2.1. Khái niệm nguồn lợi thủy sản và hoạt động thủy sản
- Định nghĩa về nguồn lợi thủy sản: Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản (khoản 1 Điều 2 Luật thủy sản).
Tài nguyên thủy sản là tài nguyên sinh vật (động vật, thực vật hay vi sinh vật) sống ở các vùng nước tự nhiên (vùng nước nội địa và vùng biển thuộc chủ
quyền và quyền tài phán của Việt Nam).
- Định nghĩa về hoạt động thủy sản: Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản (khoản 2, Điều 2, Luật thủy sản).
Hoạt động thủy sản là một hoạt động rất rộng, bao gồm nhiều khâu khác nhau và được thực hiện thông qua vai trò của Bộ quản lý chuyên ngành là Bộ
2.2. Chế độ sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản
+ Sở hữu nhà nước: Nhà nước sở hữu đối với nguồn lợi thủy sản sống ở
các vùng nước tự nhiên và nguồn lợi thủy sản được nuôi trồng bằng vốn của Nhà nước.
+ Sở hữu của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức: đối với nguồn lợi thủy sản do hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bỏ vốn nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao hoặc cho thuê.
- Cách thức thực hiện quyền sở hữu nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản: Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua việc điều tra, đánh giá trữ lượng thủy sản; thực hiện quyền chiếm hữu, quyền sử dụng bằng cách cho phép tổ
chức, cá nhân khai thác nguồn lợi thủy sản ở các vùng nước tự nhiên (cấp giấy phép khai thác).
2.3. Chế độ quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản
2.3.1. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước đối với nguồn lợi thủy sản
(Điều 52 Luật Thủy sản)
Bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chung và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền riêng.
- Cơ quan có thẩm quyền chung:Chính Phủ và Ủy ban nhân dân các cấp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thuỷ sản trong phạm vi cả nước.