Khi ngân hàng bảo lãnh thực hiện song nghĩa vụ trả thay của mình.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

2.2.4. Cho vay cầm cố tài sản.

Cùng với sự phát triển của ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế, của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng đầu tư phát triển nói riêng các hình thức cho vay cầm cố cũng được mở rộng, để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, đa dạng, phong phú của khách hàng trong nền kinh tế.

Trong những năm qua, với sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên và ban lãnh đạo của Sở Giao Dịch cũng đã thu được một kết quả khả quan về hình thức cho vay cầm cố tài sản thể hiện qua bảng sau:

Bảng 10: Tín dụng cầm cố giấy tờ có giá tại Sở Đơn vị: triều đồng Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Tổng Tỷ trọng Tổng Tỷ trọng So sánh (%) 1.Thương hiếu (hối phiếu,

kỳ phiếu). 2. Chứng khoán. 3. Thẻ tiết kiệm. 4. Giấy tờ có giá ngắn hạn khác. 12.077 2.910 5.820 8.293 41,5 10 20 28,5 11.119 3.443 4.973 5.965 43,6 13,5 19,5 23,4 92 118 84 72 Tổng 29.100 100 25.500 100 88

Nguồn: Báo cáo tài chinh Sở giao dịch. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy trong các loại tài sản cầm cố tại Sở thì các thương phiếu chiếm tỷ trọng lớn năm 2000 đạt 12.077 triệu VND và chiếm 41,5% sang năm 2001 giảm xuống còn 11.119 triệu VND giảm 8% so với năm 2000 nhưng tỷ trọng vẫn chiếm đến 43,6% trong tổng tài sản cầm cố tại Sở (do tổng lượng tài sản đem đến cầm cố trong năm 2001 chỉ đạt 25.500 triệu VND giảm 12% so với năm 2000).

Với các loại chứng khoán thì có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2000 đạt 2.910 triệu VND chiếm 10% trong tổng lượng tài sản cầm cố tại ngân hàng. Sang năm 2001 đạt 3.443 triệu VND tăng 18% so với năm 2000 và tỷ trọng chiếm 13,5% trong tổng lượng tài sản cầm cố tại Sở. Tuy nhiên tốc độ tăng này chưa phản ánh đúng thực trạng của thị trường chứng khoán hiện nay có thể do một vài nguyên nhân sau:

- Do quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp Quốc doanh hiện nay vẫn còn quá chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thị trường chứng khoán ở nước ta hiện nay và nó hạn chế việc cung ứng hàng hoá cho thị trường chứng khoán. Vì vậy, nó hạn chế nhu cầu của các nhà kinh doanh chứng khoán đem lượng cổ phiếu, trái phiếu mà họ nắm giữ đến cầm cố tại ngân hàng để vay vốn và đầu tư vào các loại chứng khoán khác...

- Thị trường chứng khoán hiện nay chỉ mới hoạt động mang tính chất thử nghiệm và chưa thực sự sôi động và nhiều nhà đầu tư còn đứng ngoài cuộc hay nói cách khác là chưa tìm được danh mục đầu tư có khả thi.

- Việc mua cổ phiếu, trái phiếu công ty đối với nhiều người chỉ mang tính kiếm được việc làm ổn định ở doanh nghiệp mà mình mua chứ không manh tính kinh doanh.

Ngoài ra cũng có thể đưa ra một số nguyên nhân làm cho dư nợ cho vay cầm cố giấy tờ có giá năm 2001 giảm so với năm 2000 là:

 Các hình thức mà Sở Giao Dịch áp dụng trong cho vay cầm cố chưa nhiều. Với nghiệp vụ này, Sở Giao Dịch mới chỉ áp dụng hình thức cho vay cầm cố giấy tờ có giá với các thương phiếu, các chứng khoán ngắn hạn, các tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, các khoản phải thu. Còn một số hình thức khác Sở Giao Dịch chưa đưa vào áp dụng như cầm cố hàng hoá, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng nhận thầu...Do đó làm giảm doanh số cho vay bằng hình thức này.

 Thêm một nguyên nhân từ phía nền kinh tế làm cho hình thức cho vay cầm cố giấy tờ có giá không sôi động như các nghiệp vụ khác là: các doang nghiệp sản xuất kinh doanh, cá nhân, đơn vị... ở nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề của việc mua bán “tiền trao cháo múc” sử dụng tiền mặt trong thanh toán nên các hình thức thanh toán bằng thương phiếu chưa được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi.

 Lãi suất áp dụng (lãi suất chiết khấu + chi phí chiết khấu còn cao) cho các hình thức này chưa hợp lý, thủ tục rườm rà nên chưa thu hút được khách hàng.

 Với tiền gửi khách hàng thì khi cần tiền mặt người gửi thường đến rút trước thời hạn chứ không mấy khi đi cầm cố.

2.3. Đánh giá hoạt động cho vay có bảo đảm tại Sở Giao Dịch.

2.3.1. Thành tựu

Đối với loại hình cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Sở giao dịch cho đến nay đều đạt chất lượng rất tốt, chưa có một khoản tín dụng nào qua hạn mà ngân hàng phải dùng biện pháp thanh lý, phát mại tài sản thế chấp của khoản tín dụng đó

để thu hồi lại vốn cho khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng...và mức dư nợ với loại hình này cũng tăng đều qua các năm.

Công tác bảo lãnh tăng trưởng tốt, doanh số bảo lãnh đạt 601 tỷ VND doanh số phát sinh của toàn Sở Giao Dịch năm 2000. Số dư bảo lãnh đạt 731 tỷ VND tăng trưởng 14%.

Uy tín trong công tác bảo lãnh của Sở Giao Dịch ngày càng tăng, hầu hết các khách hàng lớn và truyền thống đều có hoạt động gần như 100% nhu cầu bảo lãnh của doanh nghiệp tại Sở Giao Dịch.

Các cán bộ Sở đã đáp ứng kịp thời việc bảo lãnh cho doanh nghiệp, đảm bảo cả về nội dung và thời gian, việc cải thiện hình thức giấy bảo lãnh cũng đã góp phần tăng uy tín và vị thế của Sở Giao Dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

Năm qua, công tác bảo lãnh đảm bảo an toàn 100%, không phát sinh rủi ro và không phải thanh toán thay người được bảo lãnh. Công tác bảo lãnh ngày càng đa dạng hơn dưới mọi hình thức: như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng...

Việc thực hiện tốt nghiệp vụ bảo lãnh đã góp phần thiết lập mối quan hệ tốt với khách hàng và tạo đà cho công tác phát triển và tăng trưởng tín dụng.

Bên cạnh những kết quả đối với hình thức tín dụng có bảo đảm thì tình hình kinh doanh của Sở cũng khá tốt trong những năm qua là:

- Tốc độ tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao, đồng đều: tổng tài sản bìnhquân tăng xấp xỉ 30%/ năm, huy động tăng 40%, dư nợ tín dụng 35%, dịch vụ tăng quân tăng xấp xỉ 30%/ năm, huy động tăng 40%, dư nợ tín dụng 35%, dịch vụ tăng 33%, lợi nhuận trước thuế tăng16%. Cơ cấu tài sản Nợ-Có từng bước chuyển dịch ngày càng hợp lý, tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn tăng từ 20% năm 1998 lên 48% năm 2000, dư nợ trung và dài hạn từ 54% năm 1998 xuống còn 51% năm 2000...Hoạt động dịch vụ có những bước phát triển mạnh. Thu dịch vụ chiếm khoảng 20% tổng thu của ngân hàng. An toàn hệ thống luôn được duy trì ở mức cho phép (nợ quá hạn dưới 1%) thể hiện qua bảng sau:

Bảng 11: Tình hình nợ quá hạn Sở Giao Dịch đến 31/12/2001

Đơn vị : Triệu đồng 31/12/2000 31/12/2001

Chỉ tiêu Dư nợ quá hạn Tỷ lệ NQH/DN Dư nợ quá hạn Tỷ lệ NQH/DN Tổng số 33.314 0,68 34.477 0,66 Ngắn hạn 1.595 0,17 2.621 0,2 Cho vay theo KHNN-

Chỉ định 13.696 0,55 13.755 1,34 Trung và dài hạn thương mạI 13.212 1,82 11.040 0,61 ODA 4.811 1,35 7.061 1,82

Nguồn: Báo cáo tài chính Sở Giao Dịch

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY CÓ BẢO ĐẢM TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w