Tìm hiểu Phật Giáo qua các công trình tiêu biểu ở Viêng Chăn

Một phần của tài liệu THỰC TẬP NGHIỆP VỤ TẠI NƯỚC LÀO VÀ THÁI LAN (Trang 31)

IV. CẢM NHẬN THU HOẠCH:

Tìm hiểu Phật Giáo qua các công trình tiêu biểu ở Viêng Chăn

Trong chuyến đi kiến tập 31/3-5/4 tại Lào và Đông Bắc Thái Lan của đoàn sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế (QHQT)- Học viện Báo chí-Tuyên truyền vừa qua, chúng tôi thật may mắn vì đã được tìm hiểu một phần nào thế giới tâm linh của người Lào tại thủ đô Viêng Chăn, đất nước có 90% dân số theo Đạo Phật qua 2 công trình Phật giáo tiêu biểu: tháp Thạt Luổng và chùa Sỉ Mương.

Nói đến Phật giáo ở Lào, trước khi đến với hai địa danh Phật giáo tại Viêng chăn, anh hướng dẫn viên (HDV) của đoàn chúng tôi có giới thiệu rằng: “Đối với một đất nước lấy Phật giáo làm quốc giáo, Lào có tới hơn 1.400 ngôi chùa, là đất nước có số chùa chiền tính trên đầu người nhiều nhất; phong tục của người Lào cũng như Thái Lan, trong lứa tuổi thanh thiếu niên, tất cả nam giới đều phải đến chùa làm sa di hay tỳ kheo để nghiên cứu Phật học. Thời gian xuất gia dài, ngắn, hoặc suốt đời đều do từng cá nhân tự nguyện. Thời gian đó để hồi hướng và tích đức cho người thân, gia đình…

Chùa Sỉ Mương huyền bí với truyền thuyết đôi chim hạc

Điểm dừng chân đàu tiên của chúng tôi là ngôi chùa Sỉ Mương cổ kính và thanh tịnh giữa lòng thủ đô Viêng Chăn đầy nắng. Với lối kiến trúc đặc trưng của

một ngôi chùa mang phong cách Khmer, quần thể chùa có 3 ngôi nhà chính là: Phật điện, Phật đường và Tăng phòng.Điểm đặc biệt trước khi bước chân vào Phật điện là các du khách sẽ được phân phát hoa sen hoặc cúc vàng để dâng lên bàn Phật cùng với lòng tôn kính, tăng ni ngồi trong Phật đường sẽ thực hiện nghi thức buộc chỉ cổ tay cầu bình an may mắn cho Phật tử thập phương tìm về chùa.

Trong ngôi chùa Sỉ Mương còn có một khối đá được gọi là bầu đá nặng khoảng 20kg được người dân xem là vật thiêng liêng để gửi gắm niềm tin. Du khách sau khi cầu khấn mà có thể nhấc khối đá lên quá đầu 3 lần thì điều mong ước có thể thành hiện thực…

Tương truyền mẹ Sỉ Mương là người đã hy sinh thân mình cùng con đang mang trong bụng trở thành “cột trụ thiêng” của Viêng Chăn. Chùa Sỉ Mương được xây lên chính là để tưởng nhớ công ơn của mẹ. Ngay chính cổng chùa đi vào có cây me cổ thụ rợp bóng mát phủ lên khắp phần mộ mẹ Sỉ Mương và đứa con. Ở đó có đôi hạc ngày ngày điềm nhiên đứng xòe lông, rỉa cánh, đi lại khoan thai chưa bao giờ đáp xuống sân chùa và chỉ ăn đồ ăn do chính sư trụ trì chùa tự tay cho.

Chùa Sỉ Mương

Điểm dừng chân tiếp theo trong chuỗi hành trình khám phá văn hóa đất nước bạn Lào là tháp Thạt Luổng uy nghiêm lộng lẫy từ lâu đã là biểu tượng đẹp của đất nước phía Đông Nam này.

Tháp có bệ hình vuông, Ngoài tháp chính cao vút phía chính giữa còn có 30 tháp nhỏ biểu tượng cho Đức Phật Thích ca với 30 năm tu hành gian khổ của người để trở thành Phật. Trên các tháp nhỏ này có đắp những hàng chữ Bali nổi ghi các lời răn của đức Phật.

Tháp Thạt Luổng

Chúng tôi được nghe giới thiệu tháp thờ xá lợi Phật quy mô hoành tráng, bề thế nhất trên thế giới hiện nay chính là Thạt Luổng, truyền thuyết còn cho rằng trong tháp Thạt Luổng có chứa xá lợi tóc của Đức Phật. Khi Phật giáo trở thành quốc giáo và Viêng Chăn trở thành kinh đô, cùng với việc xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, nhà Vua Xetthathilạt đã cho tu bổ lại Thạt Luổng bằng cách xây bọc

lên ngôi tháp cũ một tháp mới to, đẹp hơn phía trên bọc da trâu da bò dát vàng, vữa xây bằng thịt gia súc nấu lên nằm hiên ngang và vững chãi không bạc màu dưới cái nắng gay gắt của Viêng Chăn.

Cũng trong quần thể này du khách còn có thể được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca Mâu Ni trong dáng điệu thiền nằm hay những phần mộ của các quý tộc Lào xa xưa.

Tượng Đức Phật nằm trong quần thể Thạt Luổng

Có một điểm đặc biệt là, trái ngược với Việt Nam đã có lệnh cấm nhà sư đi khất thực, ở Lào nếu bạn thức dậy lúc 6h sáng mở bất cứ một cánh cửa nào cũng thể chứng kiến một đoàn tăng ni từ 4-10 người đi khất thực khắp các nhà dân. Các nhà sư đi thiền hành chậm rãi miệng lẩm nhẩm câu kinh có lẽ không còn quá xa lạ với người dân nơi đây.

Được biết ở đất nước Lào, khi có nhà sư đến khất thực chủ nhà sẽ mang thứ đồ ăn ngon nhất của gia đình mình cúng dường nhà sư trước và xem đó như là phước đức. Mặt khác khi gia đình có con cái xuất gia đó sẽ là niềm vinh dự lớn của họ tộc và vị tăng ni đó sẽ được người thân ủng hộ và tôn kính.

Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sống văn hóa của người dân Lào. Phật giáo đi vào đời sống, hiện hữu và tạo nên những nét riêng biệt mà chỉ trong văn hóa của Lào mới có. Phật giáo răn dạy và bồi đắp, nuôi dưỡng cho tính cách nhuần nhị, hiếu khách của người dân nơi đây. Có lẽ đó chính là lý do đạo Phật trở thành quốc đạo của nước CHDCND Lào, trường tồn vĩnh cửu cùng những biến động của đất nước này.

Nguyễn Thị Hồng Trang Lớp Thông tin đối ngoại k31

Một phần của tài liệu THỰC TẬP NGHIỆP VỤ TẠI NƯỚC LÀO VÀ THÁI LAN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w