6. Những đóng góp khoa học của luận văn
3.2.6 Xây dựng mối liên kết giữa trường PT và Trung tâm
3.2.6.1. Phối hợp tổ chức hoạt động GDHN
Xây dựng hợp đồng trách nhiệm giữa nhà trường và Trung tâm GDTX về trách nhiệm của các bên trong việc tuyển sinh các lớp NPT ngay từ đầu năm cho đúng nguyện vọng, khả năng, tâm sinh lý của HS và tổ chức lớp học HN, dạy NPT đúng quy chế.
Phối hợp tổ chức thi NPT, cấp giấy chứng nhận NPT đúng hướng dẫn của Bộ GD - ĐT và của ngành.
Phối hợp để tổ chức thi HS giỏi kỹ thuật, giỏi nghề cấp trường và cấp cao hơn để khuyến khích HS học tốt nghề đang học, từ đó HS đánh giá đúng hơn năng lực của bản thân trong thực hành nghề.
3.2.6.2. Phối hợp với các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, doanh nghiệp… tổ chức
tham quan, tiếp xúc trao đổi với những người làm nghề
Các trường PT, Trung tâm GDTX lập kế hoạch tham quan thực tế ở doanh nghiệp, thực hành kỹ thuật, thực tập sản xuất cho HS qua đó nắm bắt kịp thời về kỹ năng tay nghề, tác phong lao động của HS để kịp thời điều chỉnh, đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo. Đối với doanh nghiệp, tiếp nhận HS đến thực tập, thực hành, phản hồi thông tin về kỹ năng tay nghề, thái độ, tác phong lao động của HS khi lao động về nhà trường, trung tâm để kịp thời điều chỉnh trong đào tạo.
Trong mối liên hệ này, các trường là nơi đào tạo nguồn lao động có trình độ cho các cơ sở sản xuất, đồng thời cũng từ phía các cơ sở nhà trường có những phản hồi để đào tạo nghề được tốt hơn, đáp ứng nhu cầu lao động của XH.
Bên cạnh đó, các nơi sử dụng lao động có thể cung cấp thêm thông tin về tuyển dụng lao động trong hiện tại và tương lai, nhà trường sử dụng chúng trong việc tư vấn HN, dạy nghề cho HS.
Trang bị thêm các thông tin về ngành nghề đào tạo, nơi đào tạo, điểm trúng tuyển…tạo điều kiện cho HS có nhu cầu so sánh đối chiếu với khả năng của mình để lựa chọn. Hiện nay các trường ĐH, CĐ thường tập trung tư vấn vào lúc HS làm hồ sơ đăng ký dự thi nên vô tình lại hướng HS vào chọn trường có điểm tuyển thấp, các trường thì chủ yếu giới thiệu quảng cáo. Do đó việc cùng các trường ĐH, CĐ tư vấn HN cho HS phải được làm thường xuyên trong các năm học PT để mang lại hiệu quả và đúng tính chất HN cho HS.
Trong các giải pháp nêu trên, giải pháp tổ chức chương trình hành động và giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn XH về HN là quan trọng hơn cả. Vì từ nhận thức đúng và đủ về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của HN cũng như về trách nhiệm của các thành phần trong XH về việc HN cho HS , mọi người sẽ cùng quan tâm thực hiện cho công tác này. Cần lưu ý rằng, để giải pháp khả thi thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành trong việc thực hiện.
Giải pháp phát triển tiềm năng nghề cho HS cùng với việc thành lập các phòng ban tư vấn HN trong trường, Trung tâm GDTX trong đổi mới GD hiện nay là lấy HS làm trung tâm, do đó giải pháp góp phần giúp các em điều chỉnh động cơ lựa chọn nghề cho phù hợp với năng lực sở trường, yêu cầu về nhân lực của XH từ đó ổn định và phát triển tương lai cho các em tạo tiền đề cho việc phát triển KT-XH, đáp ứng nhu cầu CNH- HĐH đất nước.
Đội ngũ GV, CSVC cho hoạt động GDHN cũng rất quan trọng quyết định đến chất lượng HN. Nâng cao chất lượng đội ngũ là giải pháp trước mắt và lâu dài trong tiến trình đổi mới GD - ĐT. Trong khi nguồn kinh phí Nhà nước còn hạn hẹp, bằng các biện pháp huy động các nguồn
lực để tăng cường thêm CSVC cho hoạt động HN và tạo ra mối liên hệ thống nhất nhà trường – gia đình – xã hội.
Cơ chế phối hợp giữa nhà trường với trung tâm, với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn để cùng HN cho HS cần được quan tâm thực hiện, nhất là trong việc cho HS tham quan, tiếp xúc với nghề, với người đang làm trong nghề và những điều kiện làm việc giúp HS nhận thức được bản thân đã phù hợp với nghề đó không. Giải pháp phối hợp, liên kết này có ý nghĩa quan trọng trong công tác HN cho HS theo nhu cầu lao động của địa phương đặc biệt các nghề truyền thống.
Như vậy các giải pháp đưa ra vừa có tầm vĩ mô, vừa có tầm vi mô, để đạt được mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả của hoạt động HN cho HS THPT trên địa bàn phải thực hiện đồng bộ các giải pháp vì chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau.
3.3. Kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp :
Các giải pháp người nghiên cứu đưa ra ở trên đều xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với hoạt động GDHN trong trường THPT trên địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Để kiểm nghiệm tính đúng đắn và khả thi của các giải pháp, người nghiên cứu đã tiến hành trưng cầu ý kiến của các GV, các chuyên gia là CBQL phòng ban Sở GD-ĐT Lâm Đồng, Ban giám hiệu các trường phổ thông và các trung tâm KTTH-HN trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bằng phiếu hỏi ý kiến.
Phiếu hỏi được thiết kế gồm các nội dung xoay quanh 6 giải pháp mà người nghiên cứu đưa ra, lấy ý kiến về 2 vấn đề cơ bản là tính cấp thiết và tính khả thi. Cấu tạo bảng hỏi có các mức độ như sau :
- Rất cấp thiết, cấp thiết, không cấp thiết. - Rất khả thi, khả thi, không khả thi.
Số phiếu phát ra đối với chuyên gia là 35, GV là 121 . Số phiếu phản hồi với chuyên gia là 30/35, GV là 121/121.
3.3.1. Kiểm chứng tính cấp thiết của giải pháp
Bảng hỏi tập trung vào 6 giải pháp chính và các nội dung thực hiện, từng nội dung đề cập đều hỏi ở 3 mức độ : rất cấp thiết, cấp thiết và không cấp thiết. Người nghiên cứu đã tiến hành tập hợp chung các ý kiến cho 6 giải pháp lớn.
Phần lớn các ý kiến của các chuyên gia đều nhất trí với các giải pháp đưa ra để hoạt động GDHN ở huyện Bảo Lâm có kết quả tốt hơn. Tính cấp thiết và rất cấp thiết chiếm hơn 90% sự đồng tình thể hiện các giải pháp đưa ra là phù hợp điều kiện thực tế cho đối tượng và địa bàn nghiên cứu.
Ngoài ý kiến của các chuyên gia, CBQL của Sở, trường và Trung tâm, người nghiên cứu điều tra lấy thêm ý kiến của các GV là những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy và theo dõi quá trình HN tác động đến HS như thế nào. Kết quả có trên 90% GV đều cho rằng các giải pháp đều cấp thiết, có thể thực hiện ngay để nâng cao hiệu quả của công tác HN trong nhà trường.