A.MỤC TIÊU:
-HS hiểu được khái niệm : dung môi, chất tan, dung dịch. Hiểu được khái niệm dung dịch bão hoà và dung dịch chua bão hoà.
-Biết cách làm cho quá trình hoà tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn.
-Rèn luyện cho HS khả năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, từ thí nghiệm rút ra nhận xét.
B.CHUẨN BỊ: 4 nhóm thí nghiệm. a/ dụng dụ.
-Cốc thủy tinh.
-Kiềng sắt + lưới đun. -Đèn cồn.
-đũa thủy tinh.
b/ Hoá chất: -Đường, muối ăn. -Dầu hoả (xăng). -Dầu ăn.
-Nước.
C.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm dung môi, chất hoà tan và dung dịch (15’)
-Giới thiệu qua mục tiêu của chương bài …?
-Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Cho 1 thìa đường vào cốc nước khuấy nhẹ. Các nhóm quan sát ghi lại nhận xét trình bày.
-Ở thí nghiệm này. +Đường là chất tan.
+Nước hoà tan đường dung môi.
+Nước đ ường dung dịch.
Thí nghiệm 2: Cho vào mỗi cốc một thìa dầu ăn (cốc 1 đựng nước, cốc 2 đựng dầu hoả ) khuấy nhẹ.
-Thảo luận nhóm và cho biết: chất tan, dung môi ở thí nghiệm 2. Vậy em hiêủ thế nào là dung môi; chất tan và dung dịch ?
? hãy lấy ví dụ về dung dịch và chỉ rõ chất tan, dung môi trong dung dịch đó.
-Thí nghiệm 1: làm thí nghiệm đường tan vào nước tạo thành nước đường (là dung dịch đồng nhất).
-làm thí nghiệm và nhận xét:
+Cốc 1: nước không hoà tan được dầu ăn. +Cốc 2: dầu hoả hoà tan được dầu ăn tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
-Dầu ăn: chất tan. -Dầu hoả: dung môi. -Vd:
-Nước biển.
+Dung môi: nước. +Chất tan: muối … -Nước mía.
+Dung môi: nước. +Chất tan: đường …
I. Dung môi - chất tan -dung dịch : dung dịch :
-Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch. -Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi. -Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.
Vd :
- Nước biển. +Dung môi: nước. +Chất tan: muối … -Nước mía.
+Dung môi: nước. +Chất tan: đường …
Hoạt động 2: Tìm hiểu dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà (12’)
-Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3.
+Tiếp tục cho đường vào cốc ở thí nghiệm 1 khuấy nhận xét. -Khi dung dịch vẫn còn có thể hoà tan được thêm chất tan gọi là dung dịch chưa bão hoà.
-Hướng dẫn HS làm tiếp thí nghiệm 3: tiếp tục cho đường vào cốc dung dịch trên, vừa cho đường vừa khuấy.
-Dung dịch không thể hào tan thêm được chất tan dung dịch bão hoà.
Vậy thế nào là dung dịch bão hoà và dung dịch chưa bão hoà?
-Yêu cầu các nhóm trình bày và nhận xét.
-Làm thí nghiệm 3.
-dung dịch nước đường vẫn có khả năng hoà tan thêm đường.
-Dung dịch nước đường không thể hoà tan thêm đường (đường còn dư).
II. Dung dịch chưa bãohòa. Dung dịc bão hòa :