Nội dung thực nghiệm và xử lý các kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Triết học Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc (Trang 34)

Trước khi tiến hành tác động sư phạm theo mục đích thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát trình độ ban đầu của hai nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, thông qua tiến hành kiểm tra trắc nghiệm 45 phút những nội dung kiến thức cơ bản của môn triết học Mác – Lênin (xem phụ lục 1). Trong bài kiểm tra đó, sau khi xử lý kết quả chúng tôi thu được kết quả học tập môn triết học Mác – Lênin của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (mỗi lớp 70 sinh viên) như sau:

Bảng 2.1. Kết quả học tập của hai lớp thực nghiệm và đối chứng Điểm

Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TB

Thực nghiệm 0 0 3 7 7 24 16 13 0 0 6,1

Đối chứng 0 0 2 8 4 25 15 16 0 0 6,3

Nhìn vào bảng kết quả thu được chúng ta thấy rằng trình độ học tập ban đầu môn triết học Mác – Lênin của hai lớp thực nghiệm và đối chứng là tương đương nhau (điểm trung bình học tập của lớp thực nghiệm là 6,1 còn lớp đối chứng là 6,3). Đây là cứ liệu ban đầu để chúng tôi tiến hành tác động sư phạm nhằm thu được kết quả sau đó một cách khách quan và chính xác.

Tác giả tiến hành tác động sư phạm bằng cách giảng và tổ chức hướng dẫn cho sinh viên lớp thực nghiệm theo giáo án có hướng dẫn phương pháp tự học đã được xây dựng. Các em sẽ tiến hành học tập, tự nghiên cứu theo phương án thực nghiệm này. Còn sinh viên lớp đối chứng sẽ học tập theo cách thông thường, tức là học theo bài giảng thuần tuý không có hướng dẫn tự học của giảng viên.

Sau bốn tuần tiến hành tác động sư phạm, để có được kết quả thực nghiệm, chúng tôi đã cho sinh viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm bài kiểm tra, sau đó chấm bài và đánh giá theo các thang đo đã xây dựng. Đề bài kiểm tra không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc nắm vững và phân tích được những tri thức triết học Mác – Lênin đã học theo trí nhớ mà còn giải quyết được các vấn đề đặt ra đòi hỏi các em phải có sự tổng hợp, khái quát hoá và vận dụng sáng tạo những tri thức lý luận vào hoạt động nhận thức và thực tiễn theo yêu cầu nội dung từng chương.

2.2.1. Nội dung thực nghiệm

* Nghiên cứu nội dung thực nghiệm và lựa chọn đơn vị kiến thức

Nội dung chương trình triết học Mác - Lênin trong giáo trình triết học Mác - Lênin dùng cho các trường đại học, cao đẳng hiện nay (Tái bản lần thứ hai – 2006 có sửa chữa, bổ sung) theo qui định của Bộ giáo dục và đào tạo bao gồm có hai phần, mười bốn chương:

Phần I: Khái lược về triết học và lịch sử triết học, bao gồm các chương: chương I: Khái lược về triết học; chương II: Khái lược về lịch sử triết học trước Mác; chương III: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin; chương IV: Một số trào lưu triết học phương tây hiện đại.

Phần II: Những nguyên lý cơ bản của triết học Mác – Lênin, bao gồm các chương: Chương V: Vật chất và ý thức; chương VI: Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật; chương VII: Những cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật; chương VIII: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật; chương IX: Lý luận nhận thức; chương X: Hình thái kinh tế - xã hội; chương XI: Giai cấp và dân tộc; chương XII: Nhà nước và

cách mạng xã hội; chương XIII: Ý thức xã hội; chươngIIX: Vấn đề con người trong triết học Mác - Lênin

Về việc xác định phương pháp dạy học bao giờ cũng căn cứ vào nội dung kiến thức của môn học và từng chương cũng như đối tượng người học. Trong đề tài, phạm vi nội dung bài giảng được xác định là chương VI và IX , đối tượng người học là sinh viên hệ đại học không chuyên năm thứ hai. Từ căn cứ trên, tác giả đã xây dựng những phương pháp dạy học cụ thể là: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp đàm thoại, phương pháp đặt câu hỏi, phương pháp đọc giáo trình, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp gắn lý luận với thực tiễn,…

Tương ứng với các phương pháp, tác giả lựa chọn một số đơn vị kiến thức để vận dụng việc hướng lẫn phương pháp tự học cho sinh viên. Sau đây là những đơn vị kiến thức mà chúng tôi lựa chọn.

Bảng 2.2. Nội dung đơn vị kiến thức thực nghiệm

STT Nội dung đơn vị kiến thức Phương pháp Thời

gian

1

Chương VI

Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật

- Phân tích

- Khái quát hoá, trừu tượng hoá.

- Đặt câu hỏi. - Đàm thoại - Phân tích sơ đồ - Liên hệ lý luận với thực tiễn. 3 tiết 2. Chương IX Lý luận nhận thức - Phân tích - Đặt câu hỏi - Đàm thoại - Đọc giáo trình 3 tiết

- Lập kế hoạch bài dạy lớp đối chứng

Trên cơ sở dung lượng kiến thức các chương, chúng tôi đã lập kế hoạch bài giảng theo cách thức truyền thống do một giảng viên khác trong bộ môn đảm nhiệm giảng dạy. Giảng viên này có nhiệm vụ thuyết trình, phân tích cho sinh viên hiểu những tri thức cơ bản đã có trong giáo trình. Trong quá trình lên lớp, giảng viên chỉ cần truyền đạt cho sinh viên một cách tuần tự những khái niệm, phạm trù, những vấn đề lý thuyết, giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giảng.

- Lập kế hoạch bài dạy cho lớp thực nghiệm

Thiết kế bài thực nghiệm 1:

CHƯƠNG II. HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, sinh viên cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

1- Về kiến thức

- Khái niệm mối liên hệ, các tính chất của mối liên hệ - Khái niệm phát triển, các tính chất của sự phát triển

- Giá trị khoa học và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải quán triệt quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể và phát triển.

2- Về kỹ năng

- Nêu được đầy đủ khái niệm, tính chất.

- Phân tích được tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng phong phú của mối liên hệ và sự phát triển.

- Phân tích được ý nghĩa pháp luận của hai nguyên lý, phê phán các quan điểm duy tâm, siêu hình về mối liên hệ và về sự phát triển.

- Hiểu được sâu sắc nội hàm khái niệm mối liên hệ và sự phát triển. - Có khả năng vận dụng được nội dung hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật vào nhận thức và thực tiễn.

- Có năng lực phê phán, bác bỏ được các quan điểm sai lầm đối lập với quan điểm duy vật biện chứng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Phương tiện thực hiện bài giảng chủ yếu là sách giáo trình, bảng, phấn, tài liệu tham khảo, sử dụng máy chiếu phim tài liệu về sự cân bằng sinh thái, về nguồn gốc của sự sống, mối liên hệ giữa thế giới vô cơ và hữu cơ…,bài kiểm tra nhận thức và phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của sinh viên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1- Cách mở đầu

Ỏ chương vật chất và ý thức chúng ta đã biết rằng, thế giới này tồn tại duy nhất là thế giới vật chất, thế giới đó phản ánh vào trong đầu óc con người hình thành thế giới tinh thần. Một vấn đề được đặt ra là, thế giới vật chất rất đa dạng phong phú và khác nhau, vậy giữa chúng có mối liên hệ tác động qua lại hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời? Chúng tồn tại bất biến hay vận động biến đổi không ngừng? Ý nghĩa của những vấn đề này là gì? Tất cả sẽ được lý giải trong nội dung chưong VI, Hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật.

I. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

1. Khái niệm mối liên hệ Các sự vật, hiện tượng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.

Từ quan niệm trên ta có khái niệm về mối liên hệ theo quan điểm duy vật biện chứng: Mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.

GV: Để nghiên cứu mối liên hệ chúng ta phải trả lời hai câu hỏi sau?

Một là: Các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau?

Hai là: Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó?

Trong lịch sử triết học, để trả lời những câu hỏi đó ta thấy có nhiều quan điểm khác nhau: siêu hình, duy tâm và duy vật biện chứng, các em hãy đọc tài liệu và cho biết:

GV: Vậy quan điểm siêu hình là gì? Hãy nhận xét quan điểm đó?

Ví dụ: Trong thế giới, giới vô cơ và hữu cơ không có mối liên hệ, giữa động vật và thực vật không có mối liên hệ, có chăng chỉ là ngẫu nhiên

SV: - Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái này tồn tại bên cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau. Nếu giữa chúng có sự quy định lẫn nhau thì cũng chỉ là những quy định bề ngoài, mang tính ngẫu nhiên.

1. Phương pháp cơ bản: phân tích; quy nạp; so sánh đối chiếu; đặt câu hỏi dẫn dắt; liên hệ lý luận với thực tiễn Đọc giáo trình, tài liệu tham khảo, thảo luận nhóm, liện hệ thực tiễn theo phương pháp quy nạp rút ra kết luận chung

Thiết kế bài thực nghiệm 2:

CHƯƠNG IX. LÝ LUẬN NHẬN THỨC

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, sinh viên cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

1- Về kiến thức

- Bản chất của nhận thức theo quan điểm duy vật biện chứng

- Khái niệm thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức con người - Quá trình nhận thức các giai đoạn nào, nội dung từng giai đoạn - Chân lý là gì? Tính chất của chân lý

2- Về kỹ năng

- Nêu được đầy đủ các nội dung yêu cầu về kiến thức

- Phân tích được khái niệm thực tiễn và vai trò của nó - Phân tích được nội dung quá trình nhận thức

- Liên hệ thực tiễn và rút ra ý nghĩa cho bản thân

3- Về thái độ, hành vi

- Hiểu được sâu sắc bản chất của nhận thức theo quan điểm duy vật

biện chứng

- Nắm được nội hàm khái niệm thực tiễn. Nhận thức được tầm quan trọng của thực tiễn đối với nhận thức

- Có khả năng vận dụng được nội dung lý luận nhận thức mácxít vào quá trình nhận thức của bản thân

- Có năng lực phê phán, bác bỏ được các quan điểm sai lầm đối lập với quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Phương tiện thực hiện bài giảng chủ yếu là sách giáo trình, bảng, phấn, tài liệu tham khảo, sử dụng máy chiếu trình bày sơ đồ quá trình nhận thức…, bài kiểm tra nhận thức và phiếu điều tra trưng cầu ý kiến của sinh viên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1- Cách mở đầu

Như chúng ta đã biết, giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học “Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?” có nhiều quan điểm khác nhau, đa số các nhà triết học (cả duy vật và duy tâm) đều thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Nhưng vấn đề nảy sinh là: Vậy bản chất nhận thức của con người là gì? Con người nhận thức thế giới như thế nào, và có chân lý thực sự hay không?..

Các câu hỏi trên sẽ được chúng ta giải quyết ở chương IX. Lý luận nhận thức

NỘI DUNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA SV PHƯƠNG PHÁP

I. Bản chất nhận thức và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

1. Bản chất của nhận thức quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc người trên cơ sở thực tiễn.

Quan điểm duy vật biện chứng trên được xây dựng trên cơ sở bốn nguyên tắc căn bản (Giáo trình)

GV: Xung quanh vấn đề nhận thức của con người có nhiều quan điểm khác nhau,

- Vậy nội dung những quan điểm trước Mác về nhận thức là gì? (quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa duy vật)

- Mác đã chỉ ra hạn chế của các quan điểm trên: "Khuyết điểm chủ yếu của toàn bộ chủ nghĩa duy vật từ trước tới nay kể cả chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc là sự vật, hiện thực, cái cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hình thức khách thể hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người, là thực tiễn; không được nhận thức về mặt chủ quan"

SV: - Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng, nhận thức chỉ là sự phức hợp những cảm giác của con người - Platôn đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan lại coi nhận thức là sự "hồi tưởng lại" của linh hồn bất tử về "thế giới các ý niệm" mà nó đã từng chiêm ngưỡng được nhưng đã bị lãng quên, hoặc cho rằng nhận thức là sự "tự ý thức về mình của ý niệm tuyệt đối". - Những người theo thuyết hoài nghi coi nhận thức là trạng thái hoài nghi về sự vật và biến sự nghi ngờ về tính xác thực của tri thức thành một nguyên tắc của nhận thức.

- Chủ nghĩa duy vật trước Mác thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người và coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong đầu óc của con người. Tuy nhiên, do sự hạn chế bởi tính trực quan, siêu hình, máy móc mà

1. Phương pháp cơ bản: Phân tích; quy nạp; so sánh đối chiếu; đặt câu hỏi dẫn dắt; liên hệ lý luận với thực tiễn

GV: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của nhận thức dựa trên những nguyên tắc nào?

chủ nghĩa duy vật trước Mác đã coi nhận thức là sự phản ánh trực quan, đơn giản, là bản sao chép nguyên xitrạng thái bất động của sự vật. Họ chưa thấy được vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Ví dụ: Phơbách coi nhận thức, ý thức là sản phẩm thuần tuý của tự nhiên

Như vậy, có thể nói, tất cả các trào lưu triết học trước Mác đều quan niệm sai lầm hoặc phiến diện về nhận thức, những vấn đề về lý luận nhận thức chưa được giải quyết một cách khoa học, đặc biệt là chưa thấy được đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

SV: C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết về nhận thức. Học thuyết này ra đời dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

- Một là, thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập đối với ý thức của con người.

Phân tích, quy nạp, liên hệ thực tiễn, khái quát hóa

2. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

- Quan điểm trước Mác về

GV: Xung quanh vấn đề thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức của con người có nhiều

- Hai là, thừa nhận khả năng nhận thức được thế giới của con người.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Triết học Hướng dẫn phương pháp tự học môn triết học Mác - Lênin cho sinh viên trường Đại học Tây Bắc (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w