Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ngành in

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu ngành in SIC (Trang 44)

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là chuyên cung cấp vật tư, thiết bị, phụ tùng ngành in và bao bì, phục vụ thị trường nội địa và một phần được xuất khẩu cho một số nước Châu Á, với mong muốn được khẳng định tên tuổi và vị thế trên thị trường nên chính vì thế chất lượng sản phẩm là tiêu chí hàng đầu của công ty. Ngay từ khi tuyển chọn nguyên liệu đầu vào, công ty đều nhập và chọn lọc kĩ càng từ các nhà cung ứng uy tín. Mọi công đoạn đều chịu sự giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện những sai sót trong khâu vận hành và sản xuất.

Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất kinh doanh chung

35

Bƣớc 1: Tổng hợp các đơn hàng

Đội ngũ kinh doanh của Phòng Kinh doanh sẽ tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của thị trường để tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tiếp xúc và giới thiệu cho họ biết về sản phẩm của công ty và các chế độ với khách hàng, từ đó thuyết phục để biến khách hàng tiềm năng trở thành những khách hàng thực sự. Sau đó, chuyển tất cả các đơn hàng xuống cho Phòng Kĩ thuật.

Bƣớc 2: Nhập các NVL để sản xuất

Sau khi các đơn hàng được chuyển xuống, phòng Kĩ thuật sẽ tiến hành tìm hiểu các nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng, giá thành hợp lý để kí hợp đồng với nhà cung cấp.

Tiếp theo, khi NVL được chuyển xuống, nhân viên bộ phận kĩ thuật có trách nhiệm kiểm tra chất lượng, số lượng để tiến hành nhập kho sản xuất.

Cuối cùng, tính toán chi tiết số lượng các loại NVL chuẩn bị sản xuất để tiến hành lập phiếu và thanh toán tiền NVL.

Bƣớc 3: Tiến hành sản xuất theo quy trình

Tùy theo từng loại sản phẩm mà bố trí nhân công, máy móc sản xuất theo quy trình và dây chuyền khác nhau dưới sự chỉ đạo của phòng Kĩ thuật.

Bƣớc 4: Nghiệm thu thành phẩm

Sản phẩm, sau khi hoàn tất mỗi công đoạn, phải được lấy mẫu xét nghiệm để kiểm định. Nếu phát hiện ra lỗi sai sót thì lập tức báo cáo, chỉnh sửa hoặc hủy một phần hoặc toàn bộ (tùy theo mức độ) để kịp thời bổ sung phần khuyết của đơn hàng, đảm bảo giao hàng đúng hạn cho khách.

Sản phẩm được nghiệm thu phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng theo quy định hoặc yêu cầu riêng của khách hàng.

Bƣớc 5: Xuất kho và cung ứng

Các sản phẩm đúng tiêu chuẩn sẽ được tiến hành xuất kho, giao cho khách hàng như theo đơn hàng đã kí kết. Phòng Kế toán tiến hành lập các chứng từ, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, hóa đơn…. để lưu trữ.

Hoạt động của các doanh nghiệp nói chung đều nhằm hướng đến mục tiêu lợi nhuận và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ngành in SIC cũng không nằm ngoài mục tiêu đó, với nhiệm vụ chính trong kinh doanh là tạo ra lợi nhuận ngoài ra công ty còn mang trong mình nhiệm vụ xã hội đó là: Đảm bảo công việc làm ăn lâu dài cho lao động, đảm bảo quyền và lợi ích cho họ đồng thời đóng góp vào sự thịnh vượng chung của toàn xã hội, giúp đỡ người nghèo, làm từ thiện, nâng cao phúc lợi xã hội cho người lao động, cung cấp những sản phẩm hàng hóa dịch vụ với chất lượng tốt nhất, đáp ứng

nhu cầu của xã hội. Tất cả những nhiệm vụ trên đều được công ty đã và đang thực hiện rất tốt. Không chỉ có vậy, công ty còn thực hiện tốt các nhiệm vụ đối với Nhà Nước khi nghiêm chỉnh chấp hành việc kê khai và đóng thuế đầy đủ theo quy định của Nhà Nước. Đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty.

2.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ngành in SIC giai đoạn 2011-2013

2.2.1. Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của Công ty cổ phần xuất nhập

khẩu ngành in SIC giai đoạn 2011-2013

Tình hình hoạt động của một Công ty được thể hiện rõ nhất trong hệ thống bảng khai, sổ sách và báo cáo tài chính của nó. Đặc biệt, qua các báo cáo tài chính, những người quan tâm (như nhà đầu tư hay nhà quản lý) có thể dễ dàng tìm thấy được những thông tin tài chính quan trọng bên trong doanh nghiệp. Để thuận lợi cho quá trình phân tích, trong khóa luận công ty cổ phần xuất nhập khẩu ngành in SIC được hiểu là công ty.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được phản ánh thông qua báo cáo tài chính năm 2011-2013 và được phân tích cụ thể như sau:

37

Bảng 2.3. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần XNK ngành in SIC

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013-2012 Tuyệt đối Tƣơng Chênh lệch 2012-2011 đối (%)

Tuyệt đối Tƣơng đối (%) DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 183.781.083.768 151.625.539.939 131.311.181.081 32.155.543.829 21,21 20.314.358.858 15,47 DTT về bán hàng và cung cấp DV 183.781.083.768 151.625.539.939 131.311.181.081 32.155.543.829 21,21 20.314.358.858 15,47 Giá vốn hàng bán 166.996.127.206 137.003.193.410 118.624.090.075 29.992.933.796 21,89 18.379.103.335 15,49 LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 16.784.956.562 14.622.346.529 12.687.091.006 2.162.610.033 14,79 1.935.255.523 15,25 DT hoạt động TC 22.126.197 28.572.818 38.692.424 (6.446.621) (22,56) (10.119.606) (26,15) Chi phí tài chính 4.135.882.277 4.053.448.360 5.306.007.826 82.433.917 2,03 (1.252.559.466) (23,61) -Chi phí lãi vay 3.301.623.759 3.751.107.410 3.298.025.342 (449.483.651) (11,98) 453.082.068 13,74 Chi phí quản lý

kinh doanh 11.646.997.838 8.617.694.472 6.942.344.312 3.029.303.366 35,15 1.675.350.160 24,13

Lợi nhuận thuần

từ hoạt động KD 1.024.202.644 1.979.776.515 477.431.292 (955.573.871) (48,27) 1.502.345.223 314,67 Thu nhập khác 0 39.179.360 10.991.654 (39.179.360) (100) 28.187.706 256,45 Chi phí khác 0 237.235.273 52.826.099 (237.235.273) (100) 185.409.174 357,75 Lợi nhuận khác 0 (198.055.913) (40.834.445) 198.055.913 (100) (157.221.468) 385,02 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 1.024.202.644 1.781.720.602 436.596.847 (757.517.958) (42,52) 1.345.123.755 308,09 Chi phí TTNDN 256.050.661 331.800.930 76.404.448 (55.750.269) (17,88) 235.396.482 308,09

Lợi nhuận sau

TTNDN 768.151.983 1.469.919.672 360.192.399 (701.767.689) (47,74) 1.109.727.273 308,09

Biểu đồ 2.4. Mức biến động doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của công ty

Đơn vị: đồng

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo kết quả kinh doanh 2011-2013)

Nhận xét

Sau khi xem xét bảng kết quả kinh doanh của 3 năm 2011, 2012 và 2013, ta có thể nhận thấy rằng doanh thu và lợi nhuận của công ty đã có sự biến động trong 3 năm vừa qua. Cụ thể như sau:

Về tình hình doanh thu:

Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty có sự gia tăng liên tục trong 3 năm qua. Năm 2013 là 183.781.083.768 đồng, tăng 32.155.543.829 đồng tương ứng với 21,21% so với năm 2012. Năm 2012 là 151.625.539.939 đồng tăng 20.314.358.858 đồng so với năm 2011. Ta có thể thấy rằng đây là sự tăng trưởng hết sức mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, cho thấy công ty đã thành công trong việc đưa ra nhiều chủng loại hàng hóa, cải tiến kĩ thuật và mở rộng thị trường. Bên cạnh đó, công ty còn áp dụng nhiều chính sách ưu đãi như: nới lỏng tín dụng cho khách hàng, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán…rất hiệu quả, thu hút thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Một số khách hàng lớn của Công ty: Công ty Cổ phần Á Châu, Công ty Cổ phần Bao bì & In Nông nghiệp, Công ty Cổ phần Bao bì & XNK Hà Nội (P.J.Co), Công ty Cổ phần Quảng cáo Đông Nam Á…

Các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0, điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện rất tốt các hợp đồng ký kết với khách hàng nên không phải chịu những khoản chi phí

183,781,083,768 151,625,539,939 131,311,181,081 166,996,127,206 137,003,193,410 118,624,090,075 0 20,000,000,000 40,000,000,000 60,000,000,000 80,000,000,000 100,000,000,000 120,000,000,000 140,000,000,000 160,000,000,000 180,000,000,000 200,000,000,000

Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán

39

tăng thêm trong quá trình vận chuyển, sử dụng hay việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng tốt nên không có tình trạng giảm giá, khuyến mại. Việc giữ các khoản giảm trừ doanh thu bằng 0 còn có ý nghĩa là tăng doanh thu sẽ tăng được doanh thu thuần.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là 183.781.083.768 đồng tăng 32.155.543.829 đồng tương ứng với 21,21% so với năm 2012. Năm 2012 là 151.625.539.939 đồng tăng 20.314.358.858 đồng tương ứng 15,47 % so với năm 2011. Do công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chính bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Việc tăng doanh thu thuần là một tín hiệu tốt. Công ty cần phát huy và đẩy mạnh hơn nữa ngành nghề chính và các ngành nghề mở rộng để từ đó có thể tăng nhanh được doanh thu thuần nói chung và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng.

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, chiết khấu thanh toán mua hàng được hưởng. Chỉ tiêu này trong 3 năm liên tục giảm. Từ mốc 38.692.424 đồng năm 2011 giảm xuống còn 28.572.818 đồng tương ứng với giảm 26,15% vào năm 2012. Đến năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính là 22.126.197 đồng giảm 6.446.621 đồng so với năm 2012.

Về tình hình chi phí:

Giá vốn hàng bán là một khoản chi phí lớn nhất của mỗi doanh nghiệp. Nó tác động trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp khiến mức doanh thu đạt được và lợi nhuận chênh lệch nhau tương đối lớn. Giá vốn hàng bán biến động cùng chiều với sự biến động của doanh thu qua các năm. Năm 2013, giá vốn hàng bán của công ty tăng 21,89% so với năm 2012 và năm 2012 tăng 15,49% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự gia tăng trên chủ yếu là bởi sự biến động của NVL đầu vào trên thị trường khiến giá NVL bị đẩy lên cao và không ổn định. Cộng với việc số lượng các đơn hàng tăng lên nên công ty cần số lượng NVL nhiều hơn để đáp ứng đủ cho khách hàng.

Chi phí tài chính bao gồm các khoản như chi phí lãi vay, lỗ bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái, lỗ trong việc đầu tư chứng khoán… Các khoản chi phí tài chính của công ty trong các năm chủ yếu là chi phí lãi. Chi phí tài chính của Công ty trong 3 năm có những biến động không giống nhau. Năm 2012 là 4.053.448.360 đồng giảm 23,61% so với năm 2011. Năm 2013 chi phí tài chính của công ty là 4.135.882.277 đồng tăng 82.433.917 đồng tương ứng 2,03% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng này là do các khoản lỗ đầu tư tăng.

Trái ngược với chi phí tài chính, chi phí lãi vay năm 2012 lại tăng 453.082.068 đồng tương ứng 13,74% so với năm 2011. Do tình hình sản xuất có biến động nên công ty cần thêm một khoản vay tài chính để kịp thời sản xuất dẫn đến chi phí lãi vay

tăng. Tuy chưa phải là con số lớn nhưng công ty vẫn cần cân nhắc việc dự trữ các công cụ thanh toán ngắn hạn, tránh trường hợp phải vay ngoài. Năm 2013 chi phí lãi vay giảm 449.483.651 đồng tương ứng 11,98% so với năm 2012. Lãi vay giảm là do số tiền vay ngân hàng giảm. Cộng thêm chính sách giảm lãi suất của Nhà nước (giảm từ 3-5%) cũng góp phần giảm chi phí lãi vay xuống còn 3.301.623.759 đồng. Trong thời gian tới, Công ty nên có các chính sách quản lý các khoản vốn huy động để tiếp tục làm giảm các khoản chi phí lãi vay từ đó làm giảm tổng chi phí, tăng lợi nhuận của Công ty.

Chi phí quản lý kinh doanh của Công ty tăng dần qua các năm. Năm 2011 là 6.942.344.312 đồng, năm 2012 tăng đến mức 8.617.694.472 đồng, và đến năm 2013 tiếp tục tăng đến 11.646.997.838 đồng. Nguyên nhân dẫn đến chi phí quản lí kinh doanh tăng là do sự mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty. Và trong năm nay đội ngũ cán bộ quản lí của Công ty cũng đã nhiều hơn để có thể đáp ứng nhu cầu quản lí gia tăng khi quy mô mở rộng. Đồng thời các chi phí điện nước, các khoản lương cũng đã tăng lên. Nguyên nhân thứ hai là do lạm phát tăng cao, một số khoản chi phí dịch vụ mua ngoài khác cũng tăng từ đó làm tăng chi phí quản lí kinh doanh của Công ty. Do vậy Công ty phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý chi phí để cải thiện tình hình lợi nhuận của Công ty.

Về tình hình lợi nhuận:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty có những biến động bất thường. Chỉ tiêu này tăng mạnh từ 477.431.292 đồng vào năm 2011 lên 1.979.776.514 đồng vào năm 2012 tương ứng 314,67%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng là do doanh thu thuần tăng và chi phí tài chính giảm mạnh. Nhưng đến năm 2013 lợi nhuận thuần lại giảm 48,27% so với năm 2012 xuống còn 1.024.202.644 đồng. Nguyên nhân của sự giảm này là do mức tăng của chi phí lớn hơn mức tăng của doanh thu thuần.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: Năm 2012 lợi nhuận sau thuế tăng 308,09% so với năm 2011. Nguyên nhân lợi nhuận sau thuế thu nhập của công ty tăng lên là do công ty mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời các sản phẩm của công ty được khách hàng đón nhận nhiều hơn do chất lượng sản phẩm tốt, thái độ bán hàng, phục vụ nhiệt tình, đồng thời công ty cũng kiểm soát quản lý được các khoản chi phí (cụ thể chi phí tài chính giảm 23,61%). Năm 2013 lợi nhuận sau thuế giảm 47,74% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán (21,89%) lớn hơn so với tỷ lệ tăng của doanh thu (21,21%) đồng thời chi phí quản lý năm 2013 tăng cao 35,15% cũng làm cho lợi nhuận giảm. Một nguyên nhân khác là do trong năm 2011- 2012 mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ lần lượt là 18%, 19% nhưng đến

41

năm 2013 mức thuế suất tăng lên 25%, điều này cũng là góp phần khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm.

Qua xem xét các chỉ tiêu cơ bản hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011-2013 cho thấy, công ty hoạt động có hiệu quả qua các năm, ban lãnh đạo công ty đã có nhiều hoạt động mở rộng kinh doanh, mở rộng vốn đầu tư vào tài sản, chú trọng trong công tác quản lý chi phí để mức tăng của doanh thu thuần lớn hơn so với mức tăng của các khoản chi phí từ đó đẩy mạnh giá trị lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt, vấp phải không ít khó khăn, nhưng tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty cổ phần XNK ngành in SIC vẫn đang không ngừng cố gắng, phấn đấu đưa Công ty ra khỏi khó khăn, sản xuất kinh doanh có lãi.

2.2.2. Tình hình tài sản – nguồn vốn của công ty cổ phần XNK ngành in SIC

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của Công ty tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý. Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có theo cơ cấu tài sản - nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành của các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty. Trên cơ sở đó, có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh. Dưới đây là tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty trong ba năm 2011, 2012 và năm 2013.

42

Bảng 2.5. Tình hình tài sản và cơ cấu tài sản giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2013-2012 Chênh lệch 2012-2011 Tuyệt đối Tƣơng

đối Tuyệt đối

Tƣơng đối TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn 64.708.448.358 48.966.318.718 44.015.312.084 15.742.129.640 32,15 4.951.006.634 11,25 Tài sản dài hạn 6.839.652.081 3.956.603.347 4.648.682.861 2.883.048.734 72,87 (692.079.514) (14,89) TỔNG CỘNG TÀI SẢN 71.548.100.466 52.922.922.065 48.663.994.945 18.625.178.401 35,19 4.258.927.120 8,75 NGUỒN VỐN Nợ phải trả 66.969.399.280 49.123.118.320 46.334.109.872 17.846.280.960 36,33 2.789.008.448 6,02 Nợ ngắn hạn 65.469.399.280 46.720.118.320 42.631.109.872 18.749.280.960 40,13 4.089.008.448 9,59 Nợ dài hạn 1.500.000.000 2.403.000.000 3.703.000.000 (903.000.000) (37,58) (1.300.000.000) (35,11) Vốn chủ sở hữu 4.578.701.186 3.799.803.745 2.329.885.073 778.897.441 20,05 1.469.918.672 63,09 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 71.548.100.466 52.922.922.065 48.663.994.945 18.625.178.401 35,19 4.258.927.120 8,75

43

Qua bảng cân đối kế toán ta có thể nhận thấy tài sản và nguồn vốn của công ty cổ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu ngành in SIC (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)