0
Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CUẢ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCPQĐ (Trang 29 -34 )

Là một sinh viên thực tập, qua việc nghiên cứu tìm hiểu tình hình thực tế, tình hình quản lý và thực thi chính sách lãi suất của NHNN tại NHTMCPQĐ em thấy còn nẩy sinh một số vấn đề cần kiến nghị đối với NHNN như sau;

1. Vấn đề lãi suất nợ quá hạn

Hiện nay nợ quá hạn đối với các ngân hàng thương mại nói chung và NHTMCPQĐ nói riêng luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng, là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo ngân hàng cũng như công tác tín dụng, bởi lẽ nó liên quan trực tiếp đến chất lượng công tác tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động chung của Ngân hàng. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này người viết không đề cập đến những biện pháp để nâng cao chất lượng công tác tín dụng mà chỉ đề cập đến một góc độ có liên quan đến việc quản lý lãi suất của NHNN đó là vấn đề lãi suất nợ quá hạn.

Hiện nay áp dụng đối với các khoản nợ quá hạn tại các NHTM do NHNN quy định một cách thống nhất bằng 150% lãi suất trần cùng loại của các khoản vay. Như vậy chúng ta thấy, trong khi việc quản lý lãi suất của NHNN đang được dần dần nới lỏng từng bước theo hướng tự do hoá nhằm tạo điều kiện cho các NHTM chủ động hơn trong việc đề ra các mức lãi suất cụ thể của mình thì việc lãi suất nợ quá hạn vẫn bị quy định một cách cững nhắc, mang tính áp đặt chủ quan là điều chưa hợp lý và đi ngược lại xu hướng tự do hóa lãi suất. Việc người vay không trả nợ đúng hạn thì phải chịu một mức lãi suất cao hơn đối với khoản nợ quá hạn đó là một quy định được chấp nhận từ trước ở nước ta và cũng là thông lệ quốc tế. Tuy nhiên áp dụng một mưc snợ lãi suất quá hạn chung cho mọi đối tượng là điều không phù hợp bởi lẽ chúng ta biết rằng, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng nợ qua hạn của người vay, hơn nữa mưc sđộ thiệt hại do khách hàng không trả nợ đúng hạn đối với các Ngân hàng khác nhau thì khác nhau bởi vậy chỉ có bản thân các NHTM mới sbiết phải ứng xử nh cho phù hợp đối với các khoản nợ quá hạn trong từng trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như đối với

những trường hợp do nguyên nhân khách quan: thiên tai, hoả hoạn cơ chế chính sách thay đổi ... thì nên đặt khoản tiền pạht thấp hoặc không áp dụng mức phạt nhằm giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn và duy trì mối quan hệ lâu dài. Hơn thế nữa, trong nhiều trường hợp việc quy định phạt nợ qúa hạn chỉ mang tính chất hình thức và không thể thực hiện được trong thực tế bởi lẽ, do gặp phải khó khăn bất khả kháng như các trường hợp nêu trên việc trả nợ đã không thể thực hiện được thì làm sao có thể trả được lãi suất phạt quá hạn. Do đó nếu cứ cố tình áp dụng như vậy thì chỉ làm cho tình hình trở nên căng thẳng. Ngược lại đối với những trường hợp bị mắc nợ qúa hạn do nguyên nhân chủ quan như kế hoạch sản xuất kinh doanh không hiệu quả, yếu kem trong quản trị điều hành... thì nên áp dụng một mức lãi suất nợ qua hạn cao hơn để cảnh tỉnh họ. Đối với những trường hợp khách hàng cố tình vi phạm tì cần phải áp dụng mức phạt thật cao để ngăn chặn, không cho tình hình đó tái diễn. Từ thực tế phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng việc quy định lãi suất nợ qua hạn đối với từng khoản nợ qúa hạn cụ thể nên giao cho các NHTM Quyết định thì sẽ hợp lý hơn và phản ánh đúng xu hướng tự do hoá lãi suất hiện nay.

2. Mối quan hệ giữa lãi suất ngắn hạn - Trung dài hạn, giữa lãu suất nông thôn - thành thị thôn - thành thị

Mối quan hệ giữa trần lãi suất ngắn hạn với lãi suất trung, dài hạn, giữa trần lãi suất cho vay nông thôn với trần lãi suất cho vay khu vực thành thị.

Việc quy định trần lãi suất cho vay lãi suất trung, dài hạn cao hơn trần lãi suất cho vay ngắn hạn và lãi suất cho vay khu vực nông thôn cao hơn lãi suất cho vay khu vực thành thị là hoàn toàn hợp lý vì nó phù hợp với 2 nguyên tắc cơ bản trong tài chính đó là: " Một đô la hôm nay có giá trị hơn một đôla ngày mai và một đô la không có rủi ro có gía trị hơn một đô la rủi ro". Tuy nhiên trong thực tế việc áp dụng như vậy lại không khuyến khích các doanh nghiệp trong vay vốn đầu tư trung dài hạn để tái sản xuất mở rộng, đồng thời không thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển do đó có phần nào đi ngược lại chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, để đảm bảo hài hoà lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế đồng thời thực hiện đúng định hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, cần có chính sách ưu đãi về vốn thông qua công cụ lãi suất đối với các ngành, lĩnh vực then chốt theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ nhất định, chẳng hạn

như việc cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay theo kế hoạch nhằm đảm bảo lợi ích và khuyến khích các chủ thể thực hiện việc cho vay đó.

3. Vấn đề quản lý bằng trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước

Như đã nêu ra trong phần I Chương II, việc thực hiện quản lý lãi suất bằng trần lãi suất cho vay tối đa của NHNN đối với các NHTM là một bước tiến rất lớn trong tiến trình đổi mới cơ chế quản lý lãi suất ở nước ta theo hướng tự do hoá. Tuy nhiên trong thực tế việc thực hiện còn nẩy sinh nhiều bất cập. Bởi vậy thay cho việc quy định mức lãi suất cứng nhắc, nên chăng Nhà nước áp dụng một biên độ trần lãi suất nhất định tương tự như quản lý ngoại tệ, NHNN không thả nổi lãi suất nhưng vẫn có thể quy định biên độ lãi suất trần nhằm giúp cho các NHTM chủ động hơn nữa trong việc định ra các mức lãi suất của riêng mình, vừa không bị động trong việc huy động và cho vay vừa không vi phạm chính sách lãi suất của NHNN. Mặt khác NHNN cũng vừa có thể điều chỉnh mức trần lãi suất cong bố, vừa có thể điều chỉnh biên độ lãi suất trần, tuỳ theo đặc điểm của từng thời kỳ khác nhau. Hoặc nếu NHNN thấy có thể bù lỗ được cho các NHTM quốc doanh thì ấn định trần lãi suất đối với các ngân hàng đó, đồng thời quy định thêm một biên độ dao động nhất định nào đó đối với các NHTMCP giúp cho các Ngân hàng này hoạt động ổn định bởi lẽ nó đâu có được bù lỗ như các NHTM quốc doanh.

Việc xác định biên độ lãi suất trần có thể căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, có 3 yếu tố chính cần phải xem xét đó là: lãi suất huy động vốn bình quân, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN, mức chênh lệch bình quân đủ bù đắp chi phí, rủi ro và có lãi cho các NHTM. Chẳng hạn lãi suất huy động vốn bình quân của các NHTM là 0,8%/tháng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì lãi suất huy động bình quân sau dự trữ bắt buộc là 0,89%/tháng và mức ceenh lệch đủ để bù đắp chi phí, rủi ro ở mức độ trung bình là 0,3% thì lãi suất cho vay là 1,19%/tháng. Khi đó NHNN có thể quy định một biên độ lãi suất trần chẳng hạn là 10% thì lãi suất cho vay của các NHTM có thể dao độn từ 0,952%/tháng đến 1,119%/tháng và trong chiến lược huy động vốn của mình, mỗi NHTM sẽ dưa ra một mức lãi suất cạnh tranh nhất định. Còn đối với Nhà nước trong mỗi giai đoạn, thời kỳ nhất định, căn cứ vào tình hình cụ thể thị trường có thể đưa ra các mức lãi suất trần và biên độ dao động thích hợp.

4. Mối quan hệ giữa lãi suất trái phiếu kho bạc và lãi suất huy động vốn của hệ thống các NHTM. của hệ thống các NHTM.

Hiện nay đay là 2 kênh huy động vốn chủ yếu trong công chúng. Trái phiếu kho bạc được phát hành với mục đích chủ yếu là bù dắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu ci tiêu đầu tư cho những dự án lớn, trọng điểm của Nhà nước. Còn các NHTM huy động vốn nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình va gián tiếp phục vụ các chương trình của Chính phủ. Thuy nhiên lãi suất của 2 kênh huy động này là một vấn đề cần phải xem xét, bởi lẽ trong thực tế lãi suất huy động bằng trái phiếu kho bạc Nhà nước luôn cao hơn lãi suất các NHTM mặc dù trái phiếu kho bạc được xem như loại đầu tư an toàn và ít rủi ro, điều này đã gây ra không ít khó khăn đối với các NHTM trong việc huy động vốn của mình. Chẳng hạn như mới đây Ngân hàng đầu tư phát triển phát hành trái phiếu với lãi suất 12% mỗi năm, trả lãi trước tương ứng với 13,6%/năm nếu trả lãi sau, hoặc đợt phát hành công trái vừa rồi. Trong khi trần lãi suất được liên tục điều chỉnh giảm buộc các ngân hàng thương mại phải giảm lãi suất huy động (mức trung bình cao nhất khoảng 9,5%/năm) điều này thực sự gây khó khăn cho các NHTM trong việc huy động vốn, mặt khác chênh lệch qua scao giữa 2 loại lãi suất này đa xtạo ra các kênh chu chuyển vốn lòng vòng, các NHTM có thể kiếm lời mà không cần qua con đường tín dụng gây ra sự lãng phí nguồn lực. Chính vì vậy chênh lệch giữa hai loại lãi suất này là vấn đề cần phải xem xét.

KẾT LUẬN

Có thể nói việc chuyển từ cơ chế quản lý tập trung, quan liên bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

liên bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

là một trong những bước ngoặt quan trọng trong công tác đổi

mới quản lý ở nước ta, trước hết là ở góc độ nhận thưc stư duy

lí luận. Tuy nhiên để thực hiện được điều đó trong thực tiễn nó

đòi hỏi một qúa trình lâu dài vừa thực hiện vừa tổng kết đúc

rút kinh nghiệm, không thể cho rằng thực hiện được ngay một

sớm một chiều. Việc quản lý và điều hành chính sách lãi suất

của NHNN Việt Nam thời gian qua đã có những bươc scr biến

đáng kể theo hướng dần dần nới lỏng việc quản lý mang tính

chất mệnh lệnh hành chính, từng bước tạo điều kiện tốt hơn

cho các Ngân hàng thương mại trong việc chủ động đề ra các

mức lãi suất của riêng mình, trên cơ sở về vốn cung cầu trên

thị trường. Tuy vậy chính sách lãi suất hiện hành vẫn chưa

hoàn toàn thoát khỏi việc quản lý mang tính chất chủ quan, ép

buộc gây ra nhiều khó khăn cho các NHTM trong qúa trình

thực hiện, cũng như việc thực hiện chức năng đòn bẩy kinh tế

của công cụ lãi suất. Chính vì vậy trong xu hướng đổi mới tư

duy của nền kinh tế chính sách lãi suất cũng cần được tiếp tục

hoàn thiện theo hướng tự do hoa strên cơ sở thừa nhận và tôn

trọng sự vận động của các quy luật kinh tế khách quan.

Nhiệm vụ của các NHTM là góp phần cùng NHNN thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Vì vậy việc

hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Vì vậy việc

xây dựng một chế độ cụ thể vừa đảm bảo chấp hành nghiêm

chỉnh mọi chủ trương chính sách quản lý của Nhà nước vừa

đảm bảo tính cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của bản

thân ngân hàng luôn là vấn đề đượcquan tâm của các NHTM nói chung và NHTMCPQĐ nói riêng

nói chung và NHTMCPQĐ nói riêng

Trong phạm vi bài viết này trên cơ sở phân tích thự trạng cũng như xu hướng quản lý chính sách lãi suất của NHNN,

cũng như xu hướng quản lý chính sách lãi suất của NHNN,

người viết mong muốn có những đóng góp nhất định đối với

NHTM nói chung và NHTMCPQĐ nói riêng trong việc xây

dựng một chính sách lãi suất đảm bảo được các yêu cầu nói

trên.

Mặc dù đã giành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu tìm hiểu vấn đề song chắc chắn bài viết không tránh khỏi

cứu tìm hiểu vấn đề song chắc chắn bài viết không tránh khỏi

những hạn chế và thiếu sót nhất định cả về mặt nhận thức lí

luận cũng như tình hình thực tiễn. Vì vậy em kính mong có

được sự giúp đỡ

chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa ngân hàng tài chính nói chung, Cô giáo

Trần Thu Hà,

người trực tiếp hướng dẫn em

chung, Cô giáo

Trần Thu Hà,

người trực tiếp hướng dẫn em

và các cô, các Chú, các Bác, các Anh, Chị tại NHTMCPQĐ để

nhận thức của em về vấn đề nghiên cứu được đầy đủ và hoàn

thiện hơn.

Một phần của tài liệu VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CUẢ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA NHTMCPQĐ (Trang 29 -34 )

×