Trong phần này của đồ án sẽ trình bày tóm tắt về quá trình cài đặt triển khai OpenStack trong phòng thí nghiệm.
Quá trình cài đặt triển khai OpenStack (phiên bản Icehouse) được thực hiện trên phần mềm VMWare Workstation 10, sử dụng hệ điều hành Ubuntu 14.04 Server với 3 node là Controller Node, Network Node, Compute Node.
Cấu hình các máy:
Controller Node: Cấu hình tối thiểu HDD 20GB trở lên, RAM 2GB trở lên, CPU 02 nhân (có tích vào các chế độ ảo hóa), NIC 02 NICs (eth0 - chế độ vmnet2–Hostonly) (eth1 – chế độ brige).
Network Node: Cấu hình tối thiểu HDD 20GB, RAM 2GB, CPU 01 nhân (có lựa chọn chế độ ảo hóa), NICs 03. eth0 chế độ vmnet2-Hostonly. eth1 chế độ vmnet3-Hostonly , eth2 chế độ brige
Compute Node: HDD 60GB, RAM 3GB, CPU 2*2 nhân (có lựa chọn chế độ ảo hóa), NICs 03, NICs 03. eth0 chế độ vmnet2-Hostonly. eth1 chế độ vmnet3- Hostonly.
Controller Node: Chạy các dịch vụ quản lý (keystone, horizon, …) cần
thiết cho OpenStack hoạt động.
Network Node: Chạy các dịch vụ mạng, tạo các mạng ảo, kết nối các máy
ảo với mạng bên ngoài.
Compute Node: Chạy các trường hợp máy ảo VM trong OpenStack.
Mô hình cài đặt OpenStack với 3 nút:[5]
Hình 2. 3. Mô hình triển khai OpenStack Đối với cài đặt OpenStack đa nút mạng, cần tạo 3 mạng:
Management Network (10. 0. 0. 0/24): Một phân đoạn mạng sử dụng cho
quản lý, không thể truy cập Internet.
VM Traffic Network (10. 0. 1. 0/24): Mạng này sử dụng như một mạng bên
trong cho lưu lượng giữa các máy ảo trong OpenStack, và giữa các máy ảo và các nút mạng cung cấp các Router L3 ra mạng công cộng.
Public Network (192. 168. 3. 0/24): Mạng này dùng để người dùng có thể
kết nối vào controller node thông qua giao diện OpenStack và kết nối với các nút mạng để cung cấp máy ảo với chức năng định tuyến lưu lượng ra bên ngoài.
Hình 2. 4. Các gói cấu hình trên Controller Node.
Hình 2. 6. Các gói cấu hình trên Compute Node
Trên đây là trình bày tóm tắt về việc cài đặt triển khai đám mây OpenStack, chi tiết về việc cấu hình cài đặt có thể tham khảo tại phụ lục A của đồ án.
Sau khi quá trình cài đặt thành công, người dùng có thể tiến hành sử dụng máy ảo. Dưới đây là mô hình sử dụng máy ảo từ phía người dùng cuối.
Hình 2. 7. Mô hình sử dụng máy ảo từ phía người dùng cuối.
Khi người dùng yêu cầu một máy ảo (Windows 7, Windows Server 2012, Ubuntu, CentOS…) gửi tới đám mây OpenStack. Trên đám mây OpenStack thì các
file máy ảo sẽ được lấy từ thành phần Nova (hay Compute), người sử dụng cũng có thể gắn thêm ổ đĩa cho máy ảo của mình thông qua thành phần cinder (hay volume). Người sử dụng sẽ thông qua giao diện VNC (Virtual Network Computing) để sử dụng máy ảo của mình trên màn hình Desktop.
Hình 2. 8. Sử dụng máy ảo thông qua giao diện VNC