PHIẾU TÍNH LƯƠNG THEO CÔNG ĐOẠN Tháng 01/

Một phần của tài liệu THỰC TẾ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG (Trang 29 - 38)

Tháng 01/2009

Họ và tên: Trần Thiệnn (TT) Tổ may: 1 Mã hàng: #

TT Mã hàng

Tên công đoạn Số lượng Đơn giá Thành tiền # CM Diễu lá cổ(A4) 2.070 46,35 88.992 Ủi lá cổ để điểu(G72) 2.070 7,5 15.525 Diểu cổ 2 đầu tròn(D30) 2.070 31,97 66.177,9 # PR Diểu lá cổ 6 ly(A4) 1.958 74,9 146.654,2 Ủi lá cổ để diểu(H60) 1.958 6,84 13.392,72 Diểu lá cổ(A4) 1.958 53,97 105.673,26 # GO Diểu lá cổ(A4) 2.500 54,11 135.275 Rong lộn + ép 210 39,57 8.309,7

Ngoài tiền lương SP, công nhân tại các XN còn được các khoản khác sau:

+ Tiền cơm ca: Số tiền cơm ca người lao động nhận được trong một tháng được công ty quy định là 1.500/người/1ngày công.

+ Lương thời gian: Khác với lương thời gian của bộ phận VPCT, đối với công nhân sản xuất trực tiếp thì lương thời gian là lương của thời gian không làm việc chính (nghỉ lễ, tết) hoặc nghỉ được hưởng lương ốm, đau, nghỉ sinh…Lương thời gian được xác định như sau:

Lcbi x ni Ltg =

26

Trong đó: Lbc = bậc thợ x 640.000đồng

Ni: số ngày nghỉ được hưởng lương

+ Lương công việc: Là lương được hưởng khi công nhân trực tiếp sản xuất không có việc làm (khi không có hàng). Lúc đó công nhân trực tiếp sản xuất sẽ hưởng lương 70% lương cơ bản.

+ Tiền chuyên cần: Công ty quy định, công nhân trực tiếp sản xuất được hưởng 20.000đồng/người nếu đi làm đúng thời gian.

+ Phụ cấp trách nhiệm (PCTN): Chỉ áp dụng cho các tổ trưởng, tổ phó, quản lý tại phân xưởng. Tiền lương PCTN được tính theo tỷ lệ phần trăm quỹ lương của từng tổ sản xuất và được tính:

Lcv = 70% x Lcb = 70% x bậc thợ x 640.000

Ta có bảng phân bổ tiền lương và PCTN của từng tổ trong XN may 3 như sau:

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG & PCTN Tháng 01/2009 Stt Tổ - bộ phận hệ số PCTN Quỹ Lương Các Tổ Số lao động Thành tiền Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (3) x (4) 1 Tổ may 1 20.436.560 Tổ trưởng 1,0% 20.436.560 1 204.366 Tổ phó 0,4% 20.436.560 1 81.746 Kỹ thuật chuyền 0,6% 20.436.560 1 122.619 …. …. …. …. ….

Quỹ lương của tổ may 1 tháng 01/2009 là: 20.436.560

Tổ trưởng tổ may 1 được nhận tiền PCTN là: 1% x 20.436.560 = 204.336

Như vậy, tiền lương 1 công nhân sản xuất trực tiếp bao gồm các khoản:

Lương sản phẩm, lương thời gian, lương công việc ( nếu có), tiền PCTN, tiền cơm ca, tiền chuyên cần.

+ Đối với công nhân phục như: bảo vệ, cấp dưỡng…nếu làm ở bộ phận nào thì sẽ tính lương như nhân viên quản lý nhưng ở hệ số thấp hơn.

III.2.3. Công tác quản lý tại công ty TNHH xúc tiến đầu tư phát triển doanh nghiệp Việt:

Hiện nay, mức lương tối thiểu của người lao động được sử dụng làm cơ sở trích nộp BHXH đối với công ty và mức chi trả các chế độ BHXH đối với người lao động là 640.000đồng/người/tháng

Quỹ BHXH tại công ty được hình thành bằng cách: hàng tháng trích 20% trên tổng tiền lương cấp bậc, chức vụ, trong đó: Công ty đóng 15% vào chi phí sản xuất kinh doanh, người lao động đóng 5% trừ vào thu nhập hằng tháng. Cuối mỗi quý, kế toán tiền lương tổng cộng số tiền BHXH phải nộp đồng thời ghi số tiền và ký vào 2 bảng “Danh sách lao độnh và quỹ lương trích nộp BHXH”. Sau đó, chuyển lên giám đốc ký duyệt, bảng này được chuyển sang kế toán tiền mặt. Kế toán tiền mặt lưu một bảng đồng thời chuyển khoản nộp cho cơ quan BHXH cùng một bảng bên trên.

Tại công ty, hệ số lương cơ bản ( bao gồm hệ số lương cấp bậc, chức vụ + hệ số phụ cấp) được dùng làm cơ sở để tính BHXH, BHYT, KPCĐ.

Số tiền BHXH phải nộp hàng tháng = hệ số lương cơ bản + 640.000 x 20% Trong đó:

Số tiền BHXH công ty phải nộp = hệ số lương cơ bản x 640.000 x 15%

Số tiền BHXH người lao động phải nộp = hệ số lương cơ bản x 640.000 x 15%

Ta có bảng tổng hợp lương cơ bản của VPCT trong tháng 01/2009 như sau:

TT Bộ phận Tổng hệ số lương cơ bản Tổng lương cơ bản

(1) (2) (3) (4) = (3) x 640.000

1 Phòng TC-HC 39,91 21.551.400

2 Phòng KD-XNK 36,41 384.449.549

…. …. …. …..

Tổng cộng 156,46 84.488.400

Như vậy, với bộ phận VPCT ta có:

+ Công ty trích nộp 15% = 15% x 84.488.400 = 12.673.260

+ Người lao động trích nộp 5% = 5% x 84.488.400 = 4.224.420

Ta có, tổng lương cơ bản của toàn công ty trong tháng 01/2009 là: 14.304.810

+ Số tiền BHXH công ty trích nộp = 15% x 149.304.810 22.395.721,5đồng

+ Số tiền BHXH người lao động trích nộp = 5% x 149.304.810 = 7.465.240,5 đồng

III.2.3.2 Quỹ BHYT:

Quỹ BHYT tại công ty được hình thành bằng cách: hàng tháng trích 3% tổng tiền lương cấp bậc, chức vụ, trong đó: người lao động chịu 1% khấu trừ vào thu nhập hàng tháng, công ty chịu 2% tính vào chi phí SXKD. Tuy nhiên, phần côngty đóng góp được trích vào cuối mỗi quý còn phần người lao động chịu thì tính từng tháng và cộng dồn vào 3 tháng quý đó.

Cuối mỗi quý, kế toán tiền mặt chuyển khoản nộp toàn bộ số tiền BHYT của 3 tháng cho cơ quan BH kèm theo danh sách người lao động tham gia BHYT. Cách tính BHYT tương tự như cách tính BHXH.

Trong đó:

Số tiền BHYT công ty phải nộp = hệ số lương cơ bản x 640.000 x 2%

Dựa vào bảng tổng hợp lương bộ phận VPCT ở trên ta tính được số tiền BHYT phải nộp như sau:

+ Công ty trích nộp 2% = 2% x 84.488.400 = 1.689.768đồng + Người lao động nộp 1% = 1% x 84.488.400 = 844.884đồng

Như vậy tổng số tiền BHYT, BHXH bộ phận VPCT bị khấu trừ là: 1.689.768 + 844.884 = 2.534.652 đồng

Trong tháng 01/2009, tổng lương cơ bản của toàn công ty là: 149.304.810 đồng.

+ Số tiền BHYT công ty trích nộp = 2% x 149.304.810 = 2.986.096,2đồng

+ Số tiền BHYT người lao động trích nộp = 1% x 149.304.810 = 1.493.048,1 đồng

III.2.3.3. Kinh phí công đoàn:

Số tiền BHYT người lao động nộp hàng tháng = hệ số lương cơ bản x 540.000 x 1%

Quỹ KPCĐ được hình thành bằng cách công ty đóng góp với mức 2% trên tổng quỹ tiền lương thực trả cho người lao động. Khoản trích KPCĐ được tính vào chi phí SXKD. Quỹ KPCĐ được để lại công ty 50% để chi hoạt động công đoàn tại công ty, còn lại 50% nộp lên tổ chức công đoàn cấp trên.

III.2.4. Đặc điểm về hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty:

III.2.4.1. Thanh toán tiền lương cho người lao động:

Công ty trả lương cho người lao động theo tháng, bắt đầu từ ngày 5 đến ngày 10 hàng tháng. Căn cứ vào từng bảng thanh toán của từng bộ phận, phòng ban mà kế toán tổng hợp tiến hành chi trả lương.

III.2.4.2. Thanh toán trợ cấp cho người lao động:

Công ty có trách nhiệm chi trả trợ cấp BHXH cho người lao động có tham gia đóng BHXH trong trường hợp ốm đau và thai sản. Để tính trợ cấp BHXH, kế toán tiến hàng thanh toán kiểm tra “ giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH ” và “ các chứng từ khác như giấy ra viện”…., và tính tiền trợ cấp như sau:

Tiền lương làm căn cứ số ngày

Trợ cấp đóng BHXH của tháng x nghỉ được x 75% ốm đau trước khi nghỉ việc hưởng

phải trả =

26 ngày

Hàng tháng, căn cứ vào “giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng lương BHXH”, kế toán lập phiếu ứng chi trả cho người hưởng BHXH thay cơ quan BHXH. Bảng danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH làm căn cứ để thanh toán tiền BHXH của công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TẾ NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w