MỞ RỘNG VỐN TỪ : DŨNG CẢM I Mục tiêu

Một phần của tài liệu tuân26 lop 4-3 cot-haiqv (Trang 31)

III. Các họat động dạy học chủ yếu.

2. Dạy học bài mới (30’)

MỞ RỘNG VỐN TỪ : DŨNG CẢM I Mục tiêu

I. Mục tiêu

Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa, từ trái nghĩa (BT1); biết dùng từ theo chủ điểm để đặt câu hay kết hợp với từ ngữ thích hợp (BT2, BT3); biết được một số thành ngữ nói về lòng dũng cảm và đặt được 1 câu với thành ngữ theo chủ điểm (BT4, BT5).

II.

Đ ồ dùng dạy - học

Giấy khổ to và bút dạ.

Bảng phụ.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động dạy tg Họat động học

- Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu mỗi HS đặt 2 câu kể Ai là gì ?. Xác định CN, VN của câu đó

- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn trong bài tập 3 tiết Luyện từ và câu trước.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét và cho điểm từng HS.

2. Dạy - học bài mới (32’)

2.1.Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài: Trong tiết Luyện từ và câu trước, các em đã được học mở rông vốn từ về chủ điểm Dũng cảm. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục ôn luyện và phát triển một số từ ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm dũng cảm.

2.2. Hướng dẫn làm bài tập.

Bài 1

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào phiếu.

- Gọi HS dán phiếu bài tập lên bảng. Yêu cầu các nhóm bổ xung. GV ghi nhanh lên bảng các từ HS bổ xung để có bảng từ đầy đủ.

- Gọi HS đọc các từ vừa tìm được.

- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.

- 3 HS đứng tại chỗ đọc đoạn văn của mình. Cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Lắng nghe GV giới thiệu bài.

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.

- Các nhóm thảo luận, viết các từ cùng nghĩa, trái nghĩa với từ dũng cảm vào phiếu.

- Bổ xung ý kiến cho nhóm bạn.

- 2 HS đọc thành tiếng, 1 HS đọc từ cùng nghĩa, 1 HS đọc từ trái nghĩa. + Từ cùng nghĩa với từ dũng cảm : quả cảm, can đảm, gan dạ, anh hùng…

Bài 2

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Gọi HS đặt câu với các từ ở bài tập 1.

- Gọi ý : Để đặt câu đúng, các em phải hiểu được nghĩa của từ, xem từ ấy đặt trong tình huống nào là đúng, nói về phẩm chất gì, nó có phù hợp với ai, các em có thể xem thêm từ điển để hiểu nghĩa của các từ.

Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV hỏi : Để ghép đúng cụm từ chúng ta làm thế nào ?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 4

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài theo cặp.

+ Từ trái nghĩa với dũng cảm : nhát gan, hèn nhát, nhu nhược…

-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài :

- Tiếp nối nhau đọc câu mình đặt trước lớp.

Ví dụ :

+ Lê Văn Tám là một thiếu niên dũng cảm.

+ Bác sỹ Ly là người quả cảm. + Các chú công an rất gan dạ. + Tên giặc hèn nhát đã đầu hàng. + Thỏ là con vật nhút nhát…

-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài.

- HS trả lời : Để ghép đúng cụm từ, em ghép lần lượt từng từ vào từng chỗ trống sao cho phù hợp nghĩa. - 1 HS làm bài trên bảng lớp. HS dưới lớp làm bằng bút chì vào SGK. - Nhận xét bài và chữa bài cho bạn.

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và cùng làm bài.

- Gợi ý : Các em đọc kỹ từng câu thành ngữ, hiểu được nghĩa của từng câu. Sau đó đánh dấu x vào bên cạnh thành ngữ để nói về lòng dũng cảm.

- Gọi 1 HS lên bảng làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Gọi HS giải thích từng câu thành ngữ cho HS hiểu.

+ Ba chìm bảy nổi + Vào sinh ra tử + Cày sâu cuốc bẫm + Gan vàng dạ sắt. + Nhường cơm sẻ áo.

- Khuyến khích HS nhẩm thuộc lòng các câu thành ngữ.

Bài 5

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Gợi ý : Các em hãy đặt câu với thành ngữ : Vào sinh ra tử, gan vàng dạ sắt.

Muốn đặt câu đúng, các em dựa vào nghĩa của từng thành ngữ.

- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp theo dõi.

- Nhận xét bài làm của bạn, chữa bài nếu bạn làm sai.

- Đáp án :

+ 2 thành ngữ nói về lòng dũng cảm * Vào sinh ra tử

* Gan vàng dạ sắt. - Giải thích theo ý hiểu

- Lắng nghe.

- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước.

- Lắng nghe GV hướng dẫn.

- Tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp.

Ví dụ :

* Anh ấy đã từng vào sinh ra tử nhiều lần.

- Gọi HS đặt câu. GV chú ý sửa chữa cho từng HS về lỗi ngữ nghĩa của từng câu. 3. Củng cố, dặn dò (1’) - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài, đặt câu với mỗi thành ngữ ở BT4. sắt. --- Tiết 5: ĐỊA LÍ. Bài 22. THÀNH PHỐ CẦN THƠ

bI. Muc tiêu

- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Cần Thơ;

+ Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, bên sông Hậu. + Trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long. - Chỉ được thành phố Cần Thơ trên bản đồ (lược đồ).

Học sinh khá, giỏi:

Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn háo, khoa học của đồng bằng sông Cửu Long: nhờ có vị trí địa lí thuận lợi; Cần Thơ là nơi tiếp nhận nhiều mặt hàng nông, thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long để chế biến và xuất khẩu.

II. Đồ dùng dạy - học

 Bản đồ, lược đồ ĐB sông Cửu Long, TP Cần Thơ.  Tranh ảnh như trong SGK và sưu tầm được.

 Bảng phụ ghi các câu hỏi, các bảng, bài tập.

Một phần của tài liệu tuân26 lop 4-3 cot-haiqv (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w