Ưu, nhược điểm của hệ thống RFID

Một phần của tài liệu Hệ thống bãi giữ xe thông minh và access control ứng dụng công nghệ RFID (Có code) (Trang 36)

1.8.1 Ưu điểm:

Sự nhận dạng mà không cần sự nhìn thấy cho phép nhiều thiết bị được đọc cùng một lúc. Vì vậy cũng cho phép các thiệt bị được đặt ở những nơi mà đầu đọc không cần quan tâm là có nhìn thấy được thiết bị hay không.

Đọc thiết bị mà không cần phân tích thiết bị sẽ làm cho tiến trình nhanh hơn và cũng có thể xác định những thiết bị đặc biệt và bảo vệ chùng tránh khỏi nhiều nguồn phân tích có thể gây hư hỏng.

Tiết kiệm thời gian xử lý, tăng tuổi thọ thiết bị.

Bộ nhớ và lưu trữ dữ liệu, một thẻ RFID có thể lưu trữ từ 96 bits đến 64 Kbyte bộ nhớ, có thể mở rộng ứng dụng và cũng có thể làm một cơ sở dữ liệu di động.

Thẻ RFID bền hơn mã vạch. Chúng được chế tạo từ các hợp chất đặc biệt để chống lại sự phá hủy của hóa chất và nhiệt độ.

Thẻ RFID không những có thể đọc mà còn có thể ghi thông tin. Mã vạch chỉ chứa thông tin cố định, không thể thay đổi được.

Giá thành: ban đầu kỹ thuật RFID có giá thành rất cao với đầu đọc và bộ cảm ứng được dùng để đọc thông tin có giá ngoài 2000$ đến 3500$ mỗi cái, và các thẻ trị giá 40$ đến 75$ mỗi cái. Nhưng đến thời điểm hiện tại nhờ công nghệ ngày càng hoàn thiện, sản xuất hàng loạt được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất trên thế giới nên giá thành của reader cũng như thẻ giảm 1/10 so với ban đầu.

1.8.2 Nhược điểm:

Dễ bị ảnh hưởng gây tổn thương: có thể làm tổn hại một hệ thống RFID bởi việc phủ dữ liệu từ bảo vệ 2 đến 3 lớp kim loại để ngăn chặn tín hiệu radio. Hệ thống RFID cũng có thể tổn hại bởi việc đặt 2 item đối ngược với cái khác, để một thẻ che cái khác. Điều đó cũng có thể hủy các tín hiệu. Điều này đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật và sự canh thẳng hàng cẩn thận.

Việc thủ tiêu các thẻ phô ra: các thẻ RFID được dán bên trong bao bì và được phô ra dễ bị thủ tiêu. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều vấn đề khi người sử dụng biết rõ hơn về vai trò của thẻ. Ví dụ: Ấn Độ đã triển khai công nghệ RFID vào thư viện nhưng vấn đề giữ cho các thẻ tránh bị tiếp xúc là một thách thức lớn.

Những liên quan riêng tư của người dùng.

Đụng độ đầu đọc: tín hiệu từ một đầu đọc có thể giao tiếp với tín hiệu tử nơi khác mà nơi đó tín hiệu chồng chéo nhau. Điều này được gọi là đụng độ đầu đọc. Một phương pháp tránh vấn đề trên thường được sử dụng là kỹ thuật phân chia thời gian đa truy cập.

Chuẩn công nghệ chưa có: quy định quốc tế và tiêu chuẩn cho công nghệ RFID hiện nay còn rất sơ khai. Tuy nhiên, công ty Auto – ID, liên doanh giữa Ủy ban Mã Thống Nhất và Hiệp Hội Các Nhà Bán Lẻ của 12 nước châu Âu đang phát triển một chuẩn EPC lưu trữ dữ liệu trong thẻ. Microsoft cũng gia nhập liên doanh này. Tổ chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế ISO vừa phối hợp cùng Ủy Ban Kỹ Thuật Điện Tử Quốc Tế thành lập Hội Kỷ Thuật Chung nhằm xây dựng các tiêu chuẩn liên quan đến RFID.

Chương 2: LÝ THUYẾT XỬ LÝ ẢNH 2.1 Các khái niệm và nền tảng xử lý ảnh

2.1.1 Các loại ảnh cơ bản:

 IMG: là ảnh đen trắng. Phần đầu của ảnh là 16 bytes chứa các thông tin cần thiết. Toàn bộ ảnh chỉ có những điểm sáng và tối tương ứng giá trị 1 hoặc 0.

 PCX: sử dụng phương pháp mã loạt dài RLE (Run – Length – Encoded) để nén dữ liệu ảnh.  GIF: ( Graphics Interchanger Format): ảnh dạng nén, lưu trữ tốt ảnh ở dạng đen trắng và ảnh

16 màu, nhưng đối với ảnh 256 màu thì khả năng nén kém.

 JPGE: (Joint Photographic Expert Group): là tên của một tổ chức nghiên cứu các chuẩn nén cho ảnh tone liên tục. Khắc phục nhược điểm của ảnh gif.

Một phần của tài liệu Hệ thống bãi giữ xe thông minh và access control ứng dụng công nghệ RFID (Có code) (Trang 36)