V. Nguồn lực thực hiện
2. Ngân sách từ cộng đồng
Ngoài ngân sách chủ yếu được lấy từ Nhà nước ra Đảng và Nhà nước còn huy động ngân sách từ cộng đồng thông qua các phong trào như kế hoạch nhỏ của học sinh, CBCC ủng hộ 1 ngày lương….
3. Nguồn lực từ gia đình, bản thân đối tương.
Đa số đối tượng đều có hoàn cảnh khó khăn nên nguồn từ gia đình và bản thân đối tượng là rất ít.
Phòng quản lý hồ sơ đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn bao gồm đối tượng trợ giúp thường xuyên và đột xuất bằng hồ sơ, sổ cái hoặc phần mềm vi tính; trực tiếp nhận và quản lý hồ sơ gia đình và cá nhân đang nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi do cấp tỉnh bàn giao.
VI.Những vướng mắc khi thực hiện chính sách.
Hệ thống các văn bản chính sách xã hội trên lĩnh vực ưu đãi xã hội tuy đã được quan tâm xây dựng nhưng vẫn còn một số bất cập.
Về hình thức văn bản, phần lớn các văn bản pháp luật về chính sách xã hội của Nhà nước là những văn bản dưới luật, giá trị pháp lý không cao, cho nên thường phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, do đó mà trở nên chống chéo, mâu thuẫn và chắp vá, rất khó vận dụng.
Bên cạnh đó một số cơ quan cấp ngành rơi vào tình trạng quá tải công việc do thiếu chỉ tiêu biên chế, đội ngũ cán bộ chuyên môn. Mặt khác do thiếu cơ sở vật chất nên cũng chưa thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.Trên thực tế thì một số cơ quan Nhà nước chưa có những hình thức, phương pháp tối ưu trong lĩnh vực hoạt động quản lý để thực hiện chính sách về bảo đảm xã hội, thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước.
Cơ chế quản lý và thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước ta còn lỏng lẻo, phân tán và chưa có các công cụ thực hiện hữu hiệu nên hiệu quả thu được chưa cao. Việc huy động nguồn kinh phí để thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước đã có sự xã hội hoá nhưng chưa thu hút được đông đảo nhân dân tham gia nên nguồn kinh phí vẫn dựa vào ngân sách Nhà nước là chính. (Việc thực hiện giúp đỡ các đối tượng xã hội còn
chương trình quốc gia giúp đỡ các đối tượng xã hội theo hướng giúp họ hoà nhập cộng đồng, không những để duy trì cuộc sống thường nhật mà còn để ổn định, phát triển nữa).
Phần 3: Vận dụng thái độ kỹ năng CTXH trong giao tiếp và trợ giúp đối tượng tại Sở LDTB&XH tỉnh Cao Bằng.
I.Thái độ và kỹ năng giao tiếp với cán bộ cơ sở.
1. Phúc trình 1. Buổi đầu tiên liên hệ thực tập – Gặp cô Nông Thị Duyên Chánh văn phòng Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng.
Theo lịch phân công thực tập cho sinh viên C15 trường Đại học Lao Đông Xã hội là 12 tuần từ ngày 24/3/2014 đến ngày 15/6/2014. Em đã liên hệ về thực tập tại Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng.
Thời gian: 9h00’ ngày 24/3/2014
Địa điểm: tại Văn phòng Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng. Mục đích: Xin được thực tập tại Sở.
Thành phần tham gia: cô Nông Thị Duyên Chánh Văn phòng Sở LĐTB&XH. Sinh viên: Trương Thị Vân Trang.
Sau khi biết được thời gian thực tập và nhận được hướng dẫn của nhà trường, 9h00’ ngày 24/3/2014 tôi đến Sở LĐTB&XH và không quen đem theo giấy giới thiệu của nhà trường để liên hệ thực tập. Sau khi hỏi thăm và xem sơ đồ phòng ban của Sở LDTB&XH tôi đã đến gặp được cô Duyên là Chánh văn phòng Sở. Khi mới bước vào phòng của Cô tôi cảm thấy lo lắng nhưng sau khi được trò chuyên với cô và những kỹ năng được tôi vận dụng vào cuộc trò chuyện thì cảm giác đó của tôi dần biến mất.
- SV: Cháu chào cô ạ, cô cho cháu hỏi cô có phải là cô Duyên Chánh văn phòng Sở không ạ?
- Cô Duyên: Chào cháu, mời cháu ngồi, có việc gì không cháu?
- SV: Dạ cháu là Trương Thị Vân Trang sinh viên trường Đại Học Lao động Xã hội, cháu đến để liên hệ thực tập ạ.
- Cô Duyên: Cháu có giấy giới thiệu của trường không? - SV: Dạ cháu có, cháu gửi cô.
Sau khi đọc kỹ tờ giấy giới thiệu cô quay sang hỏi tôi
Tôi lo lắng và bối rối không biết vào phòng nào để thực tập vì trước khi đi liên hệ tôi không tìm hiểu trước chuyện này. Dường như cô Duyên đã nhận ra sự bối rối của tôi cô liền hỏi.
- Cô Duyên: cháu muốn tìm hiểu về đề tài gì?
- SV: (Tôi cười một cái cảm thấy đỡ lo lắng hơn): dạ cháu tìm hiểu về các chính sách trợ giúp xã hội ạ.
- Cô Duyên: (mỉm cười) vậy cháu vào phòng Bảo trợ Xã hội để thực tập. Nhưng không may cho cháu là cô Xuyến trưởng phòng đi công tác chưa về.
- SV: (tôi băn khoăn) vậy cô có thể cho cháu biết cô Xuyến khi nào về được không? (kỹ năng đặt câu hỏi)
- Cô Duyên: Cô Xuyến ngày kia mới về. Chiều ngày kia cháu có thể quay lại. - SV: Dạ, vâng.
Cô thấy tôi lo lắng cô bảo tôi ngồi đợi cô chút, cô đi gọi điện thoại. Kết thúc cuộc điện thoại cô báo tin mừng cho tôi, thì ra cô gọi điện cho cô Xuyên Trường phòng Bảo trợ xã hội và cô Xuyến đã đồng ý để tôi đến thực tập. Tôi rất vui và không còn chút lo lắng nào nữa.
Không muốn bỏ lỡ mất buổi nói chuyện với tôi, cô duyên lại bắt chuyện cô hỏi về gia đình, nhà cửa, công việc học hành của tôi ở trường, và cô giới thiệu về phòng Bảo trợ xã hội, cô chia sẻ những kinh nghiệm, những khó khăn mà tôi có thể gặp phải trong thời gian thực tập tôi cảm thấy cô rất dễ gần và còn một điều nữa là cô rất tâm huyết với nghề. Sau hơn 1 giờ đồng hồ trò chuyện, tôi đã được đồng ý đến thực tập tại cơ quan, cô hẹn tôi 14h00’ ngày 26/3/2014 đến gặp cô để cô dẫn xuống phòng Bảo trợ Xã hội để bắt đầu công việc, cô còn không quên dặn tôi về tác phong và giờ đi làm. Như vậy tôi đã ra về với sự phần khởi và không quên gửi lời cảm ơn đến cô.
Lượng giá: Sau buổi gặp gỡ, trò chuyện với cô Duyên, tuy cô Trường phòng Bảo trợ xã hội đi vắng nhưng tôi đã đạt được mục tiêu của mình là được cho phép thực tập tại phòng Bảo trợ xã hội.
Trong buổi nói chuyện tôi đã vận dụng được các kỹ năng như kỹ năng lắng nghe khi cô chia sẻ về những kinh nghiệm của cô, kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng vấn đáp. Tuy chưa vận dụng được linh hoạt và nhiều kỹ năng nhưng tôi tự nhủ sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt thời gian thực tập của mình tại Sở LĐTB&XH.
Địa điểm: Phòng Bảo trợ xã hội.
Mục đích: giới thiệu về bản thân, làm quen với công việc và các chuyên viên phòng Bảo trợ xã hội.
Thành phần tham gia: cô Hoàng Thị Xuyến – Trưởng phòng Bảo trợ xã hội. Chuyên viên phòng Bảo trợ xã hội và sinh viên.
Theo như lịch hẹn, đúng 14h00’ ngày 26/3/2014 tôi có mặt tại Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng. Tôi gặp cô Duyên và cô đã đưa tôi xuống gặp cô Hoàng Thị Xuyến Trưởng phòng Bảo trợ xã hội. Trong đầu tôi luôn hình dung Trưởng phòng là người rất khó tính nhưng Cô Xuyến với gương mặt phúc hậu hỏi chuyên tôi rất ân cần làm tôi xua tan hết căng thẳng sau đó cô dẫn tôi sang bên phòng làm việc để gặp và làm quen với các anh chị chuyên viên.
- Cô Xuyến: mọi người, đây là Trang sinh viên đến thực tập tại phòng mình.
- SV: Em chào mọi người, em tên là Trang sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội, em rất vui khi được thực tập tại phòng mình, em còn nhiều điều chưa biết mong mọi người hướng dẫn cho em.
- Cô Xuyến: (ân cần) cháu đừng lo trong quá trình thực tập có gì không biết cháu cứ hỏi các anh chị ở đây, cần tài liệu gì cháu cứ bảo các anh chị, mọi người tự làm quen đi nhé cô bận chút việc.
- SV: dạ vâng, cháu cảm ơn cô.
Sau khi cô Xuyến rời khỏi phòng làm việc cuộc nói chuyện như rôm rả hơn.
- Chị Hằng: (chuyên viên của phòng và là người đầu tiên bắt chuyện với tôi) chào em, chị là Hằng chỗ này sẽ là bàn làm việc của em trong thời gian thực tập tại đây (chị Hằng chỉ vào chiếc bàn còn trống, tôi rất vui khi mình cũng có một bàn làm việc riêng như mọi người). Giới thiệu với em, đây là cô Dung – Phó phòng; kia là chị Bằng người trẻ nhất phòng cũng học trường Đại học Lao động xã hội (vừa nói chị vừa quay mặt sang phía người đó để giới thiệu với tôi). Còn người đẹp trai nhất phòng tên là Huy nhưng hôm nay anh ấy đi công tác rồi em ạ (chị cười hóm hỉnh). (Kỹ năng lắng nghe)
- SV: Dạ, Vâng ạ.
- Chị Bằng: Em học khoa Công tác à, chị ngày xưa học Đ1 đấy. Giờ em học có khó không. Có gì không hiểu em cứ hỏi chị.
- SV: Dạ em học cũng không khó lắm đâu, chỉ cần chăm chỉ và cố gắng thôi chị ạ, nhưng em vẫn lười học lắm, em không có nhiều cơ hội và cũng chưa biết vận dụng kiến
- Chị Bằng: Không sao em à, dần dần sẽ quen và biết cách thôi ngày xưa chị cũng vậy.
- Cô Dung – Phó phòng: Tài liệu nếu cháu cần cháu có thể lấy ở chỗ cô, nếu muốn cháu có thể ở nhà để nghiên cứu cũng được.
- SV: Dạ, cháu nghĩ đây là cơ hội rất tốt để cháu có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng cháu đã học được vào thực tế, và đây cũng là cơ hội để cháu hoàn thiện bản thân mình hơn cô ạ. (kỹ năng thuyết trình)
- Cô Dung: Vậy có nhiều việc cô không ngại đâu nhé.
- SV: Dạ vâng, có việc gì cô cứ hướng dẫn cháu làm, cháu sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành công việc được giao ạ.
Vậy là cuộc nói chuyện làm quen đã kết thúc mọi người nhanh chóng quay về với công việc và tôi cũng được hướng dẫn làm quen với công việc mới
Có vẻ như tôi rất may mắn khi nhận sự tin tưởng của mọi người. Đây sẽ là thời gian để tôi trải nghiệm bản thân. Chắc chắn tiếp xúc với công việc mới sẽ rất bỡ ngỡ nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành công việc và để xứng đáng với sự tin tưởng của mọi người giành cho tôi.
Lượng giá: Sau buổi làm việc đầu tiên của mình, tôi đã làm quen được với mọi người trong phòng Bảo trợ xã hội và tôi cũng đã bắt đầu được làm quen với công việc như một nhân viên ở văn phòng. Trong buổi làm việc đầu tiên, tôi đã vận dụng được kỹ năng vấn đáp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đặt câu hỏi và kỹ năng thuyết trình một cách linh hoạt hơn.
II. Thái độ và kỹ năng làm việc với đối tượng.
“Công tác xã hội cá nhân với phụ nữ đơn thân nuôi con tại, Phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng”
Trong thời gian thực tập tại Sở LĐTB&XH tỉnh Cao Bằng, với những chuyến đi thực tế tại cơ sở cùng với các anh chị chuyên viên phòng Bảo trợ xã hội, tôi đã gặp được chị Q. Chị Q sống cùng với 2 người con trai trong căn nhà nhỏ tại phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng. Chồng chị đã mất cách đây 2 năm, khi tôi gặp chị, chị đang rất lo lắng vì người con trai thứ 2 của chị không may bị khuyết tật trí tuệ và chưa được hưởng trợ cấp, kinh tế gia đình lại khó khăn. Thấy hoàn cảnh của một người phụ nữ đơn thân nuôi con như chị tôi đã quyết định giúp đỡ chị và chọn chị là thân chủ cho phần Công tác xã hội cá nhân của mình.
1. Mô tả hoàn cảnh và vấn đề của thân chủ.
Chị H.T.Q, sinh năm 1980, vì bố mẹ mất sớm nên chị không có điều kiện đi học. Năm 2003 chị lập gia đình và có 2 người con trai; con trai lớn của chị tên là H năm nay 10 tuổi vì hoàn cảnh gia đình nên H phải nghỉ học ở nhà phụ giúp chị trông em; con trai thứ hai của chị tên là T năm nay 3 tuổi, nhưng không may mắn như những đứa trẻ khác T bị khuyết tật trí tuệ bẩm sinh; chồng chị mất do tai nạn cách đây 2 năm. Từ khi chồng chị mất chị bị bố mẹ chồng hắt hủi và chị phải chuyển ra ngoài ở riêng. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, chị lại chịu thương chịu khó nên xóm làng ai cũng quý chị. Hiện giờ chị và 2 người con trai đang sống trong căn nhà nhỏ ở phường Sông Hiến, Thành phố Cao Bằng. Một mình nuôi 2 người con, chị không có việc làm ổn định nên kinh tế gia đình rất khó khăn, nhiều khi chị rơi vào bế tắc nhưng vì thương con nên chị cố gắng. Con trai thứ hai của chị đã được 3 tuổi và bị khuyết tật trí tuệ, mặc dù rất muốn xin hưởng trợ cấp cho con nhưng vì chị thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về những thủ tục hành chính mà chính quyền địa phương lại không quan tâm đến hoàn cảnh của chị nên đến hiện giờ con chị vẫn chưa được hưởng trợ cấp.
2. Các công cụ sử dụng trong làm việc với thân chủ.
2.1 Cây vấn đề:
Nhận xét:
Cây vấn đề được dùng để mô hình hóa vấn đề của thân chủ. Cây vấn đề cho thấy vấn đề cốt lõi của TC nằm ở tầng thứ nhất. Vấn đề cốt lõi của TC ở đây chính là TC lo lắng về con trai thứ hai của mình bị khuyết tật trí tuệ bẩm sinh.
Tầng thứ 2 là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vấn đề của TC. Nhìn vào Cây vấn đề có thể thấy nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vấn đề của TC có 02 nguyên nhân:
Nguyên nhân trực tiếp thứ nhất: T là con trai thứ hai của TC, T bị khuyết tật trí tuệ bẩm sinh mà trong khi đó đến giờ T vẫn chưa được hưởng trợ cấp chính sách.
Nguyên nhân trực tiếp thứ hai: chị Q lo lắng về bệnh tật của con mình.
Tầng thứ 3 là nguyên nhân gián tiếp: chị T thiếu kiến thức về các thủ tục hành chính, chính quyền địa phương chưa quan tâm đến hoàn cảnh gia đình chị, chị chưa biết cách chăm sóc con trai mình và không có thông tin về các dịch vụ hỗ trợ
Từ việc xác định được nguyên nhân có thể thông qua đó tìm được hướng giải quyết vấn đề của TC. (Hướng giải quyết vấn đề của TC sẽ được thể hiện tại Bảng kế hoạch.) Không được trợ cấp chính sách Lo lắng về bệnh của con Chính quyền địa phương chưa quan tâm Thiếu thông tin về các dịch vụ hỗ trợ Không biết cách chăm sóc Thiếu kiến thức về thủ tục hành chính Chị Q lo lắng về con trai bị khuyết tật bẩm sinh
2.2. Sơ đồ phả hệ.
Chú thích:
Nam Nam đã chết
Nữ Nữ đã chết
Đã kết hôn Quan hệ xa cách
Quan hệ thân thiết
Nhận xét:
Qua sơ đồ phả hệ ta thấy bố mẹ chị Q đã mất từ lâu, chị có mối quan hệ xa cách với bố mẹ chồng vì chồng chị đã mất cách đây 2 năm và chị bị bố mẹ chồng hắt hủi. Chị Q và các con sống rất hòa thuận, chị thương các con vì bố mất sớm hoàn cảnh gia đình lại khó khăn nên H không được đi học và T bị khuyết tật trí tuệ bẩm sinh. H cũng biết hoàn cảnh của mình nên thường xuyên giúp mẹ làm việc nhà và giúp mẹ trông em.
Chị Q
H T
Bố
2.3 Sơ đồ sinh thái
Chú thích:
Quan hệ hai chiều Quan hệ xa cách