Phương pháp xác định giá vốn hàng bán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kế quả kinh doanh tại công ty TNHH Long Long Hà Nội (Trang 28)

81 Hoả Lò, Xuân Phương, Từ Liêm, HN

2.2.1. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán

Đầu tiên ta phải xác định giá trị thực tế hàng nhập khẩu. Giá trị thực tế hàng nhập khẩu được xác định theo công thức sau:

Giá trị Gía trị mua Thuế NK, thuế Giảm giá, Chi phí trực thực tế = phải thanh + TTĐB, thuế GTGT - chiết khấu + tiếp phát hàng toán cho nhà hàng NK phương thương sinh nhập khẩu xuất khẩu pháp trực tiếp mại

- Giá trị hàng mua phải thanh toán cho nhà xuất khẩu là giá ghi trên hợp đồng kinh tế giữa hai bên phù hợp với giá trị ghi trên hoá đơn thanh toán tiền hàng được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm nhận hàng.

-Thuế NK được xác định trên cơ sở giá tính thuế NK là giá CIF quy đổi theo tỷ giá tại ngày mở tờ khai hàng nhập khẩu mà hải quan Việt Nam áp dụng trên tờ khai hải quan hàng nhập khẩu và thuế suất thuế nhập khẩu.

- Chi phí phát sinh trực tiếp trong quá trình nhập khẩu hàng bao gồm: phí hải quan, phí kiểm định hàng hoá, phí thanh toán, phí thuê kho bãi, chi phí chuyên trở hàng hoá về nhập kho, chi phí bảo quản… Nếu nhập khẩu theo giá FOB thì chi phí còn bao gồm phí vận tải ngoài nước, phí bảo hiểm. Tuy nhiên công ty nhập khẩu các mặt hàng của mình theo giá CIF nên không có các chi phí vận tải ngoài nước và phí bảo hiểm.

Khi hàng không nhập kho mà chuyển thẳng cho khách hàng thì giá vốn hàng bán được xác định chính là giá trị hàng nhập khẩu kèm theo các khoản chi phí tiếp nhận.

Khi hàng nhập về kho sau đó mới tiêu thụ thì giá vốn được xác định theo giá xuất kho hàng hoá theo phương thức tính giá Nhập trước- Xuất trước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu và xác định kế quả kinh doanh tại công ty TNHH Long Long Hà Nội (Trang 28)

w