Xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Việt nam hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức (Trang 84)

riêng của doanh nghiệp có tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên bản sắc của doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là phương thức sinh hoạt chung và hoạt động chung của doanh nghiệp, đưa hoạt động của doanh nghiệp vào nề nếp và xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên của doanh nghiệp. Nó tạo ra bầu không khí hoạt động thống nhất, đồng tâm của mọi thành viên bằng hệ thống các giá trị chuẩn mực chung, khơi dậy, động viên, tạo điều kiện cho mọi người hợp tác cùng làm việc [15].

Trong quản lý lao động, phương pháp khuyến khích người lao động bằng cách tác động lên lợi ích vật chất. Khi nhu cầu về vật chất đã được thoả mãn như mong muốn, người lao động có xu hướng nghĩ tới lợi ích về tinh thần.

VIETRANS cũng đã chú trọng làm tốt công tác xây dựng nền văn hoá doanh nghiệp, duy trì các hoạt động thăm hỏi, hiếu hỉ, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn, tổ chức các kỳ tham quan, nghỉ mát, du xuân, các hoạt động văn hoá thể thao, tạo ra bầu không khí thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng.

Ngoài ra, VIETRANS cũng cần phải xây dựng cho mình những giá trị chung mà tất cả mọi thành viên Công ty đều phải noi theo như: triết lý kinh doanh, phong tục, thói quen... tạo nên bản sắc riêng cho Công ty. Triết lý kinh doanh trong Công ty phải là: vì sự hài lòng của khách hàng, vì sự phát triển của Công ty thông qua câu khẩu hiệu : VIETRANS- a name you can trust (VIETRANS- thương hiệu đáng tin cậy). Cần tạo nên thói quen làm việc nhanh nhẹn, tập trung, chính xác, có thái độ ứng xử đúng đắn với khách hàng tạo nên một bản sắc riêng cho những con người của VIETRANS, tạo nên một ấn tượng tốt đẹp đối với

những khách hàng sử dụng dịch vụ VIETRANS.

Xây dựng được nền văn hoá doanh nghiệp như đã nói ở trên sẽ cho phép VIETRANS sử dụng và phát triển tiềm năng đa dạng của mỗi người cán bộ nhân viên Công ty. Đây là một yếu tố quan trọng làm nên năng lực cạnh tranh cao của Công ty.

Nói tóm lại, để nâng cao được năng lực cạnh tranh, VIETRANS cần phải tập trung vào ba yếu tố: vốn, nhân lực và phương hướng kinh doanh. Công ty có thể huy động vốn để đầu tư vào kho bãi, vào công nghệ thông qua việc cổ phần hoá lần lượt các chi nhánh rồi toàn bộ Công ty, đây là một kênh huy động vốn rất tốt. Đào tạo, bố trí lại nhân lực cho phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty trong thời kỳ hội nhập để VIETRANS có thể chủ động tham gia vào nền kinh tế đang có những bước phát triển nhanh của nước ta. Có vốn, có nhân lực, nhưng điều quan trọng là Công ty phải có định hướng đúng đắn, phù hợp để phát huy, khai thác được các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của VIETRANS.

3.4. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Để tăng tính khả thi các giải pháp trên, ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, người viết cũng xin kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước một số nội dung sau:

- Hệ thống thể chế chính sách cần tăng tính minh bạch, nhất quán, tiên liệu được, xoá bỏ rào cản bất hợp lý đối với doanh nghiệp kinh doanh logistics, tránh sự chồng chéo trong các cơ quan chức năng quản lý hoạt động của doanh nghiệp. - Cải cách hành chính mạnh, hạn chế tối đa sự gây phiền hà cho doanh nghiệp. - Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện hệ thống đường xá, cầu cảng, bến bãi, phát

triển giao thông tạo điều kiện phát triển cho dịch vụ logistics

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, trong đó có năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ logistics.

- Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh logistics thông qua việc đào tạo một lớp người chuyên sâu nghề nghiệp logistics, có đủ năng lực chuyên môn kinh doanh dịch vụ này bằng ngân sách nhà nước hoặc thông qua hợp tác đào tạo với các nước có dịch vụ logistics phát triển. Hiện nay việc đào tạo chủ yếu mới chỉ hướng đến cán bộ của các bộ ngành, mà còn chưa chú trọng đến nhân viên của các doanh nghiệp- những người trực tiếp thực hiện dịch vụ logistics.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới và sự phát triển tất yếu của dịch vụ giao nhận vận tải thành dịch vụ logistics, Luận văn đã nghiên cứu tình hình chung của ngành giao nhận vận tải Việt Nam cũng như các cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp vận tải thời hội nhập.

Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương là trọng tâm của quá trình nghiên cứu này và từ đó tìm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty. VIETRANS không thể đứng ngoài dòng chảy chung của nền kinh tế thời hội nhập. Để có thể chủ động hội nhập và tự tin đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt của cả các công ty trong nước cũng như các công ty nước ngoài tại Việt Nam, VIETRANS phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách phát huy những lợi thế sẵn có về kho bãi, về kinh nghiệm, về quan hệ với các cơ quan hữu quan cũng như đầu tư vào công nghệ, vào nguồn nhân lực, đồng thời có định

hướng đúng đắn là phát triển dịch vụ logistics theo yêu cầu của nền kinh tế hiện đại. Nhờ đó, VIETRANS sẽ dần khôi phục lại thương hiệu của mình và phát triển tốt trong thời gian tới. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty là nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, kỹ năng, công nghệ, nâng cao cơ sở hạ tầng cũng như đổi mới tư duy quản lý lãnh đạo, phát huy tốt nhân tố con người. VIETRANS có thành công trong việc đối mới Công ty hay không thì ngoài nỗ lực của chính Công ty còn nhờ vào sự quan tâm hỗ trợ phát triển của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Luận văn đã đưa ra các yêu cầu để phát triển logistics- một ngành mới ở Việt Nam, dựa vào đó có thể phát triển rộng rãi dịch vụ này để phục vụ cho sự phát triển kinh tế nước ta nói chung.

Để đạt được những kết quả trong luận văn này, người viết đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ nhận thức còn hạn chế, luận văn không thế tránh khỏi những thiếu sót, người viết rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực logistics và toàn thể bạn đọc quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Việt nam hội nhập kinh tế quốc tế, cơ hội và thách thức (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w