chuyển cành ghép đi xa, ít bị nhiễm bệnh, kết quả cao.
Mắt ghép lấy ở cành bánh tẻ (đường kính gốc cành 6 – 10mm, mỗi cành có 6 – 8 chồi ngủ ở các nách lá to). Dùng dao sắc cắt mắt ghép (hình 42.2) mỗi mắt có lớp gỗ rất mỏng phía trong có kèm 2 đuôi 15 – 20mm. Lát cắt phải thật “ngọt” tránh dập nát tế bào.
Ghép chữ T: Dùng dao ghép rạch 1 đường ngang 1cm cách mặt đất 10 – 20cm. Sau đó rạch 1 đường vuông góc dài 2cm ở giữa (hình chữ T). Dùng dao tách vỏ
theo chiều dọc, cầm đuôi mắt ghép gài và đẩy nhẹ vào khe chữ T. Buộc chặt và làm kín vết ghép. Sau 15 – 20 ngày có thể mở dây buộc. 7 – 10 ngày sau cắt ngọn gốc ghép để chất dinh dưỡng ở gốc ghép nuôi mắt ghép.
Ghép cửa sổ: Dùng dao ghép mở cửa sổ 1 x 2cm ở vỏ gốc ghép. Cắt một miếng vỏ trên cành ghép có mắt ghép ở giữa với kích thước bằng miệng cửa sổ. Đặt mắt ghép vào và quấn dây nilông bịt cửa sổ lại. Sau 15 – 20 ngày có thể mở dây buộc, 7 – 10 ngày sau đó cắt nghiêng 45o ngọn gốc ghép cách mắt ghép 2cm.
* Chăm sóc cành ghép
Tưới nước, phun thuốc trừ sâu bệnh và bón phân. Khi cành ghép mọc cao 40 – 50cm, tuỳ giống cây ăn quả, tuỳ dạng hình gốc ghép mà tiến hành tỉa cành con, bấm ngọn, tạo tán cho cành ghép. Trên mỗi cành ghép chỉ để 2 – 3 cành chính khoẻ phân bố về mọi phía. Khi cành chính mọc dài 20 – 30cm lại tiếp tục bấm ngọn để mỗi cành chính 2 – 3 cành cấp 2.
3.2. ứng dụng sinh sản hữu tính
- Dùng đất đèn sản sinh khí etylen làm quả chín nhanh - auxin và nhiệt độ thấp giúp bảo quản quả được lâu
- Tạo quả không hạt: dùng auxin và giberelin phun vào hoa trước khi thụ phấn sẽ tạo quả không hạt (thường sử dụng cho cà chuat, bầu bí, cam, chanh, nho, táo, lê, dâu tây, dưa chuột, dưa hấu ...)
- Thụ phấn bổ khuyết ở ngô
Làm một cái phễu bằng bìa cứng đường kính 10 – 15cm, cuống phễu lót lớp vải màn.
Khi ngô đã trổ cờ và phun râu thì tiến hành thụ phấn. Dùng tay rung nhẹ cho phấn hoa rơi vào phễu (nếu lỗ vải màn rộng có thể đặt 1 mảnh giấy tròn để giữ hạt phấn). Sau 1 ngày đêm cho hạt phấn nảy mầm đem rây phấn hoa lên râu mới phun của bắt ngô (hoa cái). Theo dõi sinh trưởng và so sánh kết quả (số hạt, trọng lượng hạt) ở ngô được thụ phấn bổ khuyết và ngô tự thụ phấn (nhờ gió).
III. Câu hỏi và bài tậpIII. 1. Câu hỏi ôn tập III. 1. Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Hãy nêu một số ví dụ về sinh sản vô tính tự nhiên và sinh sản vô tính nhân tạo?
Câu 2. Vẽ và chú thích đầy đủ một bông hoa lưỡng tính?
Câu 3. Tự thụ phấn và thụ phấn chéo xảy ra trong những trường hợp nào? Nêu sự khác nhau giữa hoa thụ phấn nhờ gió và hoa thụ phấn nhờ côn trùng?
Câu 4. Có khi nào một hoa lưỡng tính lại cần sự thụ phấn chéo do côn trùng không?
III. 2. Bài tập trắc nghiệm
1. Cây thường xanh rụng lá khi nào: a) vào mùa đông
b) vào mùa xuân c) vào mùa hạ d) vào mùa thu e) quanh năm
2. Khi hình thành tầng rời thì quá trình vận chuyển các chất hữu cơ ra khỏi lá bị gián đoạn và đường tích luỹ trong lá đã dẫn đến sự tổng hợp:
a) Carotenoit b. Xanthophin c. Antoxianin d) Melanin e) Phycoerithrin
3. Khi cây hoá già thì hàm lượng chất nào trong cây sẽ tăng: a) AIA
b) ABA
c) Zẹatin d) GA
e) Auxin
4. Quả được hình thành sau thụ tinh là do Auxin được đưa vào bầu từ: a. vòi nhụy
b. bầu nhụy c. phôi d. ngọn cây e. hạt phấn
5. Chất điều hoà sinh trưởng nào sau đây làm chậm sự hoá già: a. cytokinin
b. AIA c. ABA d. etilen e. GA3
6. Khi chlorophyl bị phân giải thì màu sắc của lá là màu của nhóm sắc tố nào? a. carotenoit
b. xanthophyl c. antoxianin d. melanin e. phycoerithrin
IV. Trả lời câu hỏi và bài tậpIV. 1. Câu hỏi ôn tập IV. 1. Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Một số ví dụ:
1. Sinh sản vô tính tự nhiên: Trong tự nhiên, thực vật có khả năng tạo những cơ thể mới từ một bộ phận của thân bò (dâu tây, rau má), thân rễ (cỏ gấu), thân củ (khoai tây), lá cây (thuốc bỏng), rễ củ (khoai lang).
2. Sinh sản vô tính nhân tạo: Là sự sinh sản từ một bộ phận cắt rời của cây để tạo nên cây mới do con người thực hiện. Các dạng sinh sản sinh dưỡng nhân tạo gồm: giâm (cành, lá, rễ), chiết (cành), ghép (cành, chồi), nuôi cấy mô- tế bào.
Câu 2. Gợi ý trả lời: Một bông hoa lưỡng tính là một bông hoa có cả nhị và nhuỵ. Như vậy khi vẽ cấu tạo đầy đủ của một bông hoa lưỡng tính sẽ có các bộ phận phải chú thích như sau: cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, vòi nhị, bao phấn, vòi nhuỵ, núm nhuỵ, bầu nhuỵ.
Câu 3. Tự thụ phấn xảy ra ở những hoa lưỡng tính Thụ phấn chéo xảy ra ở những hoa đơn tính
Sự khác nhau giữa các hoa thụ phấn chéo nhờ gió và nhờ côn trùng:
Các hoa thụ phấn nhờ gió thường có cấu tạo rất đơn giản, một số bộ phận có thể tiêu biến như đài, tràng, nhị hoặc nhuỵ vươn cao, hoa không mùi, hạt phấn nhỏ và nhiều,…
Các hoa thụ phấn nhờ côn trùng thường có màu sắc sặc sỡ, có mùi thơm hoặc mùi hấp dẫn với từng loại côn trùng. Hoa có cấu tạo và sắp xếp vị trí của nhị hoặc nhuỵ thích hợp cho sự lấy hạt phấn và đưa hạt phấn vào nhuỵ của côn trùng.
Câu 4. Hoa lưỡng tính vẫn có thể phải sử dụng phương thức thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Đó là trong trường hợp sự chín của hạt phấn và của nhuỵ không trùng nhau. Trong trường hợp này nhiều khi hoa phải nhốt côn trùng qua đêm.
Câu 5. Nêu quá trình chín quả và hạt:
Sự chín của quả và hạt thường diễn ra theo thứ tự thời gian như sau:
- Chín sinh lí: Từ lúc thu hoạch đến lúc có thể nảy mầm. Đó là thời gian thành thục của hạt, củ, quả. Thời kì này các chất kích thích sinh trưởng giảm đến mức tối đa, ngược lại các chất ức chế lại tăng đến mức tối đa, để đưa hạt vào thời kì ngủ, nghỉ.
- Chín vật lí : Sự thay đổi độ cứng, mềm, sự thay đổi màu sắc, sự thay đổi mùi vị.
- Chín hoá học: Sự thay đổi về hàm lượng các chất như đường, axit, các chất dự trữ như: phenol, alcanoic, antoxianin,…
IV. 2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. E Câu 2. C Câu 3. B Câu 4. C Câu 5. A Câu 6. A