4. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ.
4.2. Hạch toán kết quả tiêu thụ.
4.2.1. Hạch toán chi phí bán hàng.
Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí để phục vụ cho khâu bán hàng. Do có nhiều loại chi phí phát sinh liên quan đến nhiều mặt hàng tiêu thụ nên kế toán tiêu thụ thành phẩm không theo dõi riêng từng khoản chi phí này mà đến cuối tháng mới tập hợp chi phí bán hàng và tiến hành ghi sổ kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tiêu thụ thành phẩm, Công ty quy định nội dung của chi phí bán hàng gồm các khoản như sau:
* Chi phí nhân viên bán hàng * Chi phí bao bì đóng gói * Chi phí quảng cáo
* Chi phí vận chuyển thành phẩm đi bán * Chi phí khuyến mại
* Chi phí khác bằng tiền.
Ví dụ: Chi phí bán hàng phát sinh của Công ty trong quý được tập hợp như sau:
Căn cứ vào bảng tính lương và trích BHXH do kế toán tiền lương cung cấp, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 641: 77.573.000
Có TK 338: 5.644.700 ...
Do công tác kế toán tại Công ty cổ phần Dệt 10/10 tương đối phức tạp trong khi tổ chức bộ máy kế toán khá gọn nhẹ nên khi hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán không mở sổ chi tiết cho từng TK 641, 642 theo quý mà tập hợp chi phí phát sinh lên các Nhật ký chứng từ có liên quan. (NKCT số 1, 2... , ví dụ ghi Có TK 111, 112 đối ứng Nợ với các TK 641, 642 hoặc xem ghi Nợ TK 111, 112... đối ứng Có với TK 641, 642 để tính toán các khoản giảm trừ chi phí. (Xem biểu số 7).
Số liệu trên các NKCT có liên quan này và các Bảng phân bổ số 1, 2, 3,... chính là cơ sở để ghi Bảng kê số 5 ( Biểu số 8).
Dòng số liệu phát sinh Nợ TK 641 trên Bảng kê số 5 là căn cứ để ghi Sổ Cái TK 641 (biểu số 9).
* Cách lập Bảng kê số 5:
Bảng kê số 5 của Công ty cổ phần Dệt 10/10 được lập cho từng quý, bao gồm:
- Các cột phản ánh số phát sinh bên Có của các TK 152, 153, 142, 334, 338, 511; các khoản phản ánh ở NKCT số 1 (Phát sinh Có của TK 111); NKCT số 2 (Phát sinh Có của TK 112); NKCT số 10 (Phát sinh Có của TK 141).
- Các dòng ngang phản ánh số chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (ghi Nợ TK 641, 642 đồng thời ghi đối ứng với các TK liên quan phản ánh trên cột dọc.)
4.2.2. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Trong quá trình sản xuất, ngoài chi phí bán hàng phải bỏ ra phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm, Công ty còn phát sinh các khoản chi phí liên quan đến hoạt động của toàn doanh nghiệp mà không tách ra được cho bất kỳ một bộ phận nào
như chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính và các khoản chi phí chung khác...
Nội dung của chi phí quản lý doanh nghiệp cụ thể tại Công ty cổ phần Dệt 10/10 như sau:
* Chi phí khấu hao TSCĐ * Chi phí đồ dùng văn phòng
* Chi phí dịch vụ mua ngoài ( Điện, nước, điện thoại...) * Chi phí nhân viên quản lý
* Chi phí khác
Trong kỳ, kế toán không theo dõi riêng từng khoản chi phí mà đến cuối kỳ mới tiến hành tập hợp và ghi sổ kế toán.
Ví dụ: Hàng tháng, căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH, kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 642: 253.546.582
Có TK 334: 236.259.082 Có TK 338: 17.287.500
Căn cứ vào Bảng tính, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 642: 52.831.502
Có TK 214: 52.831.502
Biểu số 8. BẢNG KÊ SỐ 5
Quý IV năm 2000
Cách vào sổ kế toán TK 642 tương tự như TK 641. Số liệu tổng cộng trên Bảng kê số 5 là cơ sở để ghi Sổ Cái TK 642 (Biểu số 10)
4.2.3. Hạch toán xác định kết quả .
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất định biểu hiện bằng số tiền lãi (lỗ).
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng tiêu thụ.
Để phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng TK 911- Xác định kết quả. Số liệu để tập hợp vào TK này bao gồm:
* Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ - Các khoản giảm trừ doanh thu (Được tập hợp từ các Sổ chi tiết, Sổ tổng hợp tiêu thụ,...)
* Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được tập hợp trên Nhật ký chứng từ số 8 (biểu 11). Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán tiêu thụ sẽ tiến hành xác định lợi nhuận theo sơ đồ (*). Cuối cùng, kế toán sẽ dựa vào các số liệu trên Sổ NKCT 8 để vào Sổ Cái các TK liên quan: TK 511, TK 632, TK 641, TK 642... và tiến hành xác định kết quả tiêu thụ đông thời với việc lập “ BÁO CÁO XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH” cho kỳ hạch toán.
Cụ thể, trong quý IV năm 2000, kết quả về hoạt động tiêu thụ các loại sản phẩm vải tuyn, màn tuyn và sản phẩm rèm cửa của Công ty được xác định như sau:
=
Tổng doanh thu bán h ng à
Doanh thu thuần Tổng số thuế TTĐB hoặc thuế XNK - Giảm giá h ng bán à - Doanh thu h ng bán bà ị trả lại -
* Tính doanh thu thuần theo công thức:
Nhưng thực tế ở Công ty không phát sinh các khoản giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại đối với hàng xuất bán, mặt khác, sản phẩm của Công ty
là mặt hàng không chịu thuế TTĐB và thuế xuất khẩu nên doanh thu thuần được xác định đúng bằng tổng doanh thu bán hàng.
* Kết quả sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức sau:
Doanh thu thuần Kết qủa SXKD lãi (lỗ)
Giá vốn h ng bánà
Chi phí bán h ng à
-
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp - = Kết qủa SXKD lãi (lỗ) 12.059.709.532 9.769.358.854 613.980.608 - - 955.126.419 - = 721.243.651 =
Như vậy kết quả tiêu thụ trong quý IV năm 2000:
Lợi nhuận bất thường trong kỳ: 134.300
Tổng lợi nhuận trong quý IV năm 2000: 721.243.651 + 134.300 = 721.377.951
Toàn bộ trình tự kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần Dệt 10/10 có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ (*).