Trong giai đoạn này kiểm toán viên cần tiến hành năm bớc:
* Phát triển một mô hình: Khi phát triển một mô hình, kiểm toán viên cần xác định các biến tài chính hoặc hoạt động và mối quan hệ giữa chúng. Việc lựa chọn những biến cụ thể để xây dựng mô hình cần căn cứ vào mục đích cụ thể của việc áp dụng thủ tục phân tích và nguồn thông tin về các dữ liệu. Nh vậy, với mỗi mô hình cần xác định rõ việc phát triển mô hình là để dự đoán số d tài khoản hiện tại hay để dự đoán thay đổi so với số d của năm trớc. Việc dự đoán thay đổi so với năm trớc sẽ có hiệu lực khi số d năm trớc đã đợc kiểm toán.
* Xem xét tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ: Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử dụng trong mô hình có ảnh hởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và bằng chứng kiểm toán thu đợc từ thủ tục phân tích. Để đảm bảo tính độc lập của dữ liệu cần chi tiết hoá các dự tính. Các dự tính càng chi tiết thì độ tin cậy càng cao. Và để đánh giá tính tin cậy của
dữ liệu kiểm toán viên cần xem xét nhiều yếu tố nh: nguồn của dữ liệu, tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu từ những năm trớc, mở rộng phạm vi dữ liệu sử dụng…
* Ước tính giá trị và so sánh với giá trị ghi sổ: Dựa theo mô hình và trên cơ sở dữ liệu độc lập và tin cậy, có thể so sánh ớc tính này với giá trị ghi sổ. Khi tiến hành so sánh, kiểm toán viên cần chú ý tới tính thờng xuyên của việc đánh giá mối quan hệ đang đợc nghiên cứu, tính biến động tất yếu và biến động bất thờng.
* Phân tích nguyên nhân chênh lệch: Chênh lệch phát sinh có thể do số d tài khoản hay loại nghiệp vụ đợc kiểm toán chứa đựng sai sót nhng cũng có thể chênh lệch đợc hình thành từ chính ớc tính trong phân tích. Nếu có chênh lệch phát sinh kiểm toán viên phải tiến hành phân tích và tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch đó từ doanh nghiệp. Nếu vẫn còn chênh lệch qua xem xét quá trình triển khai thủ tục phân tích thì lời giải thích từ khách thể kiểm toán và bằng chứng cần đợc giải quyết qua các thủ tục kiểm tra chi tiết số liệu.
* Xem xét những phát hiện qua kiểm toán: Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 quy định: “Trờng hợp quy trình phân tích phát hiện đợc những chênh lệch trọng yếu hoặc mối liên hệ không hợp lý giữa các thông tin tơng ứng hoặc có chênh lệch lớn so với dự tính, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục điều tra để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp”.
Chu trình bán hàng và thu tiền có những đặc điểm riêng cho nên các kỹ thuật phân tích đợc tiến hành đối với chu trình này cũng có những điểm riêng biệt nh sau:
- So sánh doanh thu bán hàng của từng hàng hoá, dịch vụ giữa kỳ này với kỳ trớc, so sánh tỷ lệ lãi gộp của năm nay với năm trớc. Tỷ lệ lãi gộp là chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự biến động của quá trình kinh doanh. Kiểm toán viên nếu nhận thấy có những biến động bất thờng cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của những biến động đó.
- So sánh tỷ lệ doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản giảm giá trên tổng doanh thu của kỳ này so với kỳ trớc. Doanh nghiệp không có thay đổi trong các
chính sách về giá… so với các kỳ trớc thì nếu có những biến động bất thờng ở đây kiểm toán viên cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân của những biến động đó.
- So sánh số d của các khách hàng có giá trị lớn giữa các kỳ để phát hiện doanh thu và các khoản phải thu khách hàng bị ghi khống.
- So sánh tỷ lệ chi phí dự phòng của các khoản nợ phải thu khó đòi trên tổng doanh thu hay trên tổng các khoản phải thu khách hàng giữa kỳ này so với kỳ trớc để đánh giá khả năng tài chính của khách hàng trớc khi bán hàng và có cơ sở trích lập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- So sánh các khoản phải thu lớn cha thanh toán hoặc đã đến hạn, quá hạn cha thanh toán với năm trớc.
- So sánh tỷ lệ phần trăm các khoản phải thu phân loại theo bảng phân tích tuổi nợ trên tổng các khoản phải thu của năm nay với năm trớc.
- So sánh sự biến động của các chỉ tiêu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng qua các năm.