắt đầu tâm sự đến các con của chị, H biết hoàn cảnh gia đình nên em rất ngoan, thương mẹ, thương em, H luôn là người trông em cho mẹ đi làm. Khi kể đến T, chị nghẹn ngào không nói thành lời, chị cảm thấy rất hổi hận khi không nghe lời bác sĩ để giờ em khổ như vậy. Tôi nhận ra rằng chị là một người mẹ vĩ đại, chị vừa là người mẹ vừa là người cha chăm sóc cho con với mong muốn con chị có cuộc sống tốt hơn và chị ước con chị có thể đi học. May mắn chị có người con thương mẹ và những người hàng xóm tốt bụng luôn quan tâm giúp đỡ chị.

1. Kết quả đạt được trong buổi phúc trình:

NVXH đã tạo được mối quan hệ với TC là chị Q Biết được một số tâm sự của TC

Thông qua lắng nghe, quan sát nhận thấy TC rất yêu thương con. Tìm hiểu thêm được thông tin của chị Q.

2. Những kỹ năng đã được vận dụng trong buổi phúc trình. Kỹ năng lắng nghe Kỹ năng thuyết trình Kỹ năng quan sát Kỹ năng thấu cảm Kỹ năng tóm lược. 3. Những tồn tại và khó khăn:

Chị Q không thể kiềm chế được cảm xúc của mình. Chưa xác định được vấn đề của chị Q.

Lần đầu tiếp xúc với TC và làm việc thực tế nên chưa có kinh nghiệm trong giao tiếp với TC.

4. Kế hoạch cho buổi gặp sau:

Gặp chị Q và tìm hiểu vấn đề của chị Q.

Bước 3: Xác định vấn đề Phúc trình 2.

Họ và tên thân chủ: H.T.Q Tuổi: 34 tuổi

Thời gian: 20h00’ ngày 31 tháng 3 năm 2014. Địa điểm: tại nhà chị Q

Mục đích: tìm hiểu được vấn đề của chị Q.

Phúc trình:

Chị Q đã gọi điện chủ động hẹn gặp tôi, tôi hơi bất ngờ về điều đó. Hôm nay là buổi gặp mặt thứ 3 giữa tôi và chị, trong buổi gặp mặt trước vì chị quá xúc động mà tôi và chị vẫn chưa tìm ra được vấn đề của chị.

- TC: chị gọi em như thế này có làm phiền em không?

- NVXH: dạ không chị ạ, không phiền gì đâu ạ, em rảnh mà. - TC: chị xin lỗi em về chuyện hôm qua nhé.

- NVXH: dạ không sao đâu chị em có thể hiểu được những gì chị đã trải qua. Em trông chị có vẻ mệt mỏi, chị có chuyện gì có thể kể em nghe được không?

(NVXH đã sử dụng kỹ năng quan sát để nhận thấy sự mệt mỏi của TC, kỹ năng đặt câu hỏi để gợi mở tìm hiểu lý do khiến TC mệt mỏi)

- TC: hôm nay chị lên Ủy ban Nhân dân phường em à. Chị lên hỏi thủ tục để xin hưởng trợ cấp cho thằng T nhà chị, em cũng biết hoàn cảnh của gia đình chị đấy.

- NVXH: vâng.

- TC: chị lên Phường, phường bảo về tổ em à. - NVXH: vậy chị đã hỏi được chưa ạ?

- TC: tổ thì lần trước chị hỏi rồi không có ai biết và bảo chị lên Phường hỏi. - NVXH: ở tổ không có ai tư vấn cho chị sao?

- TC: không em à, đấy em xem như thế này thì chị biết làm sao, chị buồn lắm em à, con thì bị như vậy, gia đình thì khó khăn.

- NVXH: em hiểu là giờ chị đang rất buồn. Nếu chị tin em có thể để em giúp chị được không ạ?

- TC (nhìn tôi với ánh mắt hi vọng): em có thể giúp chị sao?

(NVXH sử dụng kỹ năng thấu cảm để biết về nỗi buồn của TC, kỹ năng đặt câu hỏi để gợi ý muốn giúp TC, kỹ năng quan sát để quan sát ánh mắt của TC)

- NVXH: dạ lúc ở trường em cũng có biết một chút về thủ tục ạ. - TC: vậy em có thể giúp chị được không?

- NVXH: vâng em sẽ cố gắng tìm hiểu giúp chị về các giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ.

Chị Q như vẫn còn điều băn khoăn muốn nói.

- NVXH: Em thấy có vẻ như chị vẫn còn có gì muốn nói, chị nói ra với em được không?

(NVXH đã vận dụng kỹ năng quan sát để nhận thấy sự băn khoăn của TC và kỹ năng đặt câu hỏi gợi mở để TC nói ra suy nghĩ của mình)

-TC: Nói ra thì xấu hổ quá, tuy chị làm mẹ mà chị không biết cách chăm sóc cho T em à.

NVXH: Giờ trên mạng có rất nhiều thông tin về tình trạng của T mà chị. TC: Em có máy tính em giúp chị được không?

NVXH: Dạ vâng, em sẽ cố gắng giúp chị. - TC: Cảm ơn em.

- NVXH: Không có gì đâu mà chị.

Khi tôi nhận lời giúp chị tôi thấy chị thoải mái hơn, chị bảo hôm nay chị sẽ đi ngủ sớm và sẽ ngủ thật ngon nên tôi đã xin phép chị ra về và hẹn chị vào một buổi khác.

Lượng giá.

1. Những kết quả đạt được trong buổi phúc trình: Xác định được vấn đề của chị

Tìm hiểu thêm được thông tin về sự quan tâm của chính quyền địa phương. 2. Những kỹ năng được vận dụng trong buổi phúc trình:

Kỹ năng quan sát Kỹ năng thấu cảm Kỹ năng đặt câu hỏi

3. Những tồn tại và khó khăn

Chị Q là lao động tự do ngày đi làm nên gặp mặt chủ yếu vào buổi tối, thời gian gặp mặt bị hạn chế.

4. Kế hoạch buổi gặp sau:

Gặp bác Lâm Văn Giao, tổ trưởng tổ dân phố nơi chị Q sinh sống.

Phúc trình 3

Họ và tên thân chủ: H.T.Q Tuổi: 34 tuổi.

Thời gian: 8h00’ ngày 4 tháng 4 năm 2014.

Địa điểm: tại nhà bác Lâm Văn Giao tổ trưởng tổ dân phố nơi chị Q sinh sống. Mục đích: Thu thập thông tin thông qua bác Lâm Văn Giao và bác giúp đỡ chị Q

Phúc trình:

Tôi may mắn xin hẹn gặp được Bác Lâm Văn Giao tổ trưởng tổ dân phố 7, phường Sông Hiến, nơi chị Q sinh sống và tôi đã có buổi nói chuyện với bác. Trước đó trong lần đến xin hẹn gặp tôi cũng đã giới thiệu về bản thân mình với bác.

- NVXH: cháu chào bác ạ.

- Bác Giao: ái chà cô cán bộ đến đúng giờ nhỉ.

- NVXH: cháu có phải cán bộ gì đâu bác, cháu chỉ là sinh viên thực tập thôi mà. Bác Giao (nói ân cần): giờ là sinh viên thực tập cũng coi như cán bộ thực tập rồi, tác phong của cháu như vậy là rất tốt. Sau này làm cán bộ chính thức rồi thì chắc chắn dân sẽ được nhờ đây.

- NVXH: hì. Cháu cũng mong được trở thành cán bộ để góp sức xây dựng quê hương bác ạ, Cao Bằng mình còn nghèo lắm.

- Bác Giao: thế cô cán bộ hôm nay đến đây là vì việc công hay việc tư đấy. - NVXH: vì việc công bác ạ.

- Bác Giao: có phải vì việc của mẹ con nhà Q không? - NVXH (ngỡ ngàng): dạ, sao bác biết ạ?

- Bác Giao: bác biết chứ bác thấy cháu gần đây hay qua nhà Q, mà cháu đang thực tập tại Sở LĐTB&XH nên bác cũng đoán được phần nào.

- NVXH: dạ vâng.

- Bác Giao: thế có chuyện gì cháu nói đi.

- NVXH: dạ, hoàn cảnh nhà chị Q như nào chắc bác cùng biết rồi chứ ạ?

- Bác Giao: ừ, bác biết. Gia đình nó khó khăn, tội con bé một mình phải nuôi 2 đứa con.

- NVXH: dạ cháu đang giúp chị Q làm thủ tục xin hưởng trợ cấp cho em T bác ạ. - Bác Giao: cháu làm thế là đúng đấy.

- NVXH: cháu chỉ mong chị ấy bớt khó khăn hơn bác ạ. Bác cho cháu hỏi một câu được không ạ?

- Bác Giao: cháu hỏi đi.

- NVXH: vâng, cháu thấy bác cũng rất quan tâm đến hoàn cảnh chị Q nhưng tại sao tổ dân phố mình không có ai giúp chị Q xin hưởng trợ cấp?

- Bác Giao: không phải không ai muốn giúp, bác rất muốn giúp nhưng khổ nỗi cháu thấy đấy tổ này k có cán bộ về mảng Thương binh xã hội nên cũng không biết giúp đỡ thế nào.

- NVXH: vậy bác đã đi lên Phường hỏi về chuyện này chưa ạ?

- Bác Giao: bác cũng đi rồi, cán bộ trên phường nói về chuẩn bị hồ sơ có xác nhận của tổ dân phố rồi nộp lên họ sẽ xem xét giải quyết. Nhưng khi bác hỏi về hồ sơ như nào thì không trả lời và bảo bận hop.

- NVXH: vậy giờ cháu sẽ giúp chị Q, cháu mong nhận được sự giúp đỡ của bác ạ.

- Bác Giao: nếu giúp được bác sẽ giúp. - NVXH: vâng cháu cám ơn bác ạ.

(NVXH đã sử dụng linh hoạt kỹ năng vấn đáp và kỹ năng đặt câu hỏi khi nói chuyện với bác Giao để làm rõ nguyên nhân tại sao tổ dân phố lại không quan tâm đến gia đình chị Q)

Sau khi được nhận được sự ủng hộ của bác Giao và bác đồng ý giúp đỡ, bác còn

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (Trang 40)