Xuất giải pháp giảm thiể uô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu luận văn tài nguyên môi trường Đánh giá hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh Thái Nguyên (Trang 46)

Tăng cường pháp chế về môi trường bao gồm các nội dung hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các đề xuất cụ thể:

- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thực sự lồng ghộp cỏc yêu cầu bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương; Đẩy mạnh sự phối hợp liên ngành, liên tỉnh; Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, các địa phương; Nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội trong việc tham gia giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường;

- Đẩy mạnh việc xây dựng và ban hành các chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường trên cơ sở các văn bản của Trung ương phù hợp hơn với địa phương, cụ thể: Xây dựng quy định khung về nhiệm vụ chi cho hoạt động bảo vệ môi trường; Quy định bảo vệ môi trường trên địa bản tỉnh; Quy chế quản lý chất thải rắn; Quy định về các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường có sự thống nhất chung trên toàn tỉnh;

- Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường. Nghiên cứu đưa ra cơ chế, chính sách về: Hệ thống phí, lệ phí bảo vệ môi trường đối với khí thải và chất thải rắn… phù hợp với điều kiện của địa phương;

- Tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi nhằm khuyến khích đa dạng hoỏ cỏc nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường, thúc đẩy xã hội hoỏ cỏc hoạt động bảo vệ môi trường, nhân rộng các mô hình phát triển bền vững trong các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, lâm nghiệp.

Tiếp tục tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra, triển khai và xử lý nghiờm cỏc trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường.

Tăng cường chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, giám sát hậu thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

b. Biện pháp nguồn lực con người, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường

- Tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ môi trường. Tiếp tục hoàn thiện cơ quan bảo vệ môi trường cấp thị/ huyện, phường/ xã, đặc biệt là tại các khu vực có cơ sở sản xuất gõy ô nhiễm môi trường.

- Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Phát huy tối đa hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Tổ chức biên soạn hệ thống chương trình phát thanh, truyền hình để chuyển tải đầy đủ nội dung về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người công dân; phổ cập và nâng cao hiểu biết về môi trường, cung cấp thông tin về bảo vệ môi trường; cổ động liên tục cho các phong trào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường.

- Xây dựng các mô hình tự chủ, tự quản về bảo vệ môi trường.

- Lồng ghép yếu tố môi trường trong các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

- Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường ở địa phương, cơ sở. Cộng đồng trực tiếp tham gia giải quyết các xung đột môi trường.

- Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong các hoạt động có tính phong trào của các ngành, tổ chức đoàn thể.

c. Các giải pháp về quy hoạch phát triển

- Gắn liền công tác bảo vệ môi trường trong các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế - xã hội.

- Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương.

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

- Nghiên cứu ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, huy động các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia đầu tư, quản lý, vận hành cung cấp các dịch vụ công cộng đô thị, xoá bỏ tính độc quyền, sự manh mún khép kín theo địa giới hành chính.

d. Các giải pháp về công nghệ và kỹ thuật

- Áp dụng công nghệ sản xuất sạch thay thế dần công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên.

- Áp dụng công nghệ môi trường xử lý các loại chất thải, nhất là chất thải nguy hại.

- Từng bước hiện đại hóa công nghệ và dây chuyền sản xuất nhằm kiểm soát và giảm thiểu lượng chất thải phát sinh.

- Hỗ trợ tài chính cho các cơ sở sản xuất áp dụng các chương trình sản xuất sạch hơn.

* Các giải pháp cụ thể khác tùy theo vấn đề trọng tâm

Bảo vệ môi trường khu, cụm công nghiệp luyện kim, cơ sở khai thác chế biến khoáng sản, cơ cở sản xuất giấy

- Lập danh sách và phân loại các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiờm trọng: Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ; Công ty Gang Thép Thái Nguyên…

- Thanh tra, kiểm tra các dự án về tuân thủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; thực hiện các biện pháp xử lý, bảo vệ môi trường đạt theo quy chuẩn Việt Nam;

- Kiểm kê khối lượng, lưu lượng các nguồn thải gây ô nhiễm định kỳ 6 thỏng/năm.

- Xõy dựng các trạm xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các khu công nghiệp mới xây dựng.

Bảo vệ môi trường nông nghiệp, cơ sở dịch vụ sản xuất nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác định tổng lượng thuốc BVTV sử dụng, phân bón hoá học, chất thải từ các cơ sở sản xuất nông nghiệp; thống kê khối lượng, chủng loại các loại thuốc BVTV, phân bón hoá học sử dụng, các nguồn thải từ quá trình nuôi trồng trong sản xuất nông nghiệp.

- Lập danh sỏch các khu vực bị ô nhiễm do thuốc BVTV, kho thuốc BVTV, các cơ sở sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường để xử lý theo quy định.

- Kế hoạch bảo vệ các kho thuốc BVTV, các nguồn cung cấp thuốc BVTV, phân bón hoá học cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.

- Kế hoạch bảo vệ môi trường các cơ sở sản xuất dịch vụ nông nghiệp; thanh tra, kiểm tra hệ thống phân phối, cung cấp, dịch vụ, bảo quản, sử dụng các nguồn thuốc bảo vệ thực vật từ sở nông nghiệp phát triển nông thôn đến các đơn vị hành chính huyện, xã và cơ sở buôn bán, sử dụng.

PHẦN V. KẾT LUẬN

1. Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: Địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ thống sông ngòi, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội của địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn.

2. Đánh giá được hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh Thỏi Nguyên: Chất lượng nước sông Cầu, sụng Cụng vẫn tiếp tục gia tăng ô nhiễm. Nhiều đoạn của sông Cầu và sụng Cụng không thể sử dụng vào mục đích sinh hoạt, đặc biệt là các đoạn chảy qua các khu công nghiệp, khu khai thác mỏ (mỏ than Khánh Hoà, Nhà máy giấy, Khu Gang Thép, luyện kim màu và Khu công nghiệp Sụng Cụng . . .) cú một số chỉ tiêu phân tích BOD,

COD, NH4 không đạt TCVN 5942-1995 cột A - chất lượng nước vào mục đích

sinh hoạt.

Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải thải ra môi trường hầu hết đều vượt gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Trong đó, nước thải của Đoạn sông Cầu chảy qua nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, nhiệt điện Cao Ngạn và Đoạn sông chảy qua khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên là một trong những điểm ô nhiễm điển hình do nước thải công nghiệp và là nơi ô nhiễm nhiều nhất so với các khu vực khỏc trờn toàn dòng sông Cầu, các chỉ tiêu TSS, BOD5, COD đều vượt TCVN 5945 – 1995 loại A từ 2-3 lần..

3. Các chất thải từ quá trình sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt là nước thải của nhà máy giấy và các khu công nghiệp gang thép. Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải thải ra môi trường hầu hết đều vượt gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Cỏc dũng thải của các cơ sở này đều thải ra sông Cầu, đã gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông.

4. Để xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm, các đơn vị này đã và đang tích cực triển khai thực hiện các biện pháp xử lý và cố gắng hoàn thành xử lý triệt để đúng thời hạn yêu cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

1. Bộ tài nguyên môi trường – Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005 -

http://www.monre.gov.vn

2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia - http://vi.wikipedia.org

3. Báo cáo tổng kết – Xây dựng chương trình quan trắc môi trường LVS Cầu, 2005

4. Cục Bảo vệ môi trường - Chất lượng môi trường nuớc tại 1 số con sông ở

Việt Nam - http://www.vea.gov.vn

5. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thỏi Nguyờn - Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010 tỉnh Thái Nguyên

6. Cục Bảo vệ môi trường, 2005 - Báo cáo tổng kết nhiệm vụ: Rà soát, Thống kê, Kiểm soát và bổ sung kế hoạch xử lý triệt để các nguồn thải dọc các lưu vực sông,

7. Du lịch Việt Nam- Quy hoạch và đầu tư phát triển Du lịch Thái Nguyên

8. Giới thiệu chung về Thỏi Nguyờn- http:// www.tnmt thainguyen .gov.vn

9. “Nước đóng vai trò quan trọng”, nguồn http://www.vea.gov.vn

10. Nguyễn Thị Ngọc Ẩn (2005), Con người và môi trường, Đại học khoa học

tự nhiờn Tp Hồ Chí Minh.

11. Lê Văn Khoa (2000), Khoa học môi trường, NXB Giáo dục

12. Phan Loan (2005), Các dòng sông lớn chết dần- Bộ Tài nguyên và Môi

trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13. Sở tài nguyên môi trường tỉnh Thỏi Nguyờn– Báo cáo hiện trạng môi trường Thỏi Nguyờn 2005- http://www.tnmtthainguyen.gov.vn

14. Tổng Cục Thống kê Việt Nam (2011)- “Số giường bệnh trực thuộc sở Y tế

phân theo địa phương”

15. Tổng Cục Thống kê Việt Nam (2011)- “Niờn giám thống kê 2010-Dân số và

Tài liệu tiếng anh

16. http://www.answers.com/topic/water-pollution 17.Human Impacts on the Nile River”-

http://sitemaker.umich.edu/sec004_gp5/pollution

18. “ Is this the world’s most poluuted river”-

http://www.dailymail.co.uk/news/article-460077/Is-worlds-polluted-river.html

19. “ Water environmental situation and pollution control in China”,

http://www.wfeo.org/documents/download/Water%20Environmental %20Situation_China.pdf

PHỤ LỤC Phụ lục : BảngQCNV 08: 2008/BTNMT về chất lượng nước mặt STT Tên chỉ tiêu ĐVT TCVN 5942-1995 A B 1 pH _ 6-8.5 5,5-9 2 BOD5 Mg/l 4 25 3 COD Mg/l 10 30 4 DO Mg/l >=6 >=2 5 TSS Mg/l 20 80 6 Amôniac Mg/l 0.1 1 7 Nitrat Mg/l 2 15 8 PO4--- Mg/l 0.1 0.5

Một phần của tài liệu luận văn tài nguyên môi trường Đánh giá hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Cầu đoạn chảy qua địa phận tỉnh Thái Nguyên (Trang 46)