NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIETRANS TRONG THỜI GIAN TỚI
3.1. Xu hướng phát triển của ngành logistics Việt Nam trong 10 năm tới
Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, Logistics là quá trình tối ưu hoá về vị trí, lưu trữ, chu chuyển các yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, nhà phân phối, người bán buôn, bán lẻ thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế.
Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống qua các bước nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Vị trí của Logistics trong toàn bộ quá trình phân phối vật chất thực chất là sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức quản lý quá trình lưu chuyển hàng hoá qua nhiều công đoạn, chặng đường, phương tiện và địa điểm khác nhau. Các hoạt động này phải tuân thủ đặc tính của dây chuyền: vận tải- lưu kho- phân phối và hơn thế nữa, chúng phải đáp ứng tính kịp thời.
Trong lĩnh vực giao nhận vận tải logistics không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà luôn luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hoá như : làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, phân phối hàng hoá đi các địa điểm khác nhau theo yêu cầu, chuẩn bị cho hàng hoá luôn ở trạng thái sẵn sàng, khi có yêu cầu là chuyển đi ngay được (inventory level). Chính vì vậy, khi nói tới Logistics là nói tới một chuỗi hệ thống các dịch
vụ (logistics supply chain) [18]. Người cung cấp dịch vụ logistics sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí.
Có thể nhìn thấy toàn bộ các khâu trong chuỗi dịch vụ logistics trong hình 3.1 tiếp theo đây.
Hình 3.1. Các thành phần của dịch vụ logistics
Nguồn: Tài liệu giảng dạy “Effective Supply Chain and logistics Management ” ,ITIS, 2006.
Phát triển ngành logistics là một yêu cầu cấp thiết để phát triển nền kinh tế hiện nay. Thực tế ở các quốc gia phát triển đã cho thấy rõ điều đó. Ngành
logistics trên thế giới hiện nay đã phát triển ở mức độ cao. Ngành logistics được chia ra làm năm thứ bậc từ thấp đến cao như sau:
- 1PL (first party logistics) : chính nhà sản xuất kiêm luôn công việc logistics của mình
- 2PL (second party logistics): phương thức vận tải và lưu kho truyền thống - 3PL (third party logistics): là quản lý chuỗi dịch vụ phức hợp hơn - 4PL (fourth party logistics): là quản lý toàn bộ chuỗi dịch vụ cung ứng - 5PL (fifth party logistics): là quản lý tất cả các bên liên quan đến chuỗi dịch vụ cung ứng trên cơ sở Thương mại điện tử [18].
Hình thức 3PL, 4PL là hình thức phố biến trên thế giới. Ở các quốc gia phát triển đang hướng tới hình thức cao nhất là 5PL. Còn các nước đang phát triển như Việt Nam thì hiện vẫn kinh doanh giao nhận vận tải và kho hàng theo hình thức truyền thống là 2PL.
Các quốc gia láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan đang tập trung nâng cao năng lực của ngành logistics theo kịp với tốc độ phát triển trên thế giới. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài dòng chảy chung đó.
“Năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt khoảng 73 tỷ đô la Mỹ. Ông Lương Văn Tự, Thứ trưởng Bộ Thương mại dự báo trong 10 năm tới kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt tới 200 tỷ đô la Mỹ”.Nếu chúng ta tính tỷ trọng dịch vụ logistics chiếm trong kim ngạch xuất nhập khẩu là 15% thì kim ngạch logistics sẽ đạt khoảng 30 tỷ đô la Mỹ trong 10 năm tới [14]. Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ logistics Việt Nam là rất lớn.
và chất lượng trong thời gian 10 năm tới. Tốc độ tăng trưởng của ngành này dự kiến khoảng 12-15%/năm thì mới đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế ở mức 8,5%/năm.
Song song với nó là việc các doanh nghiệp sản xuất ngày càng nhận thức được rằng “outsourcing” các công đoạn logistics sẽ là hướng phát triển tất yếu trong việc hoàn thiện khâu tổ chức quản lý cuối cùng và giúp tiết kiệm chi phí đầu vào.
Cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp kinh doanh logistics là rất lớn. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước phải tận dụng ngay, không để lọt thị phần logistics trong nước vào tay các công ty nước ngoài.
3.2. Quan điểm, phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của VIETRANS trong thời gian tới:
Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần có những định hướng chiến lược đúng đắn phù hợp với khả năng của doanh nghiệp và tình hình kinh doanh chung. Trong điều kiện hội nhập quốc tế, ngành giao nhận ngoại thương cũng đang trên bước đường hội nhập với ngành giao nhận thế giới.
Một trong những bước phát triển lớn trong hoạt động giao nhận vận tải hiện đại là hoạt động logistics. Do vậy, trước những yêu cầu của sự phát triển kinh tế, VIETRANS phải có định hướng phát triển vươn lên thành một tập đoàn logistics trên những cơ sở đã có sẵn.