Một số biện pháp phối hợp màu theo mẫu nhằm phát triển khả năng

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phối hợp màu nhằm phát triển khả năng cảm thụ màu sắc cho trẻ (Trang 27)

1. Đề xuất một số biện pháp phối hợp màu và quy trình dạy trẻ

1.1 Một số biện pháp phối hợp màu theo mẫu nhằm phát triển khả năng

cảm thụ màu sắc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi.

- Biện pháp 1: Tạo môi trường thẩm mỹ cho trẻ. * Mục đích ý nghĩa:

Tạo môi trường thẩm mỹ là tạo ra một không gian nghệ thuật cho trẻ sống trong đó và giúp trẻ hứng thú tri giác thế giới màu sắc xung quanh.

Tạo được môi trường thẩm mỹ có định hướng giáo dục màu sắc cho trẻ sẽ giúp trẻ có hứng thú và nhu cầu tham gia vào hoạt động tạo hình, có mong muốn được tạo ra cái đẹp.

* Nội dung:

Treo các tranh ảnh có định hướng giáo dục về màu sắc của giáo viên xung quanh lớp hoặc sắp xếp các đồ dùng trong lớp có màu sắc tương ứng với mục đích giáo dục.

* Cách tiến hành:

Cô chuẩn bị sẵn kế hoạch trang trí lớp và những đồ dùng cần thiết theo dụng ý giáo dục của mình.

Tiến hành tạo môi trường thẩm mỹ cho trẻ, cô sẽ đề nghị trẻ cùng thực hiện với cô (trong đó, cô là người bao quát, chỉ đạo và làm những việc khó,

trẻ làm những việc phù hợp với khả năng và an toàn đã được phân công): Chia số trẻ thành bốn nhóm, phân công công việc dựa trên khả năng của trẻ. Ví dụ: Nhóm 1 sắp Lêgô, IC, theo thứ tự của bảy màu trong bảy sắc cầu vồng; Nhóm 2 treo tranh; Nhóm 3 bày hoa, lá, quả theo yêu cầu của cô; Nhóm 4 cùng cô kê bàn....

Việc đưa trẻ vào hoạt động sẽ tạo ra ở trẻ tình cảm trân trọng những sản phẩm của hoạt động và thích thú ngắm nhìn những thành quả công việc của mình. Điều đó tạo ưu thế phát triển tri giác có chủ định về màu sắc cho trẻ.

* Điều kiện thực hiện:

- Phòng học cần đảm bảo diện tích chuẩn trên số lượng trẻ, không gian rộng rãi, thoáng mát, đủ ánh sáng.

- Bàn ghế đầy đủ và phù hợp với lứa tuổi trẻ.

- Bút màu sáp đầy đủ số lượng màu, 1 trẻ một hộp màu.

- Giấy vẽ: Giấy Phôtô khổ A4 hoặc giấy Crooki chia khổ A4 để tạo được chất khi trẻ tô vẽ màu.

- Biện pháp 2: Cung cấp kiến thức về màu sắc theo các gam màu cơ bản * Mục đích ý nghĩa: Nhằm cung cấp trang bị cho trẻ một lượng kiến thức phù hợp với khả năng của trẻ để biết, hiểu một số các màu chính, màu cơ bản và sự tương quan của các màu khi chúng đứng cạnh nhau hoặc phối hợp với nhau. Trẻ có thể thu nạp lượng kiến thức về màu sắc và cảm thụ được sức sống của màu thông qua sự gợi ý, diễn giải của cô giáo.

* Nội dung:

Cô cung cấp cho trẻ 5 gam màu cơ bản: - Gam màu:

+Gam màu tương phản: Là những cặp màu có tính chất trái ngược nhau, khi đặt cạnh nhau thì tôn nhau lên, khi pha vào với nhau thì tạo ra màu “đen chết”: đỏ - lục, vàng – tím, cam – lam, đen –trắng. +Gam màu tương đồng: Là những màu có tính chất nóng lạnh gần

trung gian chứ không triệt tiêu nhau như màu tương phản: đỏ - da cam – vàng – lục – lam – chàm – tím – đỏ (màu bảy sắc cầu vồng) +Gam màu nóng: Lấy ba màu trọng tâm là đỏ, da cam, vàng và thêm

nâu, vàng chanh.

+Gam màu lạnh: Lấy bốn màu trọng tâm là lục, lam, chàm, tím, xanh và thêm các màu xanh da trời, xanh lá lạ.

+Gam màu hòa sắc nóng hoặc sắc lạnh: Lấy nhiều màu nóng – ít màu lạnh là được hòa sắc nóng. Lấy nhiều màu lạnh – ít màu nóng là được hòa sắc lạnh.

* Cách tiến hành:

Tiến hành trên hoạt động học có chủ đích: 2 hoạt động , cho trẻ làm quen với gam màu tương phản và cho trẻ làm quen với gam màu tương đồng.

Cô sử dụng tranh, ảnh, vật mẫu có màu sắc tương ứng với nội dung bày dạy để giảng giải nội dung ý nghĩa của gam màu đó. Đồng thời, cô có thể tận dụng nội dung môi trường thẩm mỹ trong lớp học để giúp trẻ nhận ra những gam màu tương ứng. Trong quá trình cung cấp cho trẻ kiến thức về những gam màu cơ bản, cô giáo không chỉ cần giúp trẻ ghi nhớ tên gam màu mà còn cần trao đổi, trò truyện với trẻ giúp trẻ cảm nhận được sắc thái biểu cảm của gam màu đó. Trên cơ sở trẻ đã nắm được tên gọi và nhận biết được các gam màu mà cô giáo tổ chức cho trẻ phân biệt và phân loại màu sắc theo gam màu.

* Điều kiện thực hiện:

Kiến thức cung cấp cho trẻ phải nằm ở vùng phát triển gần nhất của trẻ. Trẻ được cung cấp kiến thức trong trạng thái tâm lý thoải mái, hứng thú.

Điều kiện vật chất đầy đủ và đảm bảo như biện pháp 1.

- Biện pháp 3: Sử dụng vật mẫu là những đồ vật quen thuộc có màu sắc mang ý nghệ thuật hoặc những tác phẩm tạo hình có giá trị thẩm mỹ về màu sắc.

* Mục đích ý nghĩa: Việc cho trẻ tri giác có chủ định những vật mẫu mang dụng ý nghệ thuật về màu sắc sẽ cung cấp cho trẻ những biểu tượng về

màu sắc. Những vật mẫu là những đồ vật quen thuộc sẽ giúp trẻ nhận ra sự phong phú của màu sắc hiện hữu trong cuộc sống quanh trẻ. Ngoài ra, việc được nhìn ngắm, thưởng thức những tác phẩm có giá trị nghệ thuật do cô sưu tầm hoặc của cô hay chính của trẻ sẽ mang đến hứng thú và giúp trẻ phát triển thị hiếu thẩm mỹ. Qua đó, trẻ bước đầu cảm nhận rồi đi đến cảm thụ và phân biệt màu cũng như các sắc độ màu khác nhau.

* Nội dung:

+ Sử dụng vật mẫu là những đồ vật quen thuộc có màu sắc mang dụng ý nghệ thuật như: Cái ô trang trí bằng màu bảy sắc cầu vồng hoặc cặp màu tương phản xanh – đỏ… bình gốm có gam màu nóng hoặc gam màu lạnh, những bông hoa chuyển sắc tự nhiên…

+Có thể sử dụng những bức ảnh chụp những đồ dùng, đồ vật hoặc những cây cỏ, hoa lá có màu sắc hài hòa hoặc co sự chuyển sắc tự nhiên.

+Sử dụng những tác phẩm tạo hình có giá trị thẩm mỹ về màu sắc như: những bức tranh có gam màu tươi tắn, rõ ràng về sắc độ và đúng gam màu cơ bản, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ; những sản phẩm tạo hình đẹp của trẻ như bài nặn mâm ngũ quả, tranh vẽ về biển hoặc tranh vẽ con gà… có màu sắc hài hòa, rõ ràng và mang tính biểu cảm cao.

Cách tiến hành: Cô tổ chức những giờ tri giác chuyên biệt cho trẻ. Trong đó, cô giáo hướng dẫn trẻ quan sát một cách bao quát về tính biểu cảm của những màu khi đặt cạnh nhau. Cô giáo cần giúp trẻ nhận thấy những sự phối màu trong tự nhiên và cuộc sống xung quanh, giúp trẻ hiểu và cảm thụ được sự đa dạng và phong phú của màu sắc. Cô đặt ra những câu hỏi hướng trẻ đến việc tri giác có chủ định và ghi nhớ có chủ định, qua đó phát triển tư duy, tưởng tượng cho trẻ.

Một số hình ảnh minh họa của các hoạt động tạo hình

Ví dụ:

+ Con hãy quan sát xem chiếc ô này có những màu nào? Đó là gam màu gì? Con cảm thấy màu sắc của chiếc ô này như thế nào?

+ Con hãy quan sát bức tranh vườn hoa và cho cô biết màu sắc của những bông hoa như thế nào? Đó là những màu gì?

* Điều kiện thực hiện:

- Hình ảnh và các loại vật mẫu to, rõ ràng.

- Mẫu vẽ trực tiếp của cô trên bảng hoặc bài vẽ mẫu của cô to, rõ để trẻ dễ quan sát.

- Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động vẽ cho trẻ

* Mục đích ý nghĩa:

- Thông qua hoạt động vẽ, trẻ có cơ hội sử dụng và kiểm tra những kiến thức về màu sắc của mình. Đồng thời, hoạt động vẽ sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng sử dụng màu sắc vào việc tô, vẽ phát triển vận động tính khéo của đôi tay, qua đó phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần.

- Hoạt động nhóm là môi trường tốt để giáo dục cho trẻ tinh thần đoàn kết, giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau thông qua việc trẻ biết nhường nhịn nhau, cùng dùng chung một hộp bút màu hay giúp bạn tô những mảng màu lớn và đó cũng là dịp để trẻ thể hiện ý tưởng và óc sáng tạo của mình.

* Nội dung:

Cho trẻ vẽ từng bài ứng với từng gam màu và từng laoij mẫu phù hợp với chủ đề (theo 5 bài phối hợp màu cơ bản). Hoặc có thể đưa ra hai phương

án vẽ màu theo mẫu để trẻ lựa chọn một loại mẫu trẻ thích hơn. Bài cuối có thể đưa ra cả năm loại gam màu để trẻ tùy chọn theo sở thích của mình. * Cách thực hiện:

+Chia nhóm hoạt động cho trẻ: 2-3 trẻ một nhóm tùy theo điều kiện cụ thể.

+Cô hướng dẫn cách thực hiện bài vẽ bằng lời và hành động trực quan, kết hợp sử dụng tranh ảnh.

+Cho trẻ thảo luận theo từng nhóm về nội dung bài và vẽ ý tưởng thực hiện.

+Trẻ thực hiện. * Điều kiện thực hiện:

- Về phía giáo viên: Giáo viên là người trực tiếp tổ chức và hướng dẫn trẻ hoạt động vì thế người giáo viên cần có kiến thức tương đối chắc về những cách phối hợp màu cơ bản. Bên cạnh đó, giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm và lòng nhiệt tình đối với trẻ, linh hoạt trong phương pháp giảng dạy để tạo điều kiện cho trẻ hoạt động hiệu quả nhất.

- Về phía trẻ: Trẻ cần được đáp ứng đầy đủ về cả vật chất (bút màu, giấy vẽ, điều kiện bàn ghế, ánh sáng, đồ dùng trực quan…) lẫn tinh thần (tâm thế sẵn sàng bước vào hoạt động, có hứng thú và kiến thức cần thiết về màu sắc…)

- Biện pháp 5: Rèn kỹ thuật và kỹ năng tô màu cho trẻ.

* Mục đích ý nghĩa: Giúp trẻ hình thành kỹ năng tô màu thuần thục và nắm được trình tự thực hiện bài vẽ một cách hiệu quả nhất.

* Nội dung:

- Giúp trẻ nắm được một số cách sắp đặt các màu cạnh nhạu tạo ra hiệu quả về màu sắc phù hợp với ý đồ thể hiện và nội dung miêu tả.

- Hướng dẫn trẻ kỹ thuật tô màu: Hướng dẫn trẻ cách cầm bút đúng: Cầm bút bằng ba ngón tay, giữ bút bằng ngón tay cái và ngón trỏ, ngón giữa giữ bút ở phía dưới. Khi vẽ, cánh tay và bàng tay phải đặt nằm trên bàn làm

- Tô màu mịn, không chờm ra ngoài nét vẽ, di màu bằng những nét nhưu xoay tròn từ ngoài vào trong hoặc tùy theo hình dáng của đối tượng mà có thể di bút theo nhiều hướng hoặc một hướng nhất định. Sử dụng cường độ nhấn bút mạnh hay nhẹ để tạo độ đậm nhạt khác nhau sao cho phù hợp với ý đồ miêu tả.

* Cách tiến hành:

Cô tiến hành hướng dẫn chung cho cả lớp về kỹ thuật và kỹ năng tô màu. Khi trẻ bắt đầu thực hiện theo nhóm, cô vừa bao quát cả lớp, vừa đi đến từng nhóm để hướng dẫn cụ thể cho trẻ, chú ý nhắc nhở sửa sai cho trẻ kịp thời. Bên canh đó, cô cần nắm được đặc điểm khả năng hoạt động của từng trẻ để có biện pháp giáo dục cá thể hóa, giúp đỡ những trẻ yếu bắt kịp trình độ của các bạn. Trong suốt tri hoạt động của trẻ, cô giáo cần kịp thời động viên khuyến khích giúp trẻ tự tin vào khả năng của bản thân và mạnh dạn thể hiện trong bài vẽ.

* Điều kiện thực hiện:

- Về phía giáo viên: Cô giáo cần có kỹ thuật tô màu chuẩn và kỹ năng thuần thục. Bên cạnh đó, giáo viên cần có sự kiên trì, nhẫn nại, không nản lòng vì trong quá trình dạy trẻ sẽ xảy ra nhiều tình huống do năng lực của mỗi trẻ là khác nhau.

- Về phía trẻ: Trước hết, trẻ cần có tinh thần thoải mái và hứng thú với hoạt động. Bên cạnh đó, trẻ cần có sự tập trung chú ý nhất định và có sự nỗ lực ý chí để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục.

- Biện pháp 6: Đánh giá hiệu quả thể hiện màu sắc trong tranh vẽ của

trẻ.

* Mục đích ý nghĩa: Thông qua việc đánh giá hiệu quả thể hiện màu sắc trong tranh vẽ của trẻ mà trẻ hiểu được bài vẽ của mình đạt được ở mức độ nào so vowisbanj và với yêu cầu của cô giáo, chỗ nào đã được, chỗ nào còn yếu. Trên tinh thần đó, trẻ sẽ có định hướng củng cố luyện tập kỹ năng tô màu cho mình nhằm đạt được yêu cầu của cô và đó cũng là việc làm giúp trẻ học cách đánh giá và cảm thụ bài vẽ của mình và của các bạn.

* Nội dung: Trẻ hiểu các kỹ thuật, kỹ năng tô màu của nhiều bạn trong lớp và nhận ra được điểm yếu hay điểm mạnh của bạn và mình. Từ đó, trẻ rút ra bài học cho bản thân. Ngoài ra, qua trao đổi với cô giáo và với bạn mà trẻ có thể học hỏi được nhiều điều.

* Cách tiến hành: Cuối giờ hoạt động, cô trưng bày của trẻ (trên bảng hoặc mảng tường, dây treo bài) và nhanh chóng phân ra thành bao loại: tốt, khá và trung bình. Đối với mỗi loại, cô chọn một bài tiêu biểu để nhận xét những mặt được và chưa được về cách thể hiện màu sắc.

* Điều kiện thực hiện:

Giáo viên cần có sự đánh giá chính xác và khách quan về kết quả thể hiện màu sắc trong tranh của trẻ dựa trên một số tiêu chí như: nội dung bài vẽ, kỹ năng tô màu, cách phối hợp màu… Bên cạnh đó, giáo viên cần tế nhị và khéo léo trong lời khen hay chê bởi điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin và hứng thú hoạt động của trẻ. Giáo viên nên tỏ ra cởi mở, hài hước tạo cho trẻ sự vui vẻ khi được cô đánh giá bài vẽ của mình.

Sáu biện pháp đưa ra được sắp xếp theo một trình tự logic, dựa trên quá trình phát triển khả năng cảm thụ màu sắc của trẻ từ tìm hiểu, nghiên cứu, thể hiện và đánh giá hiệu quả của trẻ đạt được.

Hiệu quả của các biện pháp trên phụ thuộc rất nhiều vào giáo viên tổ chức, điều khiển, hướng dẫn trẻ hoạt động vẽ nhằm phát huy cao nhất sự hứng thú và khả năng cảm thụ màu của trẻ.

1.2. Tiến hành thực nghiệm.

Quá trình thực nghiệm được tiến hành qua 3 bước: Thực nghiệm khảo sát, thực nghiệm hình thành và thực nghiệm kiểm chứng.

a. Thực nghiệm khảo sát:

Mục đích: Thu thập và xử lý số liệu có được trong sản phẩm tạo hình của hai lớp thực nghiệm và đối chứng, qua đó đánh giá sự đồng đều về mức

độ cảm thụ và khả năng sử dụng màu sắc trong tranh vẽ của trẻ trước thực nghiệm.

Cách tiến hành: Sử dụng các bài tập: 1. Nhận biết và phân biệt màu sắc.

- Yêu cầu: Trẻ gọi được tên các màu trong dãy quang phổ: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím và các màu đen, trắng, xám, hồng, nâu.

- Cách thực hiện: Sử dụng lêgô đồ chơi của trẻ với các màu trên. Cô chỉ tay vào lêgô nào, trẻ gọi tên màu của lêgô ấy hoặc cô gọi tên màu cho trẻ lấy lêgô có màu tương ứng.

2. Phân biệt sắc độ của màu.

- Yêu cầu: Trẻ biết dùng các từ “đậm”, “nhạt”, “sẫm”, “tối”,… hoặc các từ chỉ sự vật có màu tương ứng để phân biệt sắc độ khác nhau của màu xanh và màu đỏ.

- Cách thực hiện: Xếp các hình có chung màu gốc là màu đỏ (màu xanh) với nhiều sắc độ, thứ tự từ đậm đến nhạt. Yêu cầu trẻ gọi tên theo hiểu biết của trẻ về các máu đó.

3. Vẽ hoa tặng mẹ (tiết đề tài) - Yêu cầu:

Một phần của tài liệu SKKN Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phối hợp màu nhằm phát triển khả năng cảm thụ màu sắc cho trẻ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w