5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.2.2.1. Đặc trưng các cửa sông dạng phễu (estuary)
Các cửa sông ở khu vực miền Trung có đặc điểm hình thái khá phức tạp và gồm 2 loại chính, cửa sông dạng doi cát chắn cửa và cửa sông dạng phễu.
N E S W NE SE SW NW 10% 10% 20% 20% 30% 30% 40% 40% 50% 50% 60% 60% >4 3.5 - 4 3 - 3.5 2.5 - 3 2 - 2.5 1.5 - 2 1 - 1.5 0.5 - 1 <0.5 Hs (m)
Trong các nghiên cứu về cửa sông ở Việt Nam, cửa sông Cả (còn gọi là cửa Hội) được xếp vào loại cửa sông dạng phễu. Đặc trưng của các cửa sông dạng phễu là ở đó có chế độ thuỷ triều rất mạnh và là động lực ngoại sinh ưu thế
giúp hình thành nên và quy định những nét cơ bản về hình thái các cửa sông dạng này. Một đặc điểm chung khác là phần lớn chúng đều sâu, rộng và mở ra biển.
Thuỷ triều ở vùng cửa sông dạng này có biên độ thuộc loại lớn, cực đại có
thể lên đến 4÷4,5 m còn trung bình là từ 2÷3 m; tốc độ dòng triều cực đại 150÷180 cm/s, trung bình 20÷50 cm/s, tương quan thời gian triều chảy lên và chảy xuống 11÷12h/13÷14h. Thuỷ triều thực sự khống chế chế độ thuỷ văn
nói chung, chế độ dòng chảy nói riêng ởvùng cửa sông. Vai trò của thuỷ triều còn thể hiện ởtương quan giữa lượng chảy triều và lượng chảy sông. Hình 2.3 mô tả cửa sông dạng hình phễu ở Nam Phi có những đặc điểm hình thái tương
tựnhư Cửa Hội.
Hình 2.3 Cửa sông St. Lucia, Nam Phi
Cửa sông St. Lucia (Nam Phi) và cửa Hội đều có đặc điểm chung là nằm trong vùng có chế độ thủy triều lớn (trung bình từ 1,8÷3,2 m); tốc độ dòng
triều cực đại 30÷50 cm/s. Đặc trưng của chế độ thủy hải văn là chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tốbiển (sóng, thủy triều) và yếu của yếu tố sông.
Một đặc trưng khác là tại các cửa sông dạng phễu, thường tồn tại cácmũi
cát nhô là một dạng địa mạo bồi tụthường có mặt tại các đường bờ biển. Đây
là một dạng đê cát hay bãi biển hình thành dưới tác động của các dòng chảy dọc bờ tại các khu vực đường bờlõm vào hướng đất liền.