Phân tích thay thế liên hoàn các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Một phần của tài liệu i pháp tăng lợi nhuận tại công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh (Trang 26)

Lợi nhuận HĐ SXKD của DN phụ thuộc vào khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu sản phẩm, giá bán, các khoản giảm trừ doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN. Công thức: Lợi nhuận HĐ SXKD = Doanh thu HĐ SXKD - Chi phí HĐ SXKD hay: Lợi nhuân HĐ SXKD = ∑

x (Pi – Cktmi – Ghbi – Hbtli – Tttdbi – Tgtgti –Zi) – Cbh - Cql

Trong đó:

Qi: Khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ loại i Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm loại i

CKtmi: Chiết khấu thƣơng mại đơn vị sản phẩm loại i Ghbi: Giảm giá hàng bán đơn vị sản phẩm loại i

Tttdbi: Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng i Tgtgti: Thuế giá trị gia tăng hàng i Zi: Giá thành sản xuất hàng i Cql: Chi phí quản lý DN Cbn: Chi phí bán hàng

Nhƣ vậy, đối tƣợng đƣợc phân tích nhƣ sau:

▲Lợi nhuận HĐ SXKD = Lợi nhuận HĐ SXKD (1) – Lợi nhuận HĐ SXKD (0) Trong đó:

▲Lợi nhuận HĐ SXKD: giá trị thay đổi của lợi nhuận HĐ SXKD kỳ phân tích so với kỳ gốc.

Lợi nhuận HĐ SXKD (1): lợi nhuận HĐ SXKD kỳ thực tế phân tích. Lợi nhuận HĐ SXKD (0): lợi nhuận HĐ SXKD kỳ gốc.

Ta nhận xét đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận SXKD của DN nhƣ sau:

Khối lƣợng sản phẩm

Xét về mức độ ảnh hƣởng, có thể thấy, nếu giá bán, già thành sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN không đổi thì nhân tố này ảnh hƣởng tỷ lệ thuận đến lợi nhuận bán hàng. Biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận là tăng khối lƣợng sản phẩm hàng hóa bán ra.

Cơ cấu sản phẩm tiêu thụ

Việc thay đổi cơ cấu sản phẩm bán ra có thể làm tăng hoặc giảm lợi nhuận. DN tăng tỷ trọng bán ra những sản phẩm có mức lợi nhuận cao, giảm tỷ trọng bán ra những sản phẩm bị lỗ hoặc có mức lợi nhuận thấp thì tổng lợi nhuận sẽ tăng lên hoặc ngƣợc lại.

Xét về tính chất, việc thay đổi cơ cấu sản phẩm bán ra trƣớc hết là do tác động của nhu cầu thị trƣờng, là tác động của nhân tố khách quan. Mặt khác, để thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng thƣờng xuyên biến động, các DN phải tự điều chỉnh HĐ SXKD, do đó, nó lại là tác đọng của nhân tố chủ quan trong công tác quản lý DN.

Giá bán sản phẩm tiêu thụ

Giá bán sản phẩm là nhân tố ảnh hƣởng lớn đến lợi nhuận DN. Trong điều kiện khối lƣợng sản phẩm bán ra không đổi, giá bán thay đổi sẽ làm cho lợi nhuận thay đổi theo.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trƣờng, giá bán lại không phải chỉ do DN quyết định mà còn do hệ cung cầu của sản phẩm, hàng hóa quyết định. Vì vậy, giá bán sản phẩm sẽ thay đổi theo xu hƣớng thuận chiều với lợi nhuận, nghịch chiều với khối lƣợng sản phẩm bán ra.

Chiếu khấu thƣơng mại

Nếu thuần túy xét theo phƣơng pháp xác định, chiết khấu thƣơng mại có ảnh hƣởng tỷ lệ nghịch đến lợi nhuận DN.

Tuy nhiên, chiết khấu thƣơng mại lại là khoản khuyến khích khách hàng mua với số lƣợng lớn làm tăng khối lƣợng hàng bán của DN, do đó, làm tăng lợi nhuận của DN.

Giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại

Giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại là hai nhân tố ảnh hƣởng nghịch chiều đến lợi nhuận DN, giảm giá hàng bán phát sinh càng lớn thì lợi nhuận càng giảm và ngƣợc lại.

Hai khoản này phát sinh là do công tác quản lý chất lƣợng sản phẩm của DN chƣa tốt. Để tránh tổn thất trong khâu bán hàng làm giảm lợi nhuận, các DN phải kiểm tra chặt chẽ chất lƣợng sản phẩm, không ngừng áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, công nghệ làm tăng chất lƣợng sản phẩm, thay đổi mẫu mã san phẩm để không bị lạc hậu thị hiếu.

Các loại thuế (tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng, xuất khẩu)

Sự ảnh hƣởng của các nhân tố trên là nghịch chiều đến lợi nhuận của DN. Các loại thuế trên càng lớn thì lợi nhuận DN càng giảm và ngƣợc lại

Tuy nhiên, các loại thuế trên do Nhà nƣớc quy định, DN không thể tác động đến chúng.

Một phần của tài liệu i pháp tăng lợi nhuận tại công ty TNHH SX & TM Hưng Thanh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)