Tổng quan về Tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ vinacomin (Trang 26)

Đặc điểm tổ chức hoạt động, tổ chức quản lý

- Tên gọi: Tổng Công ty công nghiệp hóa chất mỏ Vinacomin

- Trụ sở giao dịch: Ngõ số 1 – Phan Đình Giót – Thanh Xuân – Hà Nội

- Loại hình công ty: Công ty mẹ - Công ty con

- Wedsite: http://www.micco.com.vn

- Email: micco@hn.vnn.vn

- Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng

Quá trình hình thành và phát triển:

Ngành Hoá chất Mỏ được thành lập ngày 20 tháng 12 nǎm 1965 theo quyết

định của Bộ Công Nghiệp nặng, có nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản VLNCN của Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu, cung ứng cho các ngành kinh tế.

Từ nǎm 1995, nhu cầu sử dụng VLNCN ngày càng tǎng, nhằm thống nhất sự quản lý, thực hiện sản xuất, kinh doanh đảm bảo tuyệt đối an toàn và đáp ứng tốt hơn về VLNCN của các ngành kinh tế, ngày 29/3/1995, Vǎn phòng Chính phủ đã có thông báo số 44 cho phép thành lập lại Công ty Hoá Chất Mỏ, từ đó ngày 1/4/1995, Bộ Nǎng Lượng (nay là Bộ Công nghiệp) đã có quyết định số 204 NL/ TCCB-LĐ thành lập Công ty Hoá Chất Mỏ.

Ngày 29 tháng 4 năm 2003 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 77/2003/QĐ - TTg v/v chuyển Công ty Hoá Chất Mỏ thành Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ Công nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và xu thế thời đại ngày 22 tháng 3 năm 2006 Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản đã ra quyết định số 591/QĐ-HĐQT v/v đổi tên Công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ Công nghiệp thành Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp Hoá Chất Mỏ.

Ngày 23/11/2010 Thủ tướng Chính phủ ra thông báo số 2162/TTG- ĐMDN v/v thành lập Tổng Công ty Công Nghiệp hóa chất mỏ- VINACOMIN và ngày 20/12/2010 Bộ trưởng Bộ công thương ra quyết định số: 6668/QĐ- BCT v/v thành lập công ty mẹ - Tổng Công ty Công nghiệp Hóa Chất Mỏ- VINACOMIN, đi vào hoạt động từ 01/01/2011. Tổng công ty nhiệm vụ một vòng khép kín: từ nghiên cứu, sản xuất, phối chế - thử nghiệm, bảo quản, dự trữ quốc gia VLNCN, xuất nhập khẩu thuốc nổ, nguyên liệu, hoá chất để sản xuất VLNCN, đến dịch vụ cung ứng: Vận chuyển, thiết kế mỏ, nổ mìn và các nhiệm vụ khác ngoài VLNCN.

Đến nay Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ - VINACOMIN đang thực hiện chế độ kế toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo thể thức của nhà nước quy định, hoạt động theo pháp luật của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thương hiệu MICCO của công ty đã được đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại cục sở hữu trí tuệ Bộ khoa học công nghệ. Và được cấp giấy phép kinh doanh số 0104000086 do Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 06 năm 2003.

Lĩnh vực kinh doanh:

Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ VINACOMIN là một doanh nghiệp Nhà nước có chức năng chính là xuất nhập khẩu nguyên liệu và sản xuất, cung ứng VLNCN, làm dịch vụ khoan nổ mìn cho các nhu cầu của các ngành kinh tế cả nước. Ngoài ra còn sản xuất dây kíp mìn làm các dịch vụ khác như cung ứng vật tư xăng dầu, vận tải, may mặc, kinh doanh vận tải sông biển trong và ngoài nước, dịch vụ sửa chữa vận tải thuỷ ...v v.

Sản phẩm được sản xuất rồi cung ứng từ Tổng công ty:

- Sản phẩm thuốc nổ Zecno, Anfo và Anfo chịu nước.

- Thuốc nổ AH1, dùng trong hầm lò có khí, bụi nổ.

- Phân xưởng sản xuất ống gió lò phục vụ trong nước và xuất khẩu.

- Sản xuất vật liệu xây dựng và đá khối (Bazan) xuất khẩu.

- Túi PE, dây mìn điện.

- Dây điện, bao bì đóng gói thuốc nổ, giấy sinh hoạt, vật liệu xây dựng.

Sản phẩm được nhập về để cung ứng của Tổng công ty:

- Thuốc nổ phá đá AD1.

- Mồi nổ MN – 31 và TX1A.

- Mồi kích nổ do Công ty nhập khẩu trực tiếp.

- Thuốc nổ Powergel Magnum 3151 của Công ty ORICA.

- Mồi nổ năng lượng cao 175g và 400g.

- Những sản phẩm của Công ty ORICA được Công ty nhập khẩu trực tiếp và cung ứng.

Sơ đồ 5: Cung ứng thuốc nổ và dịch vụ nổ của Công ty:( phụ lục )

Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, trong đó Chủ tịch Tổng công ty chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp luật. Bộ máy quản lý được tổ chức thành các phòng ban khác nhau, mỗi phòng ban được giao nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, cụ thể do đó tính chuyên môn hóa được nâng cao, tăng hiệu quả trong công tác quản lý.

* Nhiệm vụ và chức năng cụ thể của các bộ phận quản lý

Chủ tịch tổng công ty: Là người đại diện theo ủy quyền của VINACOMIN tại tổng công ty, chịu trách nhiệm trước VINACOMIN và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty.

Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước chủ tịch, chủ sở hữu và trước pháp luật. Đồng thời điều hành chung mọi hoạt đông của công ty.

Phó tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Các phòng ban chức năng: Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc:

- Văn phòng: Thực hiện các mặt công tác hành chính, văn thư lưu trữ, đối ngoại, pháp chế, tuyên truyền và quản tri đời sống.

- Phòng tổng hợp, thi đua, văn thể: Thực hiện các mặt công tác công tác tổng hợp, thi đua khen thưởng, văn hóa thể thao.

- Phòng tổ chứ cán bộ: Thực hiện các mặt công tác tổ chức bộ máy quản lý, công tác tuyển dụng, công tác chế độ và chính sách đối với cán bộ.

- Phòng lao động tiền lương: Thực hiện các mặt công tác định mức lao động, lao động tiền lương, công tác lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động.

- Phòng kế hoạch và chỉ huy sản xuất: Thực hiện các mặt công tác kế hoạch, thị trường và chỉ huy sản xuất, công tác dự trữ quốc gia, kinh doanh cung tứng VLNCN.

- Phòng thương mại: Thực hiện các công tác xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, thiết bị và kinh doanh đa nghành.

- Phòng thống kê kế toán tài chính: Thực hiện các mặt công tác kế toán thống kê, quản lý tài chính và quản lý hệ thống giá.

- Phòng kỹ thuật công nghệ: Thực hiện các mặt công tác kỹ thuật và công nghệ sản xuất VLNCN, phát triển sản phẩm mới, công tác quản lý chất lượng và nhãn hiệu hàng hóa, quản lý kỹ thuật kho, công tác thử nghiệm, kiểm tra chất lượng VLNCN, công tác công nghệ thông tin, bảo vệ môi trường và kỹ thuật cơ điện.

- Phòng công nghệ khoan mìn: Thực hiện các mặt công tác quản lý kỹ thuật và công nghệ khoan mìn, công tác phát triển ngành nghề khoan nổ mìn.

- Phòng an toàn: Thực hiện các mặt công tác an toàn bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ, điều tra tai nạn và sự cố thiết bị.

- Phòng đầu tư xây dựng: Thực hiện các mặt công tác quản lý và tổ chức chỉ đạo xây dựng, thiết kế công trình khai thác mỏ.

- Phòng bảo vệ: Thực hiện các mặt công tác bảo vệ, quân sự.

- Phòng kiểm toán nội bộ thanh tra: Thực hiện các mặt công tác kiểm toán nội bộ, thanh tra nội bộ và xem xét giải quyết đơn thư khiếu tố.

- Ban chiến lược phát triển: Chủ trì, nghiên cứu đề xuất chiến lược tổng thể, mục tiêu chiến lược phát triển của tổng công ty, đề xuất chiến lược phát triển của công ty vùng, đơn vị phụ thuộc, tham gia xây dựng các quy hoạch phát triển.

- Phòng dự án: Thực hiện các mặt công tác quản lý và thực hiện một số dự án trọng điểm của tổng công ty.

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Tổng công ty công nghiệp hoá chất mỏ Vinacomin

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ vinacomin

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ kế toán tại công ty.

Mọi công việc kế toán đều thực hiện ở bộ phận kế toán của công ty từ việc thu thập chứng từ, lập chứng từ ghi sổ, ghi sổ chi tiết đến lập báo cáo kế toán. Kế toán ở các phân xưởng sản xuất chỉ tập hợp các chi phí thực tế phát sinh, trên cơ sở các chứng từ gốc được công ty phê duyệt, không có tổ chức hạch toán riêng. Chính nhờ sự tập trung của công tác kế toán này mà công ty nắm được toàn bộ thông tin từ đó có thể kiểm tra, đánh giá chỉ đạo kịp thời. Phương thức tổ chức bộ máy kế toán của công ty có đặc trưng là mọi nhân viên kế toán đều được điều hành thực tế từ một người lãnh đạo là kế toán trưởng.

Sơ đồ 6:Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty (phụ lục đính kèm)

Nhiệm vụ, chức năng của từng nhân viên kế toán của tổng công ty như sau:

o Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của Tổng công ty, là người giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính.

o Phò phòng kế toán: Giúp kế toán trưởng trong việc điều hành, chỉ đạo các hoạt động hạch toán kế toán, thay kế toán trưởng điều hành bộ máy kế toán khi kế toán trưởng đi vắng.

o Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các báo cáo của đơn vị cấp dưới, lập báo cáo toàn công ty.

o Kế toán thanh toán: Tiếp nhận chứng từ thanh toán, kiểm tra và lập chứng từ chuyển tiền theo quy định, theo dõi các khoản phải thu, phải trả đồng thời thiết lập báo cáo thanh toán lên cấp trên và tiếp nhận các công nợ của cấp dưới chuyển lên.

o Kế toán tiền lương và BHXH: Có nhiệm vụ tính lương cho cán bộ nhân viên toàn công ty và các khoản trích theo lương, các khoản thưởng và thanh toán BHXH.

o Kế toán TSCĐ, XDCB và nguồn vốn: Theo dõi sự tăng, giảm, sự hao mòn TSCĐ, các khoản đầu tư XDCB, nguồn vốn của Tổng công ty, đăng ký mức trích khấu hao với công ty, hướng dẫn các đơn vị thực hiện trích khấu hao theo đúng quy định.

o Kế toán chi phí và tính giá thành: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo đúng đối tượng và phương pháp công ty áp dụng và tính giá thành của từng loại sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh của công ty.

o Kế toán thuế: cập nhật và áp dụng theo đúng các văn bản thuế của Nhà nước, kê khai các loại thuế lập báo cáo thuế.

o Kế toán công nợ và doanh thu: Theo dõi toàn bộ phát sinh công nợ phải thu, phải trả khách hàng ngoài có mối quan hệ mua bán với công ty, lập báo cáo công nợ hàng ngày, phân loại công nợ, thực hiện trích lập dự phòng công nợ khó đòi theo quy định, theo dõi doanh thu và giá vốn.

o Thủ quỹ kiêm thống kê: Theo dõi nhập xuất của dòng tiền, lập báo cáo thu, chi tiền mặt.

Các chính sách, chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang áp dụng

- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.

- Niên độ kế toán áp dụng là theo năm, thời gian bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch

- Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ: VNĐ, Việc quy đổi, các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ sang đồng Việt Nam được thực hiện theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam

- Phương pháp kê khai và tính thuế giá tri gia tăng: Tổng công ty áp dụng phương pháp khấu trừ thuế

- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng

- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên, kế toán chi tiết hàng tồn kho theo phương pháp ghi thẻ song song

- Phương pháp định giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa xuất kho: Bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ.

- Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ

Một phần của tài liệu Kế toán nguyên vật liệu tại tổng công ty công nghiệp hóa chất mỏ vinacomin (Trang 26)