Tỉnh Thỏi Nguyờn cú 8 đơn vị được xếp vào danh sách gây ô nhiễm nghiêm trọng. Trong đó 8 đơn vị gây ô nhiễm trầm trọng có 4 bệnh viện (Bệnh viện A, Bệnh viện đa khoa Trung ương, Bệnh viện C, bệnh viện Lao và Phổi), 1 bãi rác (Bãi rác Thịnh Đức) và 3 doanh nghiệp (Công ty cổ phần giấy xuất khẩu Thỏi Nguyờn, Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ, Công ty gang thép Thỏi Nguyờn).
Hiện nay, Bệnh viện đa khoa Trung ương, Bệnh viện C, Bệnh viện Lao và Phổi, Bãi rác Thịnh Đức đã xây dựng đề án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Bệnh viện A đã được đầu từ xây dựng mới với các hệ thống xử lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường được đầu tư xây dựng đồng bộ.
Biểu đồ 4.5: Lượng nước thải tính theo một số nhóm ngành sản xuất chính
Nguồn: Cục bảo vệ môi trường [6]
Trong đó, nước thải của Khai thác mỏ, chế biến khoáng sản chiếm tỷ lệ cao nhất 55 %, tiếp theo là cỏc nhúm ngành kim khí 29%, ngành giấy 7%[6].
- Công nghiệp khai thác và tuyển quặng: tập trung phát triển Thỏi Nguyờn với tổng lưu lượng gần 30.000 m3/ngày. Hoạt động khai thác vàng diễn ra tại Đồng Hỷ, Võ Nhai, Bắc Phú Lương…, khai thác sắt, chì kẽm Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương…, khai thác than Đại Từ, Phú Lương…, khai thác sột Vừ Nhai, Phổ Yờn, Sụng Cụng… và các loại khoáng sản khác. Đa phần các mỏ khai thác ở lưu vực sông Cầu đều không có hệ thống xử lý nước thải do vậy nước thải trong và sau khi khai thác, tuyển quặng được xả thẳng vào cỏc sụng suối làm cho nguồn nước ở cỏc vựng khai thác bị ô nhiễm [6].
- Luyện kim, cỏn thộp, chế tạo thiết bị máy móc: tập trung chủ yếu ở Thỏi Nguyờn với tổng tải lượng khaỏng 16.000m3/ngày. Trong đó, khu công nghiệp gang thép Thỏi Nguyờn thuộc thành phố Thỏi Nguyờn ảnh hưởng lớn đến môi trường nước lưu vực sông Cầu. Nước thải của khu công nghiệp đổ ra hai mương dẫn rồi chảy vào sông Cầu với lưu lượng ước tính khoảng 1,3 triệu m3/năm [3]. Khu công nghiệp lớn thứ hai của Thỏi Nguyờn khu công nghiệp sụng Cụng nằm trên thị xã sụng Cụng với các nhà máy sản xuất cơ khí, chế tạo máy động lực. Hầu hết, các nhà máy sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, một số nhà máy có hệ thống xử lý lắng sơ bộ rồi thải thẳng ra sụng Cụng.
Công ty gang thép Thỏi Nguyờn được xây dựng ở phía Nam thành phố Thỏi Nguyờn với tổng diện tích là 2.311nghìn m2. Đây là một tổ hợp sản xuất thép lớn nhất nước ta với các công đoạn sản xuất khép kín bao gồm các nhà máy sản xuất như: Nhà máy Cốc hoá, Nhà máy luyện cỏn thộp Lưu Xá, Nhà máy cơ khí . . . Sản lượng của khu công nghiệp theo thiết kế là 190.000 tấn gang lỏng/năm và phụi thộp là 167.500 tấn/năm [3].
Nước thải của Công ty được thải qua hệ thống cống thoát nước của Công ty chảy ra suối Cam Giá và đổ ra Sông Cầu.
Hình 4.2: Nước thải nhà máy Cốc hoá – Gang thép Thỏi Nguyờn
Công ty Gang thép bao gồm nhiều nhà máy, xí nghiệp trực thuộc. Nước thải của các nhà máy xí nghiệp này chủ yếu là nước thải của quá trình làm mát và hầu như không được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là suối Cam Giá và suối Loàng sau đó đổ vào Sông Cầu (đõy là nguồn nước mặt phục vụ cho các mục đích tưới tiêu, công nghiệp …). Do vậy, nên trong thành phần các mẫu nước thải có mặt hầu hết các kim loại nặng. Tuy nhiên, với tổng lượng nuớc sử dụng khoảng 40.000 m3/ ngày tức 12 triệu m3/năm thì có nghĩa hàng năm công ty đã thải vào môi trường khối lượng chất ô nhiễm rất lớn.
- Sản xuất giấy: là một trong những nguồn thải gây ô nhiễm đáng kể đối với lưu vực với tổng tải lượng khoảng 3.500 m3/ngày. Tiêu biểu là Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ thuộc địa bàn phường Quan Triều – thành phố Thỏi Nguyờn. Từ tháng 1/2005, công ty đã chuyển đổi công nghệ sản xuất nhằm
giảm thiểu ô nhiễm. Đồng thời, công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải và hoàn thành vào cuối năm 2005. Tuy nhiên, đến nay nước thải của nhà máy vẫn thải trực tiếp xuống sông Cầu. Bên cạnh đó, nhà máy giấy sản xuất giấy đế xuất khẩu cũng đổ trực tiếp nước vào suối Phượng Hoàng - Thỏi Nguyờn làm gia tăng hàm lượng các chất vô cơ, COD, xơ sợi khó lắng, nước có màu đen, độ kiềm cao và bốc mùi [3].
Nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên là trên dòng sông đoạn trước cửa xả có nhiều tàu khai thác cát hoạt động, dòng sông bị đào bới gây cản trở, xoáy dòng chảy làm tăng mức độ ô nhiễm. Hơn nữa cũn cú cỏc nguồn thải khác xâm nhập như: Nguồn thải sinh hoạt, nguồn thải của Công ty cổ phần giấy xuất khẩu . . .
Như vậy các hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ gây tác động nghiêm trọng tới môi trường nước khu vực, đặc biệt là môi trường nước mặt.
Hình 4.3: Giấy phế thải, rác bị đổ xuống cạnh sông
- Chế biến thực phẩm: Các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu cú cỏc nhà máy sản xuất bia, nước ngọt, bánh kẹo, chế biến thuỷ sản, rau quả, các nhà hàng. Nước thải từ các nguồn thải này không được xử lý và đổ thẳng vào các cống, mương, kênh, rạch và sông. Thành phần nước thải chủ yếu là các hợp chất hữu cơ, gluxit, lipit, vi khuẩn, coliform…..làm cho nguồn nước mặt bốc mùi hôi thối. Tổng lượng nước thải của nhóm ngành này khoảng 2.000 m3/ngày.
Ngoài ra, một số các ngành nghề khác như dệt may, sản xuất vật liệu xây dựng cũng thải nước thải ra các thủy vực xung quanh nhưng với lưu lượng và tải lượng thấp hơn nhiều so với các ngành trên.
b. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng BOD5 và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ rất cao. Đồng thời trong nước thải có nhiều coliform, các vi khuẩn và mầm bệnh. Dân số trong các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu ngày càng tăng, đặc biệt là các khu vực tập trung các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp của thành phố Thỏi Nguyờn. Hầu hết lượng nước thải sinh hoạt đều không được xử lý mà đổ thẳng vào cỏc sụng, hồ trong lưu vực sông.
Quá trình gia tăng dân số nhanh, trong khi đó hạ tầng kỹ thuật đô thị không phát triển tương ứng, làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt.
c. Nước thải y tế
Một số bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thỏi Nguyờn có hệ thống xử lý nước thải nhưng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, nước thải thải trực tiếp ra môi trường nước mặt mang theo nhiều hoá chất độc hại, chất hữu cơ, nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Hiện nay, Bệnh viện đa khoa Trung ương, Bệnh viện C, Bệnh viện Lao và Phổi, Bãi rác Thịnh Đức đã xây dựng đề án xử lý triệt để ô nhiễm môi trường. Bệnh viện A đã được đầu từ xây dựng mới với các hệ thống xử lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường được đầu tư xây dựng đồng bộ.
d. Tác động do hoạt động sản xuất nông nghiệp
Cùng với sự tập trung phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi vẫn là một ngành quan trọng được quan tâm phát triển tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu. Ngoài các loại cây lượng thực truyền thống, các tỉnh còn chú trọng đến phát triển các loại cây được coi thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên là tập trung trồng cây chè. Để tăng năng suất cây trồng, tỉnh sử dụng ngày càng nhiều thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học.
Hàng năm con sông này vẫn phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho hàng vạn ha lúa chiêm, lúa mùa và rau màu các loại và lượng nước hồi quy chiếm khoảng 65
đến 70% lượng nước tưới. Lượng nước hồi quy cùng với nước mưa rửa trôi mang theo vào nước khá nhiều các loại hợp chất như các chất khoáng, mùn hữu cơ, kim loại, dinh dưỡng và nhất là hoá chất bảo vệ thực vật các loại. Một điều dễ nhận thấy là hầu hết các khu vực sản xuất nông nghiệp đều nằm cạnh các con sông nhằm tạo thuận lợi cho khâu tưới tiêu. Vì lẽ đó mà sự xâm nhập của nước sản xuất nông nghiệp trở nên thường xuyên hơn và với quy mô rất lớn. Một điều đáng lo ngại là việc sản xuất nông nghiệp hiện nay rất phụ thuộc vào các loại phân bón hữu cơ và các loại hoá chất diệt trừ sâu bọ, diệt cỏ. Một vụ lúa hoặc chè trung bình người nông dân phun thuốc diệt sâu từ 3 đến 5 lần và phun tổng hợp rất nhiều loại thuốc khác nhau để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc. Loại nước (mưa, nước hồi quy) từ các khu vực sản xuất nông nghiệp có khả năng gõy phỳ dưỡng nguồn nước và ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật, gây nhiễm độc cho hệ sinh thái dưới nước
Dạng ô nhiễm này có quy mô rộng khắp và không có điểm phát sinh rõ ràng.
Nền nông nghiệp lạc hậu và sự yếu kém trong công tác bảo vệ rừng đầu nguồn gây nên sự suy giảm diện tích rừng phòng hộ.
Mặc dù trong những năm gần đây chủ trương giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý đã thu được nhiều kết quả tốt, song diện tích đất trống đồi trọc vẫn còn nhiều, đặc biệt rừng đầu nguồn sông Cầu, sụng Cụng, rừng tre nứa mọc thưa thớt, rải rác.
Chất lượng rừng trong lưu vực sông Cầu bị xuống cấp nghiêm trọng, nghèo kiệt, độ che phủ thấp không còn khả năng ngăn lũ vào mùa mưa và giữ ẩm cho đất vào mùa khô, dẫn đến tình trạng suy thoái đất, lũ lụt về mùa mưa, hạn hán về mùa khô, biến đổi dòng chảy, xói mòn và bồi lấp lòng sông...
Đõy chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng ô nhiễm nguồn nước của lưu vực sông Cầu.