Phương pháp loại trừ :

Một phần của tài liệu CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG - Copy (Trang 34 - 36)

c) Phân tích chi phí tiền lương lao động gián tiếp

3.2.2.Phương pháp loại trừ :

Là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách khi xác định sự ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ sự ảnh hưởng của nhân tố khác . Có hai hình thức :

a) Phương pháp thay thế liên hoàn :

Là phương pháp thay thế lần lượt số liệu gốc bằng số liệu muốn so sánh của các nhân tố có ảnh hưởng tới chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo một logic xác định . Thông thường trình tự thay thế được quy định là : nhân tố số lượng thay thế trước , nhân tố chất lượng thay thế sau . Phương pháp thay thế liên hoàn dùng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng qua đó thấy được mức độ ảnh hưởng và tính chất ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng nghiên cứu .

Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng trong trường hợp giữa đối tượng phân tích với các nhân tố ảnh hưởng có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ và khi phân tích lao động tiền lương phương pháp này thường được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp .

M W = T

Hay phân tích nhân tố ảnh hưởng tới quỹ lương của bộ phận trực tiếp sản xuất :

X =∑Mi x ĐGi b) Phương pháp số chênh lệch :

Trong thực tế phân tích theo phương pháp số chênh lệch là hình thức khác của phương pháp thay thế liên hoàn . Xét về mặt toán học thì phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn bằng cách đặt thừa số chung . Phương pháp này đơn giản hơn trong cách tính toán cho ngay kết quả cuối cùng . Tuy nhiên phương pháp này chỉ được phân tích

trong trường hợp đối tượng phân tích liên hệ với các nhân tố ảnh hưởng bằng công thức tính đơn giản chi có phép nhân không có phép chia . Trong phân tích lao động tiền lương phương pháp này được sử dụng để phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố tới quỹ tiền lương của bộ phận hưởng lương thời gian .

Tổng quỹ Số lao động Số ngày làm việc Mức lương BQ

tiền lươn = hưởng lương x bình quân của một x ngày của một

thời gian thời gian lao động lao động XT = TT x SN x XT

Một phần của tài liệu CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG - Copy (Trang 34 - 36)