6. Những đóng góp khoa học của luận văn
3.3.2 Kiểm chứng tính khả thi
Các giải pháp người nghiên cứu đưa ra đã được sự đồng thuận cao về tính cấp thiết trong thời điểm hiện tại, phù hợp với thực trạng của hoạt động này trên địa bàn nghiên cứu. Điều tra về tính khả thi của các giải pháp trong điều kiện hiện nay, người nghiên cứu tiến hành phát phiếu tham khảo ý kiến của 30 chuyên gia CBQL của Sở, Ban giám hiệu trường THPT trên địa bàn, Ban giám đốc Trung tâm KTTH - HN Đà Lạt, Bảo Lộc, Đạ Tẻh, Di Linh, Đức Trọng, Đạ Huoai, các giảng viên trong Khoa Tâm lý giáo dục, trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt. Bảng hỏi xoay quanh 6 giải pháp.
Trên 90% ý kiến chuyên gia đều cho rằng 6 giải pháp đều khả thi và có thể thực hiện ngay.
Khi hỏi các GV tham gia HN về tính khả thi của 6 giải pháp HN cho HS, các ý kiến của GV về tính khả thi của các giải pháp đều được sự ủng hộ cao trên 90% như giải pháp 2 ,giải pháp 3, giải pháp 4. Các giải pháp còn lại khó khả thi hơn như giải pháp 1, giải pháp 5 hoặc giải pháp 6, các ý kiến cho rằng các giải pháp này thuộc tầm giải quyết của cấp Bộ, Sở và liên quan đến nhiều ban ngành khác, nếu không có những văn bản quy định mới cụ thể hơn thì các giải pháp khó thực hiện.
Tóm lại, qua tổng hợp ý kiến điều tra, hầu hết các ý kiến trên phiếu điều tra đã đồng thuận với người nghiên về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp GDHN cho HS THPT trên địa bàn.
Bên cạnh các giải pháp khả thi trong tầm tay của cấp trường, các giải pháp như giải pháp về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV chuyên về HN, đầu tư CSVC về GDHN cho các trường, đa số GV còn băn khoăn vì cho giải pháp này khó khả thi vì thuộc tầm giải quyết của Bộ GD - ĐT và Sở GD - ĐT.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận :
Xuất phát từ yêu cầu thực tế của công tác GDHN cho HSPT tại huyện Bảo Lâm, người nghiên cứu đã tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động HN, tìm hiểu các văn bản chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT Lâm Đồng ...về công tác HN.
Qua điều tra khảo sát, người nghiên cứu đã nêu ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này trong trường THPT, đánh giá được thực trạng hoạt động HN cho HS THPT tại huyện Bảo Lâm, từ đó tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động HN cho HS THPT trên địa bàn góp phần giáo dục toàn diện và chuẩn bị tiền đề cho các em lựa chọn ngành nghề phù hợp theo đúng sở trường, nguyện vọng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ở địa phương trong thời gian tới.
Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như phát điều tra phỏng vấn, khảo sát và quan sát thực tế các khách thể liên quan đến đối tượng nghiên cứu như HS, PHHS, GV, Ban giám hiệu, các chuyên viên, chuyên gia tham gia công tác về vấn đề này…. Người nghiên cứu thấy rằng, để nâng cao hiệu quả của công tác GDHN trong trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Lâm cần ưu tiên áp dụng đồng bộ các giải pháp sau :
1). Tổ chức các chương trình hành động
2). Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của hướng nghiệp cho HS.
3). Phát triển tiềm năng nghề cho HS
4). Xây dựng và phát triển đội ngũ CB, GV làm HN
6). Xây dựng mối liên kết giữa trường PT và Trung tâm GDTX trong giảng dạy GDHN, NPT. Huy động các lực lượng khác cùng tham gia vào hoạt động HN.
Qua kiểm nghiệm các giải pháp, người nghiên cứu thấy các giải pháp phù hợp với giả định đã đưa ra, hầu hết các ý kiến đều đồng tình với các giải pháp và cho rằng khả thi trong địa bàn nghiên cứu.
Với kết quả thu được, người nghiên cứu mong rằng đã đóng góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của GDHN tại huyện Bảo Lâm nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.