- BĐTD rất hữu hiệu cho người học khi lập kế hoạch, dự án. Nó cho người học một cái nhìn tổng thể, cách đánh giá khách quan. Nếu một người nào đó đang lập một dự án kinh doanh thì đừng quên sử dụng BĐTD khi làm việc.
- Khi chúng ta chưa định hướng được kế hoạch rõ ràng, vẫn chỉ là những ý tưởng, sử dụng phương pháp BĐTD chắc chắn sẽ thành công.
- Khi ta bắt đầu cho một dự án kinh doanh khởi nghiệp, ta phải lo quá nhiều việc một lúc. Có khi nào ta nản trí vì đuối sức? BĐTD sẽ giúp bạn tư duy thông suốt và biết sắp xếp công việc theo một trật tự ngay từ đầu.
2 - Hiệu quả về mặt xã hội:
Việc sử dụng BĐTD giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Sau một thời gian ứng dụng BĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng ở trường THCS Yên Phong đã bước đầu có những kết quả khả quan. Giáo viên đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng dụng BĐTD trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên đã biết sử dụng BĐTĐ để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn, Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng BĐTD để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số học sinh trung bình đã biết dùng BĐTD để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản.Đặc biệt đối với môn Ngữ văn, học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng BĐTD để ghi chép bài nhanh, hiệu quả, đặc biệt là trong học Tiếng Việt.
Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học ở một số tiết học cho thấy, sử dụng BĐTD trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động của học trò của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.
Sử dụng thành thạo và hiệu quả bản đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “bản đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.
IV. KẾT LUẬN
Dạy học luôn là một quá trình sáng tạo, mục tiêu và nội dung chương trình được xây dựng trên cơ sở tích hợp, điều này tạo điều kiện cho học sinh dễ dàng mở rộng và nâng cao kĩ năng cũng như kiến thức của mình trong từng lớp, cấp học. Nghị quyết TW 4 khóa VII, nghị quyết TW 2 khóa VIII và được pháp chế hóa trong điều 24.2 của Luật Giáo dục: Định hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học là “Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”. Ta có thể hiểu tích cực ở đây là tích cực hoạt động nhận thức, tích cực trong tư duy, tích cực một cách chủ động. Điều đó có nghĩa là học sinh chủ động trong toàn bộ quá trình phát hiện, tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Do đó dạy tập làm văn là hình thành cho học sinh năng lực tư duy, năng lực hành động. Muốn thế, chức năng của giáo viên không chỉ là truyền thụ giảng giải kiến thức cho học sinh mà chính là tạo điều kiện, tổ chức và khuyến khích học sinh tự mình tìm ra kiến thức mới, phát triển kĩ năng và hình thành thái độ. Điều tôi muốn nói nhắn nhủ với các em học sinh: “ Muốn có một bài văn hay đòi hỏi phải có cảm xúc chân thật khi viết, cảm xúc hồn nhiên tươi trẻ xuất phát từ suy ngẫm trải nghiệm của chính mình, phải lao tâm khổ luyện. Tránh lối viết theo kiểu khuôn sáo. Hãy viết bằng chính tâm sức của mình, bằng sự nung nấu từ con tim, có như thế bài văn mới là sản phẩm sáng tạo của chính các em”.
Trước đây, các tiết ôn tập chương một số GV cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ, … và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của GV hoặc của tài liệu, chứ không phải do HS tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Gần đây, sau một số đợt tập huấn của Dự án THCS II, nhiều GV đã áp dụng thành công dạy học với việc thiết kế BĐTD. Có thể kể đến một số trường tham gia dự án THCS II sau khi được tập huấn về đổi mới PPDH (trong đó có nội dung thiết kế, sử dụng BĐTD) đã triển khai và bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các sinh hoạt ở tổ chuyên môn cũng như hoạt động dạy học của nhà trường,
là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đang đẩy mạnh triển khai.
Bước đầu cho phép tôi kết luận: Việc vận dụng BĐTD trong dạy học sẽ dần hình thành cho HS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng BĐTD kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình… có tính khả thi cao góp phần đổi mới PPDH, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THCS và THPT