Sinh sản vô tính ở thực vật

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học và ôn tập sinh học 11 (Trang 40 - 41)

II. Tóm tắt nội dung 1 Khái niệm

1. Sinh sản vô tính ở thực vật

Sinh sản vô tính là sự hình thành cây mới mang đặc tính giống hệt cây mẹ, từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá, chồi,...) không có sự kết hợp giữa tính đực và cái. Sinh sản vô tính còn gọi là sinh sản sinh dưỡng.

Sinh sản sinh dưỡng ở thực vật có hoa

1.1. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên

Trong tự nhiên, thực vật có khả năng tạo những cơ thể mới từ một bộ phận của thân bò (dâu tây, rau má), thân rễ (cỏ gấu), thân củ (khoai tây), lá cây (thuốc bỏng), rễ củ (khoai lang). Đó là sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

1.2. Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo

Là sự sinh sản từ một bộ phận cắt rời của cây để tạo nên cây mới do con người thực hiện. Các dạng sinh sản sinh dưỡng nhân tạo gồm: giâm (cành, lá, rễ), chiết (cành), ghép (cành, chồi), nuôi cấy mô- tế bào.

a) Giâm

Giâm là hình thức sinh sản sinh dưỡng từ một đoạn thân, cành (mía, dâu tằm, sắn, khoai tây), một đoạn rễ (rau diếp) hay mảnh lá (lá cây thuốc bỏngl) . Có thể dùng chất kích thích cho sự ra rễ nhanh chóng hơn.

b) Chiết

ở cây ăn quả nếu gieo từ hạt để tạo thành cây mới và thu hoạch quả phải đợi thời gian khá lâu. Dùng chiết cành rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Chọn cây khoẻ, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần vỏ bóc xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.

c) Ghép

Ghép là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép) sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép. Cành ghép sẽ mang thêm đặc tính của gốc ghép mà ta cần.

Hai cây cùng ghép có thể cùng loài, cùng giống, chỉ khác nhau một số đặc tính mong muốn ở gốc ghép (chịu lạnh, nóng, mặn, chống sâu bệnh, năng suất cao và phẩm chất hoa quả ngon)

Có nhiều kiểu ghép: ghép áp, ghép nêm, ghép dưới vỏ, ghép mắt, ghép cửa sổ, ghép chữ T v.v...

Một phần của tài liệu Hướng dẫn học và ôn tập sinh học 11 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w