KẾT QUẢ MÔ PHỎNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và mô phỏng quá trình cháy trong buồng đốt (Trang 33)

Sau khi thiết lập xong các điều kiện đầu vào cho bài toán, ta tiến hành chạy giải. Với bài toán này, lời giải sẽ hội tụ tốt nhất tới cỡ 10-5 sau hơn 500 vòng lặp. Thời gian giải trung bình cho một trường hợp trên một máy tính có cấu hình trung bình là khoảng 5h.

Đầu tiên ta sẽ phân tích các kết quả của trường hợp mô phỏng than Hòn Gai, sau đó sẽ so sánh với kết quả mô phỏng than nhập khẩu và than trộn theo tỉ lệ 9 : 1 (than Hòn Gai/than nhập khẩu) về khối lượng.

Động lượng và khối lượng Phương trình truyền nhiệt

Phương trình rối Hệ số khối lượng các chất Hình 3.10: Đồ thị hội tụ lời giải các phương trình của bài toán.

Các kết quả cần quan tâm trong bài toán cháy than gồm: Phân bố nhiệt độ trong lò; phân bố vận tốc dòng khí; chuyển động của các hạt than và phân bố các sản phẩm cháy CO2, NO.

Để phân tích các kết quả, ta sử dụng hệ trục tọa độ XYZ với gốc nằm tại đáy lò, trục Z hướng thẳng đứng lên trên theo chiều cao của lò.

Hình 3.11: Hệ tọa độ sử dụng trong phân tích kết quả.

Ta sẽ sử dụng các mặt cắt ngang như ở hình 3.11 để thể hiện và đánh giá các phân bố nhiệt độ, vận tốc và nồng độ các chất. Vùng buồng đốt nằm giữa hai mặt cắt ngang Z = 3 m và Z = 15 m sẽ là khu vực được nghiên cứu chính. Các mặt cắt Z = 6 m, Z = 8 m và Z = 10 m là các mặt cắt đi qua vị trí của các vòi phun.

Z

X Y

Z

Hình 3.12: Vùng buồng đốt giới hạn bởi hai mặt cắt Z = 3 m và Z = 15 m la khu

vực cần quan tâm nhất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và mô phỏng quá trình cháy trong buồng đốt (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)