Môi trường nước ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của hàu Thái Bình Dường. Môi trường nước tốt, hàu sinh trưởng, phát triển nhanh, cho tỉ lệ sống và sản lượng cao. Môi trường nuôi phù hợp thể hiện ở bảng 5.3.1
STT Các chỉ tiêu Khoảng thích hợp 1 Nhiệt độ (o C) 20-30 2 Độ mặn (‰) 10-30 3 pH 7-8.5 4 Độ trong (m) 1-1,5
5 Oxy hòa tan (mg/l) 4-7
1.1 Kiểm tra độ mặn 1.1.1. Lấy mẫu nước
- Mẫu nước để kiểm tra dùng để đo độ mặn được lấy tại vị trí bè nuôi hàu. Mẫu nước có thể được lấy chung để đo độ mặn và pH.
1.1.2. Đo độ mặn của mẫu nước Đo bằng tỷ trọng kế
Tỷ trọng kế: Là ống thủy tinh phần dưới có đường kính lớn, chứa các hạt chì nhỏ, phần trên có đường kính nhỏ hơn, chứa cột giấy có chia độ.
Hình 5.3.1: Tỷ trọng kế Cách đo như sau:
- Cho mẫu nước vào đầy ống nhựa hoặc vào ly có độ cao thích hợp để tỷ trọng kế không chạm đáy khi đo
Hình 5.3.2: Cho đầy nước vào ống nhựa - Cho tỷ trọng kế vào ống nhựa
Hình 5.3.3: Cho tỉ trọng kế vào ống nhựa - Chờ tỷ trọng kế đứng yên trong ống nhựa
Hình 5.3.4: Cho tỉ trọng kế đứng yên
- Đọc số trên vạch chia độ ở ngay mức nước. Số này là độ mặn của nước trong ao
Hình 5.3.5: Đọc kết quả Đo bằng khúc xạ kế
Bên ngoài khúc xạ kế có các chi tiết chính: - Nắp nhựa trắng trong, đóng mở được
- Gương nhận mẫu nước màu xanh trong, cố định bên dưới nắp nhựa - Rãnh hiệu chỉnh
- Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn được
- Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể thấy màn hình như bên dưới
Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thư ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nước ở bên phải. Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nước
Hình 5.3.7: Kết quả đo là ranh giới giữa nền xanh và nền trắng Cách đo độ mặn như sau:
- Cho 1-2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước
- Đậy nắp nhựa
Hình 5.3.9 Đậy nắp nhựa
- Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn) - Nhìn vào mắt đọc kết quả
- Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình. Đây chính là độ mặn của mẫu nước
Hình 5.3.11: Đọc kết quả
- Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất
- Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gương nhận mẫu nước và nắp nhựa. Bảo quản nơi khô ráo
Các chú ý về an toàn:
Khúc xạ kế, tỉ trọng kế sau khi sử dụng cần tráng bằng nước sạch và lau khô bằng giấy mềm và phải được cất trong hộp, vali hiện trường.
- Không được rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa dưới vòi nước chảy.
- Không được nhúng khúc xạ kế vào nước. Vì nước có thể đi vào lòng máy, nấm sinh sôi làm tối màn hình và khúc xạ kế bị hỏng
Hình 5.3.12: Không rửa khúc xạ kế dưới dòng nước chảy\ Lỗi thường gặp ở khúc xạ kế và phương pháp khắc phục
- Cho 1-2 giọt nước cất hoặc nước đó biết trước độ mặn vào giữa gương nhận mẫu nước.
- Đậy nắp.
- Hướng bộ phận nhận mẫu nước về phớa ỏnh sỏng.
- Nhìn vào mắt đọc kết quả, xoay nhẹ bộ phận chỉnh độ nét để nhìn thấy thật rõ trị số nằm ở ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình.
Sau nhiều lần sử dụng, khúc xạ kế có thể cho kết quả không chính xác. Chỉnh lại như sau: Dựng tuốc-nơ-vớt nhỏ cho vào rónh hiệu chỉnh, xoay qua lại để ranh giới của 2 phần trắng và xanh ở vị trớ số 0 (nếu là nước cất) hoặc ở trị số chỉ độ mặn của giọt nước.
1.2. Kiểm tra độ trong 1.2.1. Vị trí đo
- Độ trong của nước được đo trực tiếp tại vị trí bè nuôi - Thời điểm đo: 13-14 giờ mỗi ngày.
1.2.2. Đo độ trong
Đo độ trong của nước bằng đĩa Secchi, đơn vị tính là cm.
Đĩa Secchi là tấm kim loại tròn, đường kính 20 - 25cm. Mặt trên được chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẻ nhau Đĩa được nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5 hoặc 10cm
Hình 5.3.14 Đĩa Secchi Cách đo độ trong của nước
- Thả dây hoặc thanh gỗ để đĩa Secchi xuống nước từ từ mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng
Hình 5.3.15: Cho đĩa Secchi vào nước
- Ngừng thả dây khi không còn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa.
Hình 5.3.16: Ngưng thả đĩa khi không phân biệt được màu đen trắng - Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (thanh gỗ). Độ trong của nước là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) bị ướt.
1.3. Kiểm tra nhiệt độ
1.3.1. Xác định vị trí, thời điểm đo
- Nhiệt độ nước được đo trực tiếp tại vị trí nuôi. - Thời điểm đo: 13-14 giờ
1.3.2. Đo nhiệt độ nước
Đo bằng nhiệt kế : Cột chất lỏng có màu đỏ (nhiệt kế rượu) hay xám bạc (nhiệt kế thủy ngân). Cách đo như sau:
a. Nhiệt kế thủy ngân b Nhiệt kế rượu Hình 5.3.17: Các loại nhiệt kế
- Đưa nhiệt kế về mức thấp nhất: Vẩy mạnh nhiệt kế vài lần để cột thủy ngân hay rượu ở mức thấp nhất.
Hình 5.3.18: Đặt nhiệt kế trong thủy vực - Đọc kết quả đo: Nhiệt kế vẫn phải để trong nước
Hình 5.3.19: Đọc kết quả - Ghi kết quả vào sổ nhật ký.
Đo bằng máy: Máy đo nhiệt độ bao gồm: Đầu đo và thân máy: gồm màn hình hiển thị và các nút bấm điều khiển. Cách đo như sau:
Hình 5.3.20: Máy đo nhiệt độ - Căm đầu đo vào máy
Hình 5.3.21: Cắm đầu đo vào máy
- Đưa đầu đo vào nước mẫu cần đo. Ấn nút ON, giá trị nhiệt độ của nước sẽ hiện thị trên màn hình
- Đọc kết quả: Đợi cho giá trị nhiệt độ ổn định, đọc kết quả - Tráng và lau sạch đầu đo bằng nước sạch
Hình 5.3.23: Rửa sạch đầu đo - Cất máy và điện cực vào vali hiện trường
Hình 5.3.24: Cất máy và đầu đo vào vali hiện trường 1.4. Kiểm tra pH
1.2.1. Lấy mẫu nước
- Vị trí: Mẫu nước được lấy ở vị trí bè nuôi - Thời gian đo mẫu: 13-14 giờ
1.2.2. Đo pH mẫu nước
a/Đo bằng giấy quỳ: Hộp giấy quỳ gồm: - Giấy quỳ
- Thang so màu
Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ
Hình 5.3.25: Một kiểu giấy quỳ Thực hiện đo như sau:
- Lấy một mẩu giấy quỳ dài khoảng 2-4cm
Hình 5.3.26: Lấy mẩu giấy quì - Nhúng mẩu giấy quì xuống nước
- Nhúng giấy quì xuống nước
Hình 5.3.27: Nhúng giấy quì xuống nước - Để ráo khoảng 5-10 giây để giấy chuyển màu
Hình 5.3.28: Để ráo nước giấy quì
- Đọc kết quả: đặt giấy quì lên bảng so màu, so sánh kết quả và ghi chép số liệu.
Hình 5.3.29: Đọc kết quả b/ Đo bằng test kit: Bộ test kit gồm:
- Thuốc thử - Thang so màu
- Lọ nhựa trong chứa mẫu nước
Hình 5.3.30: Các thành phần của hộp test pH Cách đo như sau:
- Lấy mẫu nước: Cho nước mẫu vào lọ đến mức quy định và lau khô bên ngoài.
Hình 5.3.31: Lấy mẫu nước
- Cho thuốc thử vào lọ mẫu: Cho vài giọt thuốc thử vào lọ nước mẫu với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất sau khi lắc đều chai thuốc thử.
Hình 5.3.32: Cho thuốc thử vào mẫu
Hình 5.3.33: Lắc nhẹ cho thuốc và mẫu hòa tan đều
- Đọc kết quả: trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu bảng mẫu
Hình 5.3.34: Đọc kết quả - Ghi kết quả
c/ Đo bằng máy đo cầm tay (máy đo điện cực): Máy đo pH cầm tay có 2 loại:
- Bút đo pH: có đầu dò (điện cực) nằm trực tiếp, phía dưới của máy (bên trong). Được dùng nhiều do dễ sử dụng
Hình 5.3.35: Bút đo pH
- Loại có đầu dò nối với máy bởi dây dẫn. Ít dùng do đắt tiền và khó sử dụng
Hình 5.3.36: Máy đo pH đầu dò rời Cách đo bằng bút đo pH
- Hiệu chỉnh máy: + Mở nắp máy
+ Mở máy bằng nút mở-tắt
+ Giữ phần dưới của máy trong cốc nước cất
+ Xoay nhẹ vít trong khe hiệu chỉnh (bên hông hoặc mặt sau của máy), quan sát màn hình
+ Ngừng xoay khi màn hình hiện lên số 7,0 + Chuyển máy ra khỏi cốc nước cất
Hình 5.3.37: Hiệu chỉnh bút đo pH - Đo pH mẫu nước:
+ Tráng cốc vài lần bằng nước mẫu vừa lấy ở vị trí nuôi + Cho mẫu nước cần đo vào cốc.
+ Cho phần dưới của máy vào cốc nước mẫu + Lắc nhẹ phần dưới của máy trong nước vài lần + Chờ 15 - 30” cho số trên màn hình đứng yên + Đọc kết quả, ghi vào sổ theo dõi
+ Đưa máy ra khỏi cốc nước + Tắt máy
+ Ngâm đầu dò vào cốc nước sạch một lúc, lấy ra, để ráo + Đậy nắp máy
- Lưu ý:
+ Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy. + Không đo trực tiếp vào nước ao.
+ Không để phần trên của máy tiếp xúc với nước để tránh chạm mạch. + Sau nhiều lần sử dụng phải kiểm tra mức độ sai số để hiệu chỉnh máy. - Đo pH bằng máy đo có điện cực rời
+ Tháo nút bảo quản đầu điện cực
Hình 5.3.39: Tháo đầu điện cực + Lắp điện cực vào thân máy.
+ Ấn nút nguồn
Hình 5.3.41: Ấn nút mở nguồn
+ Đưa điện cực vào môi trường nước cần đo, đợi cho kết quả ổn định rồi đọc kết quả
+ Tráng đầu điện cực bằng nước sạch
Hình 5.3. 43: Rửa đầu điện cực + Thấm khô đầu điện cực bằng giấy mềm
Hình 5.3.44: Lau đầu điện cực + Lắp nút bảo quản vào đầu điện cực
Hình 5.3.45: Lắp nút bảo quản
+ Tháo điện cực ra khỏi máy rồi cất máy và điện cực vào hộp bảo quản
1.5. Kiểm tra oxy 1.5.1. Lấy mẫu nước
- Mẫu nước kiểm tra pH cũng là mẫu nước dung đo hàm lượng oxy hòa tan.
- Mẫu nước lấy ra phải được kiểm tra oxy hòa tan ngay. - Lấy mẫu lúc 13-14 giờ
1.5.2. Đo hàm lượng oxy hòa tan của mẫu nước
- Hai dạng thiết bị phổ biến để đo hàm lượng oxy hòa tan là:
Hộp test kit gồm thuốc thử, thang so màu và lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Lưu ý đến hạn sử dụng của test kit
Hình 5.3.47: Các thành phần của hộp test Oxy
Máy đo có điện cực (đầu dò) nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter). Máy đắt tiền và khó sử dụng, bảo quản nên không thích hợp với quy mô hộ gia đình
Đo bằng test kit, được thực hiện như sau
- Tráng đều lọ chứa mẫu nước vài lần bằng nước mẫu định kiểm tra - Cho nước mẫu vào lọ đến mép lọ
- Lau khô bên ngoài lọ
- Nhỏ thuốc thử số 1 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit) sau khi lắc đều chai thuốc thử Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu
- Nhỏ thuốc thử số 2 vào lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test kit) sau khi lắc đều chai thuốc thử Ví dụ: với test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu
- Đậy kín lọ bằng nắp nhựa ngay (phải không có bọt khí trong lọ) - Lắc đều lọ
- Mở nắp lọ ra
- Đặt lọ nơi nền trắng của thang so màu, so màu với ánh sáng tự nhiên, không trực tiếp chiếu vào lọ
- Đọc kết quả hàm lượng oxy của mẫu nước là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước.
- Ghi kết quả kiểm tra vào sổ ghi chép số liệu