Về phân cấp nhiệm vụ chi

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 111)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.2.Về phân cấp nhiệm vụ chi

Đổi mới phân cấp nhiệm vụ chi của NSNN phải đặt trong cơ chế đồng bộ về phân cấp quản lý hành chính Nhà nƣớc giữa ngành và lãnh thổ, đảm bảo tính thống nhất về qui hoạch theo ngành theo địa bàn, cân đối các mục tiêu kinh tế - xã hội trên địa bàn, đảm bảo tính hợp lý thống nhất về chế độ, chính sách, định mức chi tiêu; thực hiện tiết kiệm chi thƣờng xuyên, giành vốn cho đầu tƣ phát triển.

Đối với chi đầu tƣ phát triển: tăng cƣờng phân cấp cho NS huyện quản lý các công trình đƣờng giao thông nông thôn, hệ thống kênh mƣơng thuỷ lợi nội đồng, hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, trƣờng học, trạm xá … gắn liền với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Đồng thời tiến hành phân cấp cho các huyện quản lý đầu tƣ

104

đồng bộ với phân cấp NS về vốn đầu tƣ tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản nhƣ hiện nay, một công trình mà nguồn vốn đảm bảo thuộc 4 cấp NS Trung ƣơng, tỉnh, huyện và xã, gây khó khăn cho công tác quản lý, thanh quyết toán dễ dẫn tới thất thoát tiền NS.

Đối với chi thƣờng xuyên: Tiếp tục phân cấp cho huyện quản lý các chƣơng trình giống cây, con theo định hƣớng phát triển chung của tỉnh, giảm hình thức cấp phát uỷ quyền nhƣ hiện nay làm các huyện bị động trong điều hành. Tăng cƣờng khoán chi quản lý hành chính, giao quyền tự chủ tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp; nâng cao trách nhiệm của thủ trƣởng đơn vị sử dụng NS để từng bƣớc sử dụng NSNN đƣợc hiệu quả, công khai, tăng thu nhập cho cán bộ công chức; mở rộng thí điểm khoán chi cho cấp xã theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ. Thực hiện đồng bộ giữa giao quyền tự chủ về tài chính, NS với tự chủ về tổ chức, biên chế. Căn cứ vào sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp hàng năm NSNN sẽ tính toán cấp một lƣợng kinh phí cố định dƣới hình thức Nhà nƣớc đặt hàng cho đơn vị hành chính, sự nghiệp đó. Với một lƣợng kinh phí nhƣ vậy, thủ trƣởng đơn vị sử dụng NS đƣợc quyền chủ động tuyển dụng, bố trí lao động, sắp xếp tổ chức bộ máy sao cho đảm bảo hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất. Tiến tới các đơn vị sự nghiệp có thu sẽ phải tổ chức hạch toán doanh thu, chi phí, tính toán hiệu quả kinh tế, xác định lãi lỗ, thành lập các quĩ khen thƣởng, phúc lợi nhƣ các doanh nghiệp. Nâng cao chất lƣợng xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị đáp ứng các tiêu chuẩn do nhà nƣớc qui định. Từng bƣớc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý, điều hành NSNN tránh cơ chế "xin - cho".

Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể thao. Giao cho các địa phƣơng đƣợc quyền quyết định thành lập và chuyển dần một số cơ sở công lập sang loại hình ngoài công lập nhằm đa dạng hoá các loại hình, các hình thức hoạt động và sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao đồng thời huy động đƣợc các tiềm năng và nguồn lực xã hội để đầu tƣ phát triển khu vực này.

Thực hiện phân cấp cho cấp xã quản lý các nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế, tiến tới xã hội hóa hoạt động của hệ thống này.

105

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 111)