Chăm lo và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động trong các mặt đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định, đảm bảo thực hiện

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

lao động trong các mặt đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định, đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ, xây dựng và thực hiện các chính sách đối với người lao động.

+ Cơ cấu tín dụng có tài sản bảo đảm giữa các doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chưa hợp lý. Các doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn (hơn 95%) trong tổng dư nợ tín dụng có tài sản bảo đảm. Với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì Sở chưa chú trọng nhiều và vẫn còn có sự phân biệt đối sử.

+ Đối với hình thức cầm cố tài sản thì Sở mới chỉ dừng lại ở các giấy tờ có giá ngắn hạn. Sở chưa mở rộng các tài sản khác như động sản, hợp đồng nhận thầu, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ...

+ Quá trình xét duyệt, đánh giá tài sản bảo đảm cho khoản tín dụng của khách hàng còn nhiều thủ tục rườm rà, đôi khi làm mất cơ hội kinh doanh của khách hàng...

+ Trình độ, kinh nghiệm của nhân viên tín dụng về việc đánh giá tài sản thế chấp còn hạn chế

Bên cạnh những hạn chế về hoạt động tín dụng thì cũng còn một số về hoạt động huy động vốn như:

+ Cơ cấu tài sản Nợ, Có về loại tiền tuy đã cải tiến nhưng vẫn chưa đạt mức bình quân của ngành, tỷ trọng tiền gửi khách hàng vẫn còn thấp mới chiếm gần 28% trong tổng số nguồn vốn huy động, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn so với Ngân hàng trên địa bàn cao. Cả nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng đều tập trung ở một số khách hàng lớn dẫn đến các hoạt động, các giải pháp biện pháp của Sở giao dịch bị phụ thuộc và ảnh hưởng nhiều bởi quyết định của các doanh nghiệp này.

+ Mạng lưới hoạt động đã được, mở rộng nhưng vẫn chưa đủ và chưa có địa điểm trung tâm thu hút được khách để khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

+ Tuy đã chủ động tìm đến khách hàng, nhưng do cạnh tranh quyết liệt nên hiệu quả chưa cao.

+ Các loại hình huy động vốn còn ít, chưa thật đa dạng để người dân có thể lựa chọn. Đã có đề án huy động tiết kiệm gửi góp nhưng chưa triển khai thực hiện.

+ Dịch vụ chưa đạt mức tăng trưởng cao do chưa phát triển thêm được sản phẩm, dịch vụ mới. Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, các dịch vụ như: sử dụng thẻ ATM, thanh toán thẻ còn chưa phát triển được.

+ Vốn là khâu then chốt trong hoạt động kinh doanh của Sở Giao Dịch. Tuy nhiên nền vốn của Sở Giao Dịch tăng trưởng chưa dồi dào như đối với nguồn vốn tiền gửi thanh toán (chiếm 8,1% trong tổng nguồn huy động có chi phí thấp).

+ Thông tin về khách hàng và Ngân hàng bạn còn hạn chế.

2.3.3. Nguyên nhân

Về phía ngân hàng

+ Công nghệ Ngân hàng cả về quy trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị công nghệ, yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh, còn yếu, chưa thực hiện đi trước một bước và chưa tương xứng với một Ngân hàng có quy mô hoạt động lớn như Sở Giao Dịch, các thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành chưa đầy đủ, tức thời, mang tính thủ công.

+ Cán bộ Sở Giao Dịch đa số là cán bộ trẻ, có trình độ song còn thiếu kinh nghiệm nên chưa thích ứng ngay được với cơ chế thị trường, cập nhật thông tin, khả năng phân tích, tổng hợp còn hạn chế, đặc biệt số cán bộ có trình độ tổng hợp, biết tổng quát về hoạt động của Ngân hàng còn chưa nhiều.

+ Nguồn thông tin, đặc biệt các thông tin dự báo dài hạn vĩ mô về định hướng phát triển kinh tế theo ngành, vùng còn thiếu, chưa kịp thời.

Về phía nền kinh tế

+ Nền kinh tế nước ta chưa thực sự phát triển mang đúng nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vẫn còn đơn giản chưa thực sự mang tính đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng mạnh, phong phú và đa dạng của người tiêu dùng.

+ Tư tưởng sản xuất kinh doanh của người dân vẫn còn dư âm của thời bao cấp, đôi khi còn dựa dẫm vào người khác không tự chủ được sản xuất kinh doanh của đơn vị mình...

Về phía Nhà nước

+ Các văn bản pháp lý trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và trong hoạt động tín dụng có tài sản bảo đảm nói riêng vẫn còn nhiều điều bất cập và chồng chéo và đôi khi có những quy định làm cho các ngân hàng thương mại không biết phải áp dụng quy định cho hợp lý.

+ Đối với một số hoạt động, nghiệp vụ như nghiệp vụ Bảo lãnh thì lại chưa có những văn bản hướng đẫn đầy đủ về số tiền tối đa mà ngân hàng được phép bảo lãnh cho khách hàng...

+ Những quy định về quyền sử dụng đất trong vấn đề thế chấp để vay vốn ngân hàng còn chưa được rõ ràng đôi khi làm cho các ngân hàng không giám nhận tài sản thế chấp này để bảo đảm cho khoản vay.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w