Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

Một phần của tài liệu luận văn Pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước- Thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần Giao thông Công chính Thạch Thành (Trang 32)

2.4.1 Về hiệu quả cổ phần hóa của công ty cổ phần Giao thông Công chính Thạch Thành

Việc tiến hành cổ phần hóa không chỉ đem lại lợi ích cho Nhà nước mà còn đem lại lợi ích trực tiếp cho người lao động, doanh nghiệp và cho xã hội

Sau hơn 10 năm cổ phần hoá, đời sống của công nhân công ty cổ phần Giao thông công chính huyện Thạch Thành ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân của công nhân ổn định ở mức 4.000.000đ/người/tháng; đời sống tinh thần cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Kết quả này gắn liền với quá trình phát triển lớn mạnh của công ty, đặc biệt là hoạt động chăm lo đời sống cho công nhân lao động của tổ chức công đoàn cơ sở( được thành lập sau khi công ty tiến hành cổ phần hóa).

Sau khi thành lập, Ban chấp hành công đoàn công ty đã cùng với Ban giám đốc chung tay tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh. Từ chỗ chỉ nhận duy tu, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng đường bộ, Ban chấp hành CĐ đã tham mưu cho Ban Giám đốc mở rộng các lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh việc nhận duy tu, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng đường bộ, công ty đã tham gia đấu thầu xây dựng các công trình giao thông như cầu, đường, hệ thống kênh mương, trạm bơm... đầu tư thiết bị máy móc khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng, đảm nhận quản lý các công trình phúc lợi trên địa bàn huyện.

Từ sự nỗ lực của Ban giám đốc, Ban chấp hành công đoàn và công nhân lao động, đến nay, công ty cổ phần giao thông công chính huyện Thạch Thành đã có nhiều phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh được đổi mới, hiện công ty đang thực hiện nhiều gói thầu xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi trong và ngoài huyện. Đời sống của CNLĐ từng bước được nâng cao, 100% CNLĐ được tham gia đóng BHXH, BHYT và BHTN. Ban chấp hành tham mưu cho Hội đồng quản trị, Ban giám đốc xây dựng thang, bảng lương, quy chế trả lương theo hướng có lợi cho người lao động. Định kỳ hàng năm, công đoàn tham gia với ban Giám đốc xét tăng lương cho CNLĐ, đề nghị thưởng cho những công nhân lao động có thành tích cao trong lao động sản xuất.

Nói tóm lại, sau khi tiến hành cổ phần hóa công ty đã có những bước phát triển hiệu quả không chỉ cho công ty mà còn cho cả những người lao động trong công ty. Doanh thu của công ty tăng, lợi nhuận tăng nên phần thuế đóng cho nhà nước cũng ngày một tăng( năm 2011:16.233750 đồng; 2012: 19.413080 đồng; 2013: 22924500 đồng)

Có thể thấy qua trình cổ phần hóa không chỉ giảm bớt gánh nặng cho nhà nước mà còn đem lại nhiều hiệu quả cho doanh nghiệp, người lao động, và xã hội.

Tuy nhiên có thể thấy trong quá trình tiến hành cổ phần hóa công ty cổ phần giao thông Công Chính Thạch Thành còn gặp một số khó khăn như việc quy định không rõ ràng trong các văn bản pháp luật như việc quy định về định giá tài sản của doanh nghiệp chưa cụ thể rõ ràng còn khiến công ty gặp nhiều khó khăn thêm vào đó là việc trầm lắng của thị trường chứng khoán trong mấy năm nay cũng khiến việc mở rộng vốn của công ty gặp nhiều khó khăn.

2.4.2 Về chủ trương cổ phần hóa của nhà nước Nhà nước

Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là cơ sở để phát triển nền kinh tế nước ta theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đó cũng là công cụ để kiểm soát lạm phát trong nền kinh tế.

Trong thời kỳ đầu của chủ trương cổ phần hóa, đối tượng cổ phần hóa chủ yếu là các công ty nhỏ. Tuy nhiên hiện nay đối tượng của cổ phần hóa đang đẩy sang các công ty lớn, trọng yếu, có khả năng sinh lời cao như: ngân hàng, viễn thông tại Nghị quyết của Chính phủ mới ban hành gần đây về giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại cổ phần được bán tối đa 35% cổ phần cho tư nhân. Theo PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn: “ Khuyến khích tư nhân nắm giữ cổ phần tại các ngân hàng này sẽ thúc đẩy gia tăng khả năng sinh lời”. Đây chính là minh chứng rõ ràng nhất cho tính đúng đắn của chủ trương cổ phần hóa của Đảng và Nhà nước. Có được thành công này phải kể đến sự tiếp thu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và các phản ứng kịp thời của chính phủ với việc cổ phần hóa theo các điều kiện kinh tế, hoàn cảnh lịch sử.

2.4.3 Về tốc độ, hiệu quả cổ phần hóa của các doanh nghiệp nhà nước nói chung trong đó có công ty cổ phần giao thông Công Chính Thạch Thành

Cổ phần hóa giúp huy động vốn cho Doanh nghiệp, sau cổ phần hóa các doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả hơn do cổ phần hóa buộc các doanh nghiệp phải chủ động để có thể cạnh tranh, tài chính của doanh nghiệp cũng được lành mạnh hóa, doanh nghiệp có thể khẳng định được thương hiệu của mình.

Tuy nhiên hiện nay tốc độ cổ phần hóa của các doanh nghiệp còn rất chậm, hiệu quả cổ phần hóa còn hạn chế do một số nguyên nhân sau:

Nguyên nhân thứ nhất: Các doanh nghiệp nhà nước vẫn muốn giữ thế độc quyền và hoạt động kinh doanh kém hiệu quả

Một là, đối với các doanh nghiệp vốn độc quyền thì không muốn cổ phần hóa do vẫn còn lưu luyến với lợi ích từ việc độc quyền. Các doanh nghiệp này không dễ gì chấp nhận phải cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

Hai là, do Hội đồng thành viên được giao quyền quá lớn, đại diện chủ sở hữu nhà nước không gắn với nghĩa vụ và trách nhiệm; vẫn còn tư duy nhiệm kỳ dẫn đến có quá nhiều bê bối xảy ra; việc đầu tư ngoài ngành một cách tràn lan, kém hiệu quả; tiến độ thực hiện các dự án chậm, gây thiệt hại nhiều. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ. Chính vì vậy sức hấp dẫn của doanh nghiệp nhà nước giảm đi nhiều trong mắt các nhà đầu tư.

Ba là, một số người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước lo ngại mình sẽ mất hoặc giảm quyền lợi khi cổ phần hóa.

Nguyên nhân thứ hai: Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tài chính nói riêng trong những năm qua không thuận lợi cho việc đẩy mạnh cổ phần hóa. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến những bất ổn trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam cũng giống như nhiều doanh nghiệp trên thế giới không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí phải giải thể hoặc phá sản. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước thì sự hỗ trợ của Nhà nước chính là cứu cánh cho các doanh nghiệp này. Và tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ từ Nhà nước nên các doanh nghiệp này không muốn cổ phần hóa.

Thêm vào đó là sự ảm đạm của thị trường chứng khoán trong những năm qua, sức mua cổ phần thấp, nguồn cung dường như vượt quá năng lực của thị trường. Sự thua lỗ của doanh nghiệp nhà nước do khủng hoảng kinh tế đã làm giảm sức hấp dẫn cổ phiếu doanh nghiệp này.

Thống kê đấu giá cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước trong quý I và quý II năm 2014 cho thấy, trung bình có 27% số cổ phần chào bán trúng giá, trong đó, có tới một

nửa số doanh nghiệp chỉ bán được dưới 2% tổng số cổ phần chào bán, các nhà đầu tư bên ngoài chỉ mua 267 tỷ đồng, còn lại 3.894 tỷ đồng là trong nội bộ.( nguồn: thongtintaichinh)

Thứ hai, do lạm phát năm cao năm thấp dẫn đến việc giá cả không phản ánh thực chất tài sản của doanh nghiệp Nhà nước sẽ làm phát sinh hiện tượng lãi giả, lỗ thật; hoặc

lỗ giả, lãi thật.

Nguyên nhân thứ ba: Thiếu các văn bản pháp lý cần thiết

Hiện nay, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là thực hiện theo các nghị định, thông tư hoặc các quyết định mang tính chất hành chính của các cấp. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, khi kế hoạch cổ phần hóa liên tục bị chậm tiến độ, Chính phủ, các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh đã ban hành rất nhiều văn bản nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ, trong năm 2014 Chính phủ và Thủ tướng đã ban hành một số văn bản pháp luật như: Nghị quyết 15/NQ-CP năm 2014 về giải pháp đẩy nhanh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Chỉ thị số 06/CT-TTg năm 2014 về đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg về tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước… Nội dung của các văn bản pháp luật đã cho thấy được sự quyết liệt nhằm đẩy nhanh cổ phần hóa nhưng kết quả đạt được lại thấp. Từ đó cho thấy các văn bản pháp luật trên chưa có tính pháp lý cao.

Mặt khác, liên quan đến vấn đề lợi ích, hiện nay các doanh nghiệp nhà nước do các bộ, các ngành, UBND cấp tỉnh quản lý, các doanh nghiệp này đem lại nhiều lợi ích cho các cơ quan này, thậm chí là các cá nhân, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đang nắm giữ thế độc quyền. Điều này, dẫn đến việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thiếu quyết liệt trong việc chỉ đạo cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các văn bản pháp luật ban hành thiếu tính khả thi.

Nguyên nhân thứ tư: Những yếu kém trong tổ chức thực hiện

Việc tổ chức thực hiện là khâu yếu nhất. Công tác xây dựng, thẩm định, phê duyệt phương án cổ phần hóa, tái cơ cấu, thoái vốn nhà nước của nhiều doanh nghiệp chưa bảo đảm tiến độ. Nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp chưa tích cực, chưa quyết liệt triển khai kế hoạch cổ phần hóa DNNN.

Một phần của tài liệu luận văn Pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước- Thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần Giao thông Công chính Thạch Thành (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w