GV nhận xét tinh thần thái độ tham gia hoạt động của học sinh.

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 9 , HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG SỐNG CHO CÁC EM KHÓI 9 (Trang 28)

- Tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.

b. Giao việc cho hoạt động sau: Yêu cầu HS suy nghĩ, thảo luận vấn đề: Trồng cây lưu niệm ở

nhà trường.

Phân công chuẩn bị và trang trí cho hoạt động

TT Nội dung công việc Người thực hiện Phương tiện Ghi chú 1 Dẫn chương trình Khánh Nhi Bản chương trình

2 Trang trí Tổ 3 Phấn màu

3 Văn nghệ Kim Thùy Bài hát 4 Chuẩn bị câu hỏi BCS lớp Giấy bút

VI Tư Liệu :

Vài nét về Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực đông dân cư nhất và có sản lượng các sản phẩm lớn nhất cả nước

Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á với tổng diện tích 329.314 km2 và đường biển dài khoảng 3.200 km. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009, dân số Việt Nam là 85,85 triệu người, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ 50,6%. Tỷ lệ tăng dân số trung bình trong các năm 1999-2009 là 1,2% năm, thấp hơn so với con số 1,7% của giai đoạn 10 năm trước đó. Dân số thành thị hiện chiếm khoảng 29,6% tổng dân số, và trong các năm 1999-2009 tỉ lệ tăng dân số thành thị trung bình là 3,4%/năm, chủ yếu là do hiện tượng di cư (Tổng Cục Thống kê 2010, Liên hợp quốc 2010).

Việt Nam có 64 tỉnh và thành phố. Thủ đô Hà Nội nằm ở phía Bắc đất nước với dân số khoảng 6,45 triệu người, còn Thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam là trung tâm đô thị lớn nhất cả nước với dân số ước tính 7,16 triệu người. Có tất cả 54 dân tộc anh em cùng sống trên đất nước Việt Nam (Tổng Cục Thống kê 2010).

Tỷ lệ tăng trưởng GDP trong năm 2009 ước đạt 5,3% - một trong những mức tăng trưởng cao nhất thế giới, nhưng vẫn thấp hơn những năm trước đó do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Để có thêm thông tin chi tiết về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường, vui lòng truy cập trang dữ liệu của LHQ và Phần Thông tin và Số liệu về Việt Nam của Ngân hàng Thế giới

Những thành công trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo

Trong một vài thập niên vừa qua, Việt Nam đã trải qua một thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng. Sau khi thống nhất năm 1975, Việt Nam đã chuyển sang tập trung tái thiết và phát triển đất nước.Tuy nhiên, do sự tàn phá khốc liệt của nhiều năm chiến tranh, do những yếu kém về chính sách và môi trường quốc tế có nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một thời kỳ khủng hoảng kéo dài trong những năm 70 và 80. Để vượt qua những khó khăn đó, quá trình Đổi mới đã được khởi xướng năm 1986 với những nội dung chính sau đây:

• Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên sở hữu nhà nước sang một nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên thị trường;

• Dân chủ hoá đời sống xã hội thông qua việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân;

• Tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia khác trên thế giới.

Nhờ thực hiện những cải cách nêu trên, Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Kể từ năm 1990, GDP của Việt Nam tăng gần gấp 3 lần, tỉ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm ước đạt 7,5% và liên tục tăng lên cho đến khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Do tác động của khủng hoảng kinh tế, tỉ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam đã giảm xuống trong các năm 2008 (6,2%) và 2009 (5,3%), và dự kiến sẽ chưa thể phục hồi trong năm 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm dân số sống dưới chuẩn nghèo đã giảm từ con số ước tính 58% năm 1993 xuống dưới 12% năm 2009. Các nguồn lực phát triển trong nước đã tăng lên, thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng trưởng mạnh mẽ trong vòng hai thập niên vừa qua.

Việt Nam đang sắp hoàn thành việc thực hiện Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2001-2010 và đang soạn thảo Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội cho giai đoạn mới 2011-2020. Các Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội hai giai đoạn trước (1991-2000 và 2001-2010) đã giúp Việt Nam vươn mình từ một nền kinh tế nghèo chủ yếu dựa vào nông nhiệp chuyển thành một nền kinh tế giàu hơn, dựa trên thị trường và phát triển nhanh chóng, ngày càng hội nhập sâu rộng vào cộng đồng khu vực và toàn cầu. Dự tính trong năm 2010 Việt Nam sẽ đạt được địa vị quốc gia có thu nhập trung bình, và Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn mới hướng tới thiết lập một nền tảng cho Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hoá hiện đại vào năm 2020.

Dựa trên các Mục tiêu Phát triển Thiên nhiên kỷ (viết tắt là MDGs) và định hướng phát triển riêng của đất nước, Việt Nam đã thiết lập 12 mục tiêu phát triển riêng (được gọi là Mục tiêu phát triển Việt Nam, viết tắt là VDGs) bao gồm các mục tiêu về xã hội và giảm nghèo. VDGs vừa thể hiện đầy đủ các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, đồng thời tính đến những đặc thù phát triển riêng của Việt Nam. VDGs được

lồng ghép vào các chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia và cũng được cụ thể hoá thành các mục tiêu chi tiết.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn kiện hướng dẫn việc thực hiện MDGs và VDGs. Các tài liệu này bao gồm Chiến lược Tăng trưởng và Giảm nghèo toàn diện (được phê chuẩn năm 2002) và Định hướng Chiến lược Phát triển Bền vững (còn được gọi là Chương trình nghị sự Việt Nam 21, ban hành năm 2004). Một loạt các chương trình kinh tế - xã hội cũng đã được triển khai trên toàn quốc.

Những chiến lược và nỗ lực kể trên đã đưa Việt Nam từ chỗ chỉ cách đây một vài thập kỷ còn là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới đến nay đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình và tăng trưởng nhanh chóng. Nhìn chung, những tiến bộ đạt được của Việt Nam trong vòng hai thập kỷ vừa qua chủ yếu bắt nguồn từ nhửng cải cách kinh tế được duy trì liên tục, sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới và một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định.

Đô thị hóa nhanh chóng tạo ra nhiều thách thức cho công tác quản lý các thành thị ở Việt Nam

Những thách thức hiện nay

Tuy nhiên, những thách thức lớn vẫn còn tồn tại, trong đó có những thách thức mới xuất hiện trong những năm gần đây, như biến đổi khí hậu và bất bình đẳng kinh tế - xã hội ngày một gia tăng. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với sự gia tăng mức độ bất bình đẳng, đặc biệt là khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn. Tỷ lệ đói nghèo còn cao, đặc biệt ở các dân tộc thiểu số vốn chiếm 14% dân số cả nước và sống chủ yếu tại các vùng cao xa xôi. Khoảng 90% người nghèo sống ở khu vực nông thôn. Nghèo đói vẫn ảnh hưởng đến gần 15% dân số Việt Nam, trong đó có khoảng 50% người dân tộc thiểu số (LHQ 2009, Tổng Cục Thống kê 2010).

Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, và dự kiến sẽ đạt được hầu hết các mục tiêu trước thời hạn năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa được thực hiện liên quan đến một số Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã được đặt ra, bao gồm các mục tiêu về tỉ lệ tử vong bà mẹ và suy dinh dưỡng, nước và vệ sinh môi trường.

Những tiến bộ đạt được ở cấp độ tổng thể khiến cho người ta khó có thể nhìn thấy những bất bình đẳng khá lớn giữa các nhóm dân cư và các khu vực, vùng miền khác nhau trong việc đạt được các chỉ tiêu và chỉ số chính đã đặt ra trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Ví dụ, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở một số khu vực như Tây Nguyên và phía Bắc cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước. Và như rất nhiều người đã được biết, tỉ lệ tử vong bà mẹ ở một số vùng miền, khu vực và ở các dân tộc thiểu số cao hơn nhiều so với mức trung bình cả nước, mặc dù tỉ lệ tử vong bà mẹ của cả nước đã được duy trì ổn định trong thời gian qua.

Mặc dù đã có những tiến bộ liên quan đến sức khoẻ sinh sản và bình đẳng giới nhưng vẫn tồn tại những khoảng trống đáng kể. Đó là người dân sống ở vùng sâu, vùng xa còn thiếu tiếp cận với thông tin và các dịch vụ sức khoẻ sinh sản nhạy cảm về giới, và một bộ phận lớn dân cư vẫn thực hiện các hành vi không an toàn cho sức khỏe. Các thiếu nữ trẻ có nguy cơ cao có thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV. Số lượng người nhiễm HIV đang tăng nhanh trên khắp cả nước. Những thay đổi về kinh tế và xã hội đã góp phần dẫn đến sự gia tăng làn sóng di cư trong nước. Do đa số những người di cư, đặc biệt là phụ nữ, đang ở trong độ tuổi sinh sản nên họ rất dễ chịu những rủi ro liên quan đến sức khoẻ sinh sản, bao gồm cả việc bị nhiễm HIV.

Mặc dù tỷ lệ nữ giới tham gia các vị trí quản lý và làm công tác chính trị tăng lên nhưng mức độ đại diện của phụ nữ còn rất hạn chế tại tất cả các cấp quản lý, đặc biệt là tại cấp tỉnh và cấp cơ sở. Cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong công tác xây dựng năng lực nhằm thực hiện quản lý nhà nước tốt hơn; đấu tranh chống tham nhũng; tăng cường vai trò của báo chí; và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh. Hiện nay vẫn chưa tạo dựng được đầy đủ các khung pháp lý và thể chế để tạo điều kiện cho sự tham gia nhiều hơn của người dân và sự phát triển xã hội dân sự, trách nhiệm giải trình và tính minh bạch tại tất cả các cấp.

Việt Nam là nước chịu nhiều thiên tai bao gồm bão, lụt, hạn hán, lở đất và cháy rừng, trong đó những người nghèo nhất trong xã hội cũng là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Hơn 1 triệu người cần có sự hỗ trợ khẩn cấp hàng năm. Theo dự báo dựa trên các mô hình thay đổi khí hậu, Việt Nam sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới.

Cuối cùng, còn rất nhiều điều cần phải làm trong việc thực hiện các luật môi trường, các chiến lược và thỏa ước toàn cầu, đồng thời cần cải thiện năng lực quản lý môi trường nhằm đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng sẽ không dẫn đến sự xuống cấp môi trường, những rủi ro lớn hơn đối với sức khoẻ hay sự suy giảm nhanh chóng của hệ thống đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên khác

Chiến lược phát triển của Việt Nam

Để vượt qua những thách thức này và những vấn đề liên quan khác, chiến lược phát triển của Việt Nam đã được đề ra trong các Chiến lược Phát triển Kinh tế xã hội 10 năm do Chính phủ và Đảng Cộng sản phê duyệt, cùng với các kế hoạch 5 năm và kế hoạch phát triển ngành được xây dựng trên cơ sở các chiến lược đó. Các chiến lược và kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo hiện đang trong quá trình hoàn thiện, và đã được xây dựng dựa trên kết quả của các hội nghị trưng cầu ý kiến cấp quốc gia thông qua các tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội Nông dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, LHQ cùng các đối tác quốc tế và trong nước khác. Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và các cam kết quốc tế khác đã tạo chuẩn mực nhất quán để đánh giá những tiến bộ mà Việt Nam có thể đạt được.

Đối với Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn tới, LHQ đã vận động Chính phủ tạo sự cân bằng giữa các mục tiêu và chỉ tiêu kinh tế với các vấn đề ưu tiên trong phát triển xã hội và phát triển con người. Trong giai đoạn 5-10 năm tới, LHQ nhận thấy cần phải củng cố những thành tựu đã đạt được cho đến nay, để có thể đảm bảo sự phục hồi bền vững, tăng trưởng sâu rộng cho tất cả mọi người, và hòa nhập xã hội mạnh mẽ hơn.

Để có thêm thông tin về hợp tác giữa LHQ với Chính phủ Việt Nam và các đối tác khác trong việc giải quyết các vấn đề này, xem thêm thông tin về LHQ tại Việt Nam

Chủ điểm tháng 1 - 2

MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN

Ngày soạn:

Tuần 21: “TRỒNG CÂY LƯU NIỆM Ở TRƯỜNG”

I. Mục tiêu : HS có

1. Kiến thức:

- Giúp HS hiểu ý nghĩa của việc trồng cây lưu niệm của học sinh cuối cấp ở trường. - Khắc sâu tình cảm lưu luyến và tự hào về trường trong lòng mỗi học sinh.

2. Kĩ năng: Biết cách rèn luyện kỹ năng sống. Kỹ năng lựa chọn loại cây thích hợp trồng trong

trường học.

3.Thái độ: Rèn luyện tình yêu thiên nhiên và ý thức trồng cây, bảo vệ màu xanh cho trái đất.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động.

-Kĩ năng xác định/ tìm kiếm các lựa chọn về cây lưu niệm. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về cây lưu niệm cho nhà trường

- Kĩ năng hợp tác giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong hoạt động trồng cây lưu niệm.

III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực được sứ dụng.

Động não, thảo luận, hoàn thành một nhiệm vụ.

IV. Tài liệu và phương tiện hoạt động

- 1 cây non - Dụng cụ trồng cây: cuốc, xẻng… - Que rào

- Bàn bạc cùng cán bộ lớp về việc chọn cây gì để trồng và vị trí trồng cây thích hợp

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 9 , HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG SỐNG CHO CÁC EM KHÓI 9 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w