Bài toán cháy than có quy trình mô phỏng giống như quy trình của một bài toán động lực học chất lỏng (Computational Fluid Dynamics – CFD) thông thường, bao gồm 6 bước cơ bản sau:
1- Xác định đối tượng và mục đích mô phỏng.
2- Xác định trên đối tượng mô phỏng phạm vi, miền tính toán cần quan tâm. Từ đó xây dựng mô hình hình học cho bài toán.
3- Rời rạc hóa mô hình tính toán bằng cách chia lưới mô hình.
4- Thiết lập các điều kiện của bài toán bao gồm: Các phương trình vi, tích phân mô tả các hiện tượng vật lý, hóa học xảy ra trong mô hình và các điều kiện biên của mô hình.
5- Giải hệ các phương trình thiết lập tại bước 4 trên mô hình đã được rời rạc hóa từ bước 3.
6- Phân tích, xử lý các kết quả thu được.
Các bước 1, 2, 3, 4 còn được gọi là các bước tiền xử lý; bước 5 được gọi là bước giải (xử lý) và 6 được gọi là bước hậu xử lý. Do đó ta có thể tóm gọn lại quy trình trên thành 3 bước là: Tiền xử lý, xử lý (giải) và hậu xử lý. Hình 3.1 mô tả quy trình mô phỏng một bài toán CFD.
Hình 3.1: Quy trình mô phỏng một bài toán CFD.
Trong bài toán cháy than đối tượng cần quan tâm là quá trình cháy của than và miền tính toán là lò đốt than. Phần đối tượng và mục đích mô phỏng đã được đề cập tới trong chương 1, ở đây chúng ta sẽ bắt đầu đi từ bước thứ 2.
Tiền xử lý Mô hình hình học Lưới Điều kiện biên Xử lý Hậu xử lý Hình ảnh phân bố Đồ thị, bảng số... 20
3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH BÀI TOÁN 3.2.1. Xây dựng mô hình hình học