III. Phương hướng thực hiện một số chính sách
6. Mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo và chính sách của nhà nước cho phát
nuôi trồng thuỷ sản đến 2010.
a. Mục tiêu:
Phát triển nuôi trồng thuỷ sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm, tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010 tổng sản l- ượng nuôi trồng thuỷ sản đạt trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch đạt trên 2,5 tỷ USD tạo ra việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu người ; góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội cho đất nước và an ninh ven biển.
b. Nguyên tắc chỉđạo.
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sản xuất và đời sống nhân dân.
- Nuôi trồng thuỷ sản phải từng bước được hiện đại hoá, phát triển theo phương pháp nuôi công nghiệp là chính, kết hợp với các phương pháp khác phù hợp với từng vùng.
- Hướng vào phát triển nuôi thuỷ sản ở vùng nước lợ và ven biển, đồng thời phát triển nuôi nước ngọt.
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nuôi tôm xuất khẩu, đồng thời chú trọng nuôi trồng thuỷ sản khác phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
c. Về chính sách
- Sử dụng đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
Giao hoặc cho thuê đất mặt nước, eo, vịnh, đầm phá, hồ chứa mặt nước lớn đã được quy hoạch cho các thành phần kinh tế sử dụng vào nuôi trồng thuỷ sản ổn định và lâu dài, theo nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của chính phủ.
Được chuyển đổi ruộng nhiễm mặn, ruộng trũng, đất làm muối, đất ngập úng sản xuất lúa bấp bênh, kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản
- Chính sách đầu tư.
+ Các thành phần kinh tế được nhà nước khuyến khích việc đầu tư nuôi trồng thuỷ sản theo luật khuyến khích đầu tư trong nước và các quy định hiện hành, nhà nước có các chính sách cho nông ngư dân nghèo có lao động và có đất nuôi trồng thuỷ sản được vay vốn không phải thế chấp tài sản, nông, ngư dân vùng sâu vùng xa, hải đảo vay vốn phát triển nuôi trồng thuỷ sản được hưởng các quy chế ưu đãi theo quy định hiện hành.
+ Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho:
Quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho vùng nuôi tập trung gồm: đê bao, kênh cấp và thoát nước, trạm bơm lớn, cảng cá, chợ các và cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong cảng, chợ các quốc gia trong địa phương có nghề các.
Xây dựng và hoàn thiện các trung tâm giống quốc gia, cải tạo nâng cấp các trại giống cấp một.
Nghiên cứu khoa học nhập các đối tượng nuôi mới, công nghệ mới. Xây dựng các trạm quan trắc, dự báo môi trường kiểm dịch.
Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực.
Hoạt động khuyến ngư.
Quản lý điều hành hoạt động chương trình.
+ Vốn tín dụng trung hạn, dài hạn đầu tư cho cải tạo, nâng cấp xây dựng mới cơ sở sản xuất thức ăn, sản xuất bột cá, cơ sở sản xuất giống cấp 1,2 và cải tạo ao, đầm nuôi của các thành phần kinh tế.
+ Vốn tín dụng ngắn hạn đầu tư cho sản xuất kinh doanh giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh cho tôm cá, cac vật tư chuyên dụng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản.
+ Vốn đầu tư nước ngoài thông qua cac dự án được đầu tư vào việc trợ giúp kỹ thuật, tư vấn, đào tạo, nhập công nghệ mới, chuyển giao công nghệ và khuyến ngư.
- Về thuế:
+ Các tổ chức, các nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản và được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của luật thuế khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và quy định hiện hành
+ Nuôi trồng thuỷ sản trên đất, mặt nước thuộc đất nông nghiệp, thực hiện chính sách thuế theo luật thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành.
+ Miễn thuế vận chuyển giống thuỷ sản đến vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Phân tích trên là toàn bộ phương hướng chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thuỷ sản nói riêng cùng với những vấn đề liên quan đến ngành thuỷ sản.
Để hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, hoạt động xuất khẩu cũng như hoạt động ngọai thương cần phả được tăng trưởng hơn nữa về tốc độ, hoàn thiện hơn nữa về chính sách.
LỜI KẾT
Hội nhập kinh tế quốc tế là một quy luật khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam không thể nằm ngoài quy luật phát triển này nếu không muốn khoảng cách tụt hậu ngày càng xa so với khu vực và thế giới để hội
nhập thành công Việt Nam phải tận dụng tối đa cơ hội mà khách quan đem lại nhưng cũng phải đối phó với những khó khăn chủ quan và khách quan đưa tới.
Hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng không những thời cơ và thách thức chung mà đất nước được hưởng và đối phó và còn có những điểm mạnh và điểm yếu mà chỉ nó phát sinh ra. Trong những phần trên ngoài những phân tích về tình hình xuất khẩu thì phân tích những khó khăn và thuận lợi của hoạt động xuất khẩu thuỷ sản cũng đã nói nên điều đó. Thực trạng trên cho thấy để hội nhập Việt Nam phải có những chuyển biến căn bản đặc biệt về chiến lược phát triển cũng như những chính sách khuyến khích, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Những kết quả đạt được trong những năm qua cho phép chúng ta hy vọng rằng với những chính sách kịp thời, sát thực hoạt động xuất khẩu nước ta sẽ đạt tới những thành công lớn góp phần thúc đẩy hoạt động ngoại thương nước nhà phát triển bắt kịp xu hướng của khu vực và thế giới.
Qua đó chúng ta hiểu sâu sắc điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, khắc phục bằng những chính sách kịp thời nhất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Văn kiện đại hội VI, VII, VIII.
3.Tạp chí cộng sản số 14, 17, 18, 19, 20. 4.Tạp chí kinh tế và dự báo số 10/99. 5.Kinh tế và phát triển số 38-8/2000 6. Phát triển kinh tế số 7/2000 7.Tạp chí thuỷ sản 1,3,4/2000. 8.Thị trường giá cả số 10/2000. 9.Hội nhập kinh tế quốc tế-thời cơ và thách thức. 10.Báo đầu tư số 79,86,90...100/2000.
11.Báo ngoại thương.
MỤC LỤC
Chương I. Sự cần thiết phải thực thi chiến lược hướng về xuất khẩu. ... 2
I - Nội dung của chiến lược thay thế nhập khẩu . ... 3
II. Hạn chế của chiến lược thay thế nhập khẩu ... 5
III. Tính tất yếu khách quan thực thi chiến lược hướng vào xuất khẩu... 8
IV. Tác động của quá trình hội nhập hình tế quốc tế đến hoạt động ngoại thương của Việt nam... 10
V- Ảnh hưởng của các chính sách trong kinh tế đối ngoại tới hoạt động xuất khẩu của nước ta. ... 11
VI. Các chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ... 20
1. Chính sách thuế ưu đãi đối với hàng xuất khẩu ... 20
2. Chính sách tỷ giá hối đoái... 21
3. Chính sách đầu tư đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và tham gia hoạt động xuất khẩu . ... 23
4. Chính sách, chiến lược xúc tiến xuất khẩu . ... 25
Chương III : Phương hướng thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu. ... 29
I.Quan điểm của nhà nước về ngoại thương nói chung về hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng... 29
II.Thách thức đối với hoạt động ngoại thương Việt Nam khi tham gia hội nhập... 29
III. Phương hướng thực hiện một số chính sách. ... 32
1. Chú trọng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, hay nói cách khác bên cạnh tốc độ tăng trưởng cần chú ý hơn chất lượng tăng trưởng... 32
2. Coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và trọng điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại... 33
3. Bảo đảm mục tiêu thâm nhập vào thị trường quốc tế theo nguyên tắc đa phương hoá. ... 33
4. Hướng tới sự thay đổi căn bản về đối tượng và phương thức quản lý... 33
5. Một số kiến nghị đối với hoạt động khai thác và đánh bắt thuỷ sản. ... 33
6. Mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo và chính sách của nhà nước cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến 2010. ... 34
Lời kết...36 Danh mục tài liệu tham khảo ... 37