Vị trí địa lý Thành phố Uông Bí

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Uông Bí

Thành phố Uông Bí là thành phố miền núi, nằm phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh trên trục đƣờng quốc lộ 18c, cách Hà Nội 120km, cách Hải Phòng 29 km và cách trung tâm tỉnh lỵ hơn 40 km về phía Tây, phía Đông giáp huyện Hoành Bồ, phía Đông Nam giáp với huyện Yên Hƣng, phía Tây giáp huyện Đông Triều, phía Bắc giáp địa phận huyện Sơn Động thuộc tỉnh Bắc Giang, phía Nam là thành phố Hải Phòng qua sông Đá Bạc chẩy ra sông Bạch Đằng. Uông Bí cũng nhƣ một số huyện khác trong tỉnh nằm ở sƣờn phía Đông Nam vòng cung Đông Triều, vị trí này tạo ra cho Uông Bí có một số điều kiện tự nhiên khác với các vùng lãnh thổ khác.

Uông Bí có diện tích tự nhiện 240,4 km2, chiếm 4,1% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh, dân số năm 2013 là 174.678 ngƣời.

Về hành chính Thành phố Uông Bí bao gồm 9 phƣờng và 2 xã.

Uông Bí có vị trí địa lý kinh tế đặc biệt. Nằm trên dải hành lang công nghiệp trục đƣờng 18, cùng với những thuận lợi về đƣờng bộ, đƣờng sắt Hà Nội – Kép - Bãi Cháy, cảng biển (thuộc tỉnh Quảng Ninh) cũng nhƣ gần các trung tâm đô thị lớn, Uông Bí có những thuận lợi đặc biệt về giao lƣu kinh tế – văn hóa, xã hội và đầu tƣ phát triển, đặc biệt là đầu tƣ phát triển các ngành dịch vụ kỹ thuật.

Trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh, với địa lý nhƣ trên, Uông Bí là một trong các thành phố, thị xã của tỉnh và là trung tâm kinh tế xã hội vùng miền Tây của tỉnh. Địa hình thành phố Uông Bí thấp dần từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc cao nhất là núi Yên Tử, có đỉnh cao tới 1064m, núi Bảo Đài cao 875m, phía Nam là vùng thấp nhất với các bãi bồi, trũng ngập nƣớc ven sông Đá Bạc. Địa hình chia cắt, sông suối nhỏ. Thành phố Uông Bí có 2/3 diện tích là đồi núi dốc nghiêng từ phía Bắc xuống phía Nam và đƣợc phân thành 3 vùng: vùng núi cao, thung lũng, vùng thấp.

33

Nhìn chung địa hình thành phố Uông Bí tƣơng đối phức tạp, nhƣng nói chung vẫn có điều kiện phát triển và giao lƣu kinh tế văn hóa và xã hội giữa các vùng lãnh thổ khác trong và ngoài tỉnh.

Tài nguyên thiên nhiên chính:

- Khoáng sản là thế mạnh của thành phố Uông Bí. Qua điều tra khảo sát, khoáng sán chủ yếu và lớn nhất Uông Bí là than đá, với trữ lƣợng lớn. Mỏ than Vàng Danh trên địa bàn thành phố có trữ lƣợng 358triệu tấn thuộc vùng than Đông Triều – Mạo Khê – Uông Bí (trữ lƣợng cả vùng 1,4 tỷ tấn, chiếm 40% trữ lƣợng than trên địa bàn Quảng Ninh) có điều kiện khai thác hầm lò và một phần lộ thiên, chất lƣợng than rất tốt với nhiệt lƣợng là 7.943 – 8.217Kcal/kg. Ngoài than, thành phố Uông Bí còn có các khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng (cát, đá, sỏi, xi măng, vôi, gạch ngói...) phục vụ các yêu cầu phát triển trên địa bàn Thành phố.

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Uông Bí là 240,4km2, đƣợc chia thành 2 nhóm chính (đất đồi núi chiếm xấp xỉ 70%, đất đồng bằng ven biển chiếm khoảng 25%) với 6 loại đất.

- Tài nguyên rừng: Uông Bí có 11.830,4 ha rừng ( bao gồm cả rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, rừng trồng) chiếm 49,2% tổng diện tích tự nhiên. Rừng Uông Bí có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi sinh, giữ nguồn nƣớc, tạo cảnh quan, giữ gìn các di tích lịch sử, văn hóa.

- Khí hậu, thủy văn: Do vị trí địa lý và địa hình, khí hậu Uông Bí đa dạng, phức tạp. Khí hậu Uông Bí phân thành nhiều vùng khác nhau: vùng núi cao phí Bắc đƣờng 18B có khí hậu miền núi lạnh và mƣa vừa; vùng đất thấp dọc đƣờng 18B có khí hậu thung lũng ít mƣa, mùa hè nóng, mùa đông lạnh; vùng núi nằm giữa phía Nam đƣờng 18B và phía Bắc đƣờng 18A có mƣa nhiều và tƣơng đối lạnh trong mùa đông; vùng đất thấp phía Nam đƣờng 18B đến hạ lƣu sông Đá Bạc có tính chất khí hậu miền duyên hải.

Khí hậu đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố Uông Bí phát triển nông nghiệp, theo hƣớng đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi.

34

Về thủy văn: Do chịu ảnh hƣởng trực tiếp chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ giao động thủy triều trung bình 0,6m đảm bảo cho tầu có trọng tải 5.000 tấn và sà lan 400-500 tấn ra vào cảng là đƣờng thủy liên tỉnh, có giá trị lớn nhất về giao thông vận tải, tàu bè và thuyền lớn có thể đi lại vận chuyển vật tƣ hàng hóa từ Uông Bí đến Hải Dƣơng, Hải Phòng và ngƣợc lại.

- Tài nguyên du lịch: Uông bí với quần thể Yên Tử và các điểm du lịch thiên nhiên khác đã và sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong hệ thống cảnh quan du lịch và di tích lịch sử của cả vùng từ Côn Sơn - Kiếp Bạc đến Bãi Cháy, Bái Tử Long, Cửa Ông, Vân Đồn, Trà Cổ... đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch trong nƣớc và quốc tế.

Một phần của tài liệu Quản lý ngân sách cấp huyện của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Trang 40)