+ Nhiệt độ trung bình:
Tt,tb = t tổng tb – (t tổng tb – t t tb)/ Ro x (Rn +∑Rl) (oC)
+ Biên độ dao động nhiệt độ mặt trong:
Att = A ttong/ υo (oC)
+ Thời điểm cực đại:
ZT max = Z t tổng max + εo, h - Dòng nhiệt truyền qua kết cấu:
3.3.4. Yêu cầu cách nhiệt chống nóng
-Nhiệt độ mặt trong cực đại phải nhỏ hơn 1 giá trị cho phép : T max ≤ (Tt) T max ≤ (Tt)
T max quá lớn không chỉ ảnh hưởng tới chế độ VKH trong phòng mà còn ảnh hưởng tới người ở bên cạnh bề mặt
- Biên độ dao động nhiệt độ mặt trong phải nhỏ hơn 1 giá trị cho phép : A Tt ≤ (A Tt)
Đối với phòng sử dụng điều hòa không khí A Tt lớn làm cho thiết bị hoạt động kém hiệu quả
3.4. Cách nhiệt cho các kết cấu bao che ( mái và tường)
Nguyên tắc chung
- Kết hợp chống nóng và chống lạnh : thường làm tăng nhiệt trở. Nhưng nếu kết cấu dày quá thì độ trễ lớn, ban ngày tích nhiệt nhiều và tỏa nhiệt vào ban đêm, cách nhiệt tốt nhưng chống nóng chưa chắc đã tốt. Vì vậy phải chú ý khi tăng chiều dày lớp vật liệu, tránh tích nhiệt và bức xạ ngược vào mùa
nóng.Chiến lược này thường sử dụng ở các nước ôn đới ;
- Chống lạnh : Đối với mái không đặt ra nhiều vấn đề lắm. Với tường : hạn chế vách kính do lượng nhiệt xâm nhập qua vách kính mỏng và bức xạ thâm nhập lớn. Tường gạch dày 220 nhìn chung tạm chấp nhận được ;
- Chống nóng : giảm t tổng, chọn vật liêu và màu sắc để có hệ số hút bức xạ nhỏ (ρ) : màu sáng. Quy hoạch công trình dành diện tích cho cây xanh, mặt
Cách nhiệt cho mái :
- Đặc điểm : Chịu tác động mạnh nhất của các yếu tố KH : BXMT (lớn gấp 5 lần chiếu lên tường), mưa. Vì vậy yêu cầu : chống nóng cách nhiệt và tổ chức thoát nước mưa, chống thấm ;
Các lớp kết cấu mái : Lớp chịu lực – lớp chống nóng (cách nhiệt) – lớp
chống thấm – lớp bảo vệ - lớp tạo dốc ;