D. PHẦN ĐÓNG SÀN GỖ
K. PHẦN ĐÁNH BÓNG VÀ LAU SẠCH XE TRONG NGOÀ
Trong đó, mức lao động (giờ/ phút) được xác định bằng cả phương pháp kinh nghiệm lẫn phương pháp phân tích khảo sát, tùy thuộc vào từng bước công việc cụ thể.
Như đã nêu trong ví dụ ở phần III, mục 2 cùng chương, trong các mức lao động kể trên, các mức như mã to, mã nhỏ thuộc phầm sản xuất các chi tiết khung xương làm từ tôn của Khung xương được xây dựng bằng phương pháp kinh nghiệm Bên cạnh đó, một số bước công việc đơn giản khác cũng được xây dựng bằng phương pháp này như: Thanh định vị bắt loa, thanh bắt chân ghế L50x30x4x2500, tôn đỡ máng gió điều hòa, đà ngang U100x40xδ 4x2100, thanh chống đà ngang U100x40xδ 4x90, các chi tiết
trong phần F- các chi tiết rời phục máy gầm, điện, khóa kính, gương và nội thất… Các chi tiết này, nếu có sự giống nhau hoàn toàn với các chi tiết ở một sản phẩm cũ thì sẽ được áp dụng luôn mức cho chi tiết ở sản phẩm đó, hoặc có sự sai khác chút ít thì cán bộ định mức sẽ điều chỉnh cho phù hợp dựa trên kinh nghiệm cá nhân.
Phương pháp phân tích khảo sát được áp dụng để định mức cho bước công việc như trong phần B- phần bọc vỏ, hay như ở các phần như phần C- Đánh gỉ, sơn lót, matít, hoàn thiện xe, phần E- phần giá hàng trong ngoài, khung xương ghế, sàn và vách thùng hàng… Các phần này hoặc có tính chất kỹ thuật phức tạp, yêu cầu sự tổng hợp của nhiều thao tác khác nhau, hoặc do tính chất mới lạ nên không thể áp dụng phương pháp kinh nghiệm mà cần phải có sự phân tích, tính toán cụ thể.
Phương pháp thống kê kinh nghiệm được sử dụng bởi các quản đốc, áp dụng cho một số bước công việc thành phần khi thực hiện một sản phẩm mà phân xưởng được giao. Ví dụ như bước công việc tiện chốt kẹp lò xo ghế ngả trong bước công việc lớn là sản xuất chi tiết này. Bản thân một chi tiết chốt kẹp lò xo ghế ngả có mức thời gian là 15 phút/ chi tiết. Do để sản xuất ra một chi tiết như vậy đòi hỏi phải thực hiện nhiều bước công việc khác nhau mà mức cho từng công việc như vậy lại chưa được bộ phận Định mức của Nhà máy xây dựng. Chính vì thế, để có thể quản lý, kiểm soát tốt tiến độ thực hiện, các phân xưởng/ tổ đã có những mức riêng cho từng bước công việc riêng lẻ của mình.
Đối với một số công đoạn ở trên, lại có những định mức cụ thể, chi tiết cho từng bước công việc, tuy nhiên, nhìn chung ở nhiều rất nhiều công đoạn, mức lao động hiện thời còn là mức lao động tổng hợp, chưa được thực sự cụ thể, rõ ràng. Thể hiện ở hai điểm :
- Một số mức là sự tổng hợp của nhiều bước công việc khác nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm. Ví dụ : Công đoạn sơn đã bao gồm các bước công việc :
+ Phun xốp + Đánh sạch bề mặt + Chống gỉ bề mặt + Kiểm tra độ phẳng + Sửa bề mặt lỗi do gò + Bả Matit 1 thành phần + Mài phẳng Matit 1 thành phần + Bả chỗ lồi + Sơn lót + Bả Matit 2 thành phần + Giáp mịn bề mặt + Sơn bóng
- Ở một số bước công việc, mức lao động là sự tổng hợp của bước công việc ở nhiều chi tiết khác nhau. Ví dụ, ở phần A. Khung xương, tại bộ phận sản xuất các chi tiết làm từ tôn, bước công việc sản xuất thành bậc lên xuống cửa khách lại có thể chia làm hai bước công việc với hai loại thành bậc kích thước δ
1,5 x 650 x 2120 và thành bậc kích thước δ
2 x 500 x 860.
Việc tổng hợp các bước công việc thành một như vậy đang tạo ra nhiều hạn chế cho công tác định mức lao động tại Nhà máy. Định mức chung chung gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác tình hình thực hiện mức của cá nhân người lao động, từ đó gây khó khăn cho công tác trả lương. Đồng thời, một mức tổng hợp của nhiều bước công việc sẽ gây khó khăn cho công nhân khi không có một chuẩn quy định để làm việc và không cho thấy được những lãng phí thời gian khi làm việc của từng cá nhân để có những biện pháp khắc phục.
* Áp dụng mức để trả công
Như đã trình bày ở trên, tại Nhà máy sản xuất ô tô 3-2, mức lao động là một cơ sở quan trọng cho công tác trả công. Mức sau khi được phê duyệt và đưa vào áp dụng
sẽ được sử dụng để làm cơ sở xây dựng đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm được xác định theo công thức sau:
tgi CBCV i TL M ĐG = × (1) hoặc: sli CBCV i M TL ĐG = (2) Trong đó:
ĐGi là chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm i. TLCBCV là tiền lương ngày ứng với cấp bậc công việc.
Mtgi là mức thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm i (ngày).
Msli là mức sản lượng ngày của sản phẩm i với
tgi
sli M
M = 1
Công thức 2 được áp đối với những sản phẩm mà thời gian hoàn thành một sản phẩm ngắn (thời gian hoàn thành tính bằng phút).
Từ đơn giá sản phẩm kể trên, tiền lương sản phẩm của công nhân được tính theo công thức:
QĐG ĐG TLspj = i×
Trong đó:
TLspj là tiền lương sản phẩm ngày của công nhân j sản xuất sản phẩm i. Q là số lượng sản phẩm i mà công nhân j sản xuất ra trong ngày.
2.3.3.2. Tình hình thực hiện mức
Về tình hình thực hiện mức, khi được hỏi, cán bộ định mức của Nhà máy cho biết « Nhìn chung tình hình thực hiện mức của công nhân rất tốt ». Theo cán bộ này, sở dĩ có điều đó là do luôn có sự theo dõi tình hình thực hiện, điều chỉnh mức thường xuyên. Tuy nhiên, Nhà máy lại không có tài liệu nào ghi chép, thống kê lại thực tế tình hình thực hiện mức của công nhân.
Tình hình thực hiện mức của công nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới tiền lượng, thu nhập của họ. Vì vậy, em xin được đánh giá tình hình thực hiện mức qua các số liệu về tiền lương, thu nhập của công nhân như sau:
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp tiền lương-thu nhập của công nhân
Đơn vị: Triệu đồng/tháng
Năm Chỉ tiêu