1. Xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh Việt Nam và định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu
1.1. Xu hướng thay đổi của môi trường kinh doanh Việt Nam
Toàn cầu hoá là xu thế lớn của thế kỷ 21, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực Kinh tế - Thương mại. Tất cả các nước đều nỗ lực hội nhập vào xu thế chung vì sự tồn tại và phát triển của chính mình. Các nước lớn nhỏ, các nước có nền kinh tế khép kín đều tiến hành điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Chủ trương phát triển một nền kinh tế mở đã được Đảng và Nhà nước ta xác định ngay từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà vào năm 1945 và trong các văn kiện Đại hội Đảng. Đại hội Đảng IX đã nêu rõ chủ trương và phương châm của Việt
Nam là “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc…”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, công cuộc đổi mới tiếp tục được thực hiện toàn diện và sâu sắc hơn. Kinh tế tăng trưởng nhanh, 5 năm qua GDP tăng bình quân 7,5%, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới đã được quốc hội thông qua, phấn đấu sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Về kinh tế, dự kiến tốc độ tăng GDP đạt tối thiểu 7,5-8%/năm. Với tốc độ tăng trưởng đó, tới năm 2010 GDP của Việt Nam sẽ đạt xấp xỉ 100 tỷ USD, GDP trên đầu người sẽ tăng từ 640 USD năm 2005 lên 1050-1100 USD. Khi đó nước ta sẽ vượt qua được ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp để ghi tên mình vào nhóm nước có thu nhập trung bình. với GDP đầu người đó nước ta đồng thời đã tạo được điều kiện để bước và giai đoạn “cất cánh” – giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dân tộc Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ trọng đại trong bối cảnh mới - đất nước hội nhập toàn diện và sâu sắc hơn vào nền
kinh tế khu vực và thế giới. Nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, xã hội chính trị ổn định, môi trường kinh doanh ngày càng hấp dẫn đã trở thành điểm đến được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế rất quan tâm. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế diễn ra trên cả 3 mặt: khu vực công nghiệp và dịch vụ, trong đó đặc biệt là dịch vụ tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng vượt trội; cơ cấu lao động cũng sẽ có sự dịch chuyển tương ứng; kinh tế ngoài nhà nước (bao gồm cả kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) có điều kiện phát triển nhanh.
Trong xu thế hội nhập chung, lĩnh vực ngân hàng cũng cùng hội nhập quốc tế, cùng tham gia một cách bình đẳng trên thị trường kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng trong phạm vi lớn quốc tế và khu vực. Điều này có nghĩa là các NHTM Việt Nam và các ngân hàng nước ngoài đều được kinh doanh theo đúng luật pháp và bình đẳng với nhau. Xu hướng này sẽ đặt NHTM VN trong một môi trường mới có tính cạnh tranh sâu sắc hơn. Quá trình hội nhập đặt các NHTM VN trong thế cạnh tranh mạnh mẽ. Điều đó đòi hỏi các NHTM VN phải cung cấp nhiều dịch vụ
mới, chất lượng hơn nhằm thu hút các doanh nghiệp cũng như tăng khả năng cạnh tranh.
Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng mở ra những cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế về các vấn đề tài chính, tiền tệ; giúp cho các NHTM VN có điều kiện chia sẻ thông tin, trao đổi nghiệp vụ, thu hút các luồng vốn quốc tế, tiếp cận thị trường mới cũng như tranh thủ được công nghệ ngân hàng, trình độ quản lý tiên tiến từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Hội nhập tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách ngân hàng phải tiến hành nhanh hơn, quyết liệt hơn, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực quản trị điều hành tương xứng với chuẩn mực trong hệ thống ngân hàng quốc tế.
Về quy mô và tăng trưởng: trong các năm 2003 - 2006, các NHTMCP có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng dư nợ cho vay và đầu tư, tổng doanh thu,… bình quân đạt 30% - 40%/năm. Riêng năm 2006, các NHTMCP đạt mức tăng trưởng, các chỉ tiêu kinh doanh nói trên ở mức cao
nhất từ trước đến nay. Một số NHTMCP đến hết năm 2006 có mức tăng nguồn vốn và dư nợ cho vay, đầu tư lên tới 60% - 80% so với năm 2005. Các mức tăng trưởng đó là bền vững, dựa trên màng lưới được mở rộng nhanh, nhất là các chi nhánh, phòng giao dịch của các NHTMCP được thành lập mới ở các tỉnh thành phố đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, các khu đô thị mới, khu dân cư tập trung, trung tâm thương mại và dịch vụ. Tốc độ phát triển màng lưới của các NHTMCP cũng đạt bình quân trên 35% trong 3 năm 2003 - 2006. Đến hết năm 2006, một số NHTMCP có quy mô lớn đều có tới 60 đến hơn 100 chi nhánh và phòng giao dịch. Số lượng cán bộ, nhân viên của hều hết các NHTMCP cũng có tốc độ tăng trưởng gần 3 lần trong 3 năm qua.
Quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các tổ chức tài chính quốc tế và ngân hàng các nước tiếp tục được duy trì và phát triển lên những tầm cao mới. Nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của IMF, WB, ADB và NHTƯ một số nước đến thăm và làm việc tại Việt Nam đều đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội mà
dụng cũng như các tài trợ khác cho Việt Nam. NHNN đã thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại chính sách nhằm trao đổi kinh nghiệm và tham khảo ý kiến tư vấn của các tổ chức này, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành hoạt động tiền tệ - ngân hàng và quản lý vĩ mô nền kinh tế. Năm 2006, NHNN đã đàm phán thành công 13 chương trình và dự án trị giá gần 730 triệu USD; ký kết 10 chương trình và dự án trị giá trên 1 tỉ USD với WB và ADB, nâng tổng số chương trình, dự án đã ký kết với các tổ chức này lên con số 120 với trên 10 tỉ USD. Đặc biệt, NHNN đã điều phối thành công chương trình tín dụng hỗ trợ giảm nghèo IV (PRSC IV) vay vốn của WB và các nhà đồng tài trợ, đồng thời đàm phán thành công chương trình PRSC V trị giá 200 triệu USD với WB và các nhà đồng tài trợ. Ngoài ra, NHNN đã phối hợp làm thủ tục tiếp nhận nhiều khoản hỗ trợ kỹ thuật cho các bộ, ngành, địa phương nhằm tăng cường năng lực thể chế.
NHNN đã chủ động xúc tiến các hoạt động nhằm thúc đẩy và mở rộng hợp tác tài chính - ngân hàng với các tổ chức tài chính đa phương như ASEAN, APEC, đẩy nhanh tiến trình hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, phối hợp với các bộ, ngành chuẩn bị đầy đủ điều kiện để nước ta gia nhập WTO. Trong quan hệ với ASEAN, NHNN đã tích cực tham gia các hoạt động hợp tác và đóng góp cho sự thành công của các hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN và ASEAN+3 (AFMM+3), Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc NHTƯ các nước ASEAN và ASEAN+3 (AFDM+3), Hội nghị Thống đốc NHTƯ các nước ASEAN. NHNN cũng đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng các phương án cam kết và tham gia đàm phán thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với các nước Đông Á khác. Về hợp tác APEC, NHNN đã hoàn thành Kế hoạch Hành động quốc gia hàng năm trong lĩnh vực ngân hàng, tham gia tích cực với Bộ Tài chính tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC tại Việt Nam năm 2006.
Nhiều Hiệp định hợp tác song phương về lĩnh vực ngân hàng đã được ký kết thành công với chính phủ, NHTƯ, các tổ chức song phương trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Đông Âu,
Singapore trong lĩnh vực ngân hàng, tham gia xây dựng nội dung Dự thảo Chiến lược Đối tác kinh tế chung Việt Nam - Thái Lan, đề xuất ký các thỏa thuận hợp tác trao đổi thông tin trong lĩnh vực thanh tra ngân hàng với các cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng của Australia, Hồng Kông, Malaysia, Singapore, Hoa Kỳ.
NHNN đã chủ động khai thác và không ngừng nâng cao hiệu quả hỗ trợ kỹ thuật nhằm đổi mới và tăng cường năng lực hoạt động của NHNN cũng như các tổ chức tín dụng. Các hỗ trợ kỹ thuật từ các nhà tài trợ song phương và đa phương, đặc biệt của Quỹ ASEM ủy thác qua WB đã góp phần đổi mới hoạt động thanh tra giám sát của NHNN và tăng cường năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại, đưa vào áp dụng những thông lệ và chuẩn mực quốc tế về tổ chức và quản trị ngân hàng thương mại. Cùng với sự hỗ trợ tài chính của Quĩ ASEM, NHNN đã xây dựng được một lộ trình trợ giúp ngành Ngân hàng, bao trùm toàn bộ mục tiêu và nội dung cơ bản của Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Lộ trình này được sắp xếp theo trình tự
thời gian và mức độ ưu tiên, đồng thời được cập nhật thường xuyên theo tiến độ cải cách hệ thống ngân hàng trong thời gian tới. Ngoài ra, các hỗ trợ kỹ thuật từ IMF, ADB, IFC, EC, GTZ, AFD, CIDA, SIDA… đã và đang được thực hiện nhằm hỗ trợ trong các lĩnh vực như thanh tra ngân hàng, quản lý và điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, đào tạo cán bộ... NHNN cũng đã khai thác được nhiều chương trình hợp tác về đào tạo cán bộ ngân hàng với NHTƯ các nước và vùng lãnh thổ như Canada, Thụy Điển, Luxembourg, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan. Nhờ đó, nhiều cán bộ ngân hàng đã có cơ hội tham dự các khoá đào tạo và khảo sát nhằm tiếp cận và nâng cao kiến thức về lĩnh vực chính sách tiền tệ, hệ thống thanh toán,...
Những hoạt động đối ngoại của NHNN Việt Nam trong năm qua có một ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo đà cho quá trình hội nhập của các năm tiếp theo và tiếp tục khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của ngành Ngân hàng trong công cuộc cải cách và hội nhập quốc tế, khẳng định hệ thống Ngân hàng Việt Nam có đủ khả năng vượt qua được những khó khăn và thử thách, góp phần vào
Trong năm 2007, NHNN sẽ tiếp tục chủ động thực hiện các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng, đồng thời củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác song phương trên cơ sở các nghị định thư liên chính phủ, các hiệp định và thỏa ước hợp tác quốc tế về tiền tệ - ngân hàng, phát triển quan hệ hợp tác song phương và đa phương nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn vốn, công nghệ và kỹ thuật quản lý tiên tiến của các đối tác. Về quan hệ với IMF, WB, ADB, MIB, MBES, NHNN sẽ tiếp tục củng cố và phát triển các mối quan hệ hợp tác nhằm tranh thủ các nguồn hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, thực hiện thành công Đề án phát triển ngành Ngân hàng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006.