Bảng 15: Chi phí đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC (Trang 41 - 44)

Đơn vị: triệu đồng

Năm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng kinh phí đào tạo 83,036 96,322 124,4

Tổng vốn đầu tư 29.513,036 24.342,822 33.589,9 Tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư 0,28% 0,396% 0,37%

Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty

Xét trên góc độ về chất lượng vốn đầu tư bỏ ra thì cũng chưa hợp lý. Những cán bộ công nhân viên được tham gia các khóa học đào tạo chiếm số lượng ít, nên mặt bằng hiểu biết trên một số lĩnh vực không đồng đều. Ví dụ như việc vận hành và sửa chữa một số máy móc hiện đại của công ty chỉ có vài người biết. Số còn lại chỉ nắm bắt được những thao tác đơn giản do người khác hướng dẫn mà không qua bài bản, trường lớp. Hơn nữa việc đào tạo cũng chưa được chuyên sâu, những người được đào tạo chỉ có thể vận hành và khắc phục những sự cố đơn giản. Nên khi máy móc gặp phải sự cố thì công ty vẫn phải mời chuyên gia đến sữa chữa. Điều này không những gây tốn kém cho công ty mà còn ảnh hưởng đến kế hoạch cũng như tiến độ sản xuất chung của toàn công ty.  Hạn chế về đầu tư tài sản cố định.

Trong những 3 năm gần đây, kể từ khi phân xưởng mới đi vào hoạt động năm 2007, việc đầu tư trang thiết bị cho sản xuất của công ty đã có nhiều cải thiện. Nhưng để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trước các đối thủ thì công tác đầu tư vào tài sản cố định là cần thiết hơn nữa, bởi trong năm 2009 số lượng đơn đặt hàng của công ty có thời điểm lên rất cao, công ty phải sản xuất một số lượng hàng hóa lớn nhưng vấn đề kho bãi và phương tiện vận tải vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.

Bên cạnh đó. Hiện tại, một hệ thống máy móc thiết bị của công ty đã có dấu hiệu hư hỏng, cần được sửa chữa, khắc phục (máy tiện, máy phay, máy dập sâu Trung Quốc, xe nâng hàng). Một số thiết bị có nguy cơ hỏng hóc do dừng hoạt động lâu ngày hoặc không được bảo dưỡng thường xuyên, hoặc không đủ trình độ để sửa chữa (máy cắt dây, các máy hàn, máy dập thủy lực). Một số máy móc thiết bị đã hoạt động xấp xỉ 10 năm (hệ thống máy hàn) đòi hỏi phải được thay thế mới.

 Hạn chế trong đầu tư cho hoạt động Marketing

Tuy công ty đã có một thời gian hoạt động khá dài và có uy tín trên thị trường, tiếng tăm của công ty cũng được khá nhiều nơi biết đến, nhưng để phục vụ cho quá trình phát triển lâu dài của công ty thì việc đầu tư cho hoạt động Marketing cần phải được mở rộng hơn nữa. Hiện tại, lượng vốn đầu tư cho công tác Marketing của công ty còn chiếm một tỉ lệ khá khiếm tốn so với tổng vốn đầu tư, năm 2008 tỷ lệ này là 1,4%, còn năm 2009 là 1,28%. Công tác Marketing của công ty cũng còn khá thụ động và

chưa được quan tâm đúng mức. Hình thức Markting qua các năm cũng không có nhiều thay đổi đáng kể, vẫn chỉ là điện thoại hoặc gửi thư trực tiếp đến khách hàng, tham gia một số hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao để duy trì uy tín của công ty và tìm kiếm đối tác mới, tổ chức các buổi hội nghị khách hàng và gửi giấy mời tham dự tới từng khách hàng…

Bên cạnh đó, công ty vẫn chưa tận dụng được trang web chính thức của công ty để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Hình thức của trang website vẫn chưa được bắt mắt và ít cập nhật. Đội ngũ quản trị mạng của công ty vẫn chưa năng động trong việc quảng bá hình ảnh qua website. Các thông tin đăng tải trên trang web chính thức của công ty còn thiếu và không được cập nhật thường xuyên. Những lượt truy cập vào trang web của công ty vẫn chủ yếu là khách hàng cũ của công ty, số lượng khách hàng mới truy cập vào rất ít. Do đó, công tác quảng bá hình ảnh qua website của công ty cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

 Hạn chế trong đầu tư nghiên cứu thị trường.

Nhìn chung việc đầu tư cho công tác nghiên cứu và dự báo thị trường của công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Trước những diễn biến phức tạp của thị trường và nền kinh tế, công ty chỉ mới dự báo được những xu thế chung của nền kinh tế mà chưa biết rõ được những tác động của những yếu tố sẽ tác động đến công ty như thế nào về đầu ra lẫn đầu vào. Đồng thời chưa có đội ngũ chuyên sâu trong việc tìm hiểu thông tin, phân tích, tổng hợp các số liệu liên quan đến thông tin ngành, từ đó rút ra mục tiêu phương hướng hoạt động riêng cho công ty. Điều này làm cho công ty trở nên thụ động so với những biến đổi của thị trường, những hành động của công ty trước những biến động đó vẫn chủ yếu là khắc phục chứ chưa đón đầu. Công ty cần chú trọng và đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường hơn nữa để có thể chủ động đối phó với những thay đổi có thể diễn ra trên thị trường.

 Hạn chế trong đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ

Hệ thống dây chuyền sản xuất vỏ bình gas của công ty nhìn chung khá đầy đủ và đảm bảo cho quá trình sản xuất, nhưng về công nghệ sản xuất bình cứu hỏa và bình chứa không hàn của công ty vẫn chưa phát triển và hoàn thiện đầy đủ. Trong năm 2008, công ty đã đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất bột BC/ABC, cố gắng hoàn thiện và đưa dây chuyền sản xuất bột cứu hỏa và nạp khí CO2 vào khai thác. Nhưng do tình hình kinh tế bất ổn nên công ty đã không hoàn tất được việc nghiên cứu để đưa vào ứng dụng công nghệ này. Sang năm 2009, công ty vẫn tiếp tục đầu tư cho việc nghiên cứu công nghệ trên, nhưng do quá chú trọng vào việc hoàn thành hợp

đồng đặt hàng với số lượng lớn của khách hàng và việc đeo đuổi sản lượng sản phẩm vỏ bình gas mà công nghệ này vẫn chưa được hoàn thiện. Điều này đã khiến cho việc vốn đầu tư vào nghiên cứu phát triển công nghệ trở nên thất thoát và lãng phí do kéo dài qua các năm. Công ty cần sớm đầu tư dứt điểm cho việc nghiên cứu này để tránh dẫn đến hiện tượng lãng phí vốn đầu tư trong tương lai.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w