Đặc điểm địa hình, địa chất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH RANH GIỚI ĐÊ SÔNG VÀ ĐÊ CỬA SÔNG ỨNG DỤNG CHO CỬA HỘI, SÔNG CẢ, NGHỆ AN (Trang 27)

5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2.1.1.Đặc điểm địa hình, địa chất

a) Đặc điểm địa hình

Lưu vực sông Cả có đủ các dạng địa hình: đồng bằng, trung du, vùng núi

và núi cao. Đồng bằng chỉ chiếm khoảng 10% diện tích lưu vực, trung du, núi thấp chiếm 25% diện tích lưu vực, 65% là vùng núi cao.

b) Đặc điểm địa chất

Theo “Thành hệ địa chất và địa động lực Việt Nam 1993” do Nguyễn Xuân Tùng biên tập thì lưu vực sông Cả nằm trong “Lĩnh vực Bắc Bộ -

Dương Tử - KaTaZia” giữa đai vỏ lục địa Bắc Trường Sơn tuổi Paleozoi sớm

đến muộn. Sông Cả tồn tại chế độ đại dương vi lục địa. Từ MeoroZoi muộn phát sinh các bồn trũng nhỏ mang tính Orogen dọc theo đứt gãy sông Cả lấp

đầy bởi trầm tích lục nguyên vụn thô.

c) Địa chất thuỷ văn

Với nguồn tài liệu địa chất thuỷ văn nghiên cứu trên lưu vực còn ít, có thể sơ bộxác định các dạng tồn trữ của nước dưới đất trên lưu vực như sau:

- Nước trong tầng phủ: Cấu tạo tầng phủ vùng sông Cả hầu hết là á sét, á cát lẫn dăm sạn, chiều dày mỏng, khả năng giữ nước kém. Nước trong tầng này chỉ tồn tại trong mùa mưa.

- Nước trong tầng phong hoá nứt nẻ: Các loại đá gốc trong vùng có tầng phong hoá nứt nẻ dày, khả năng chứa và thông nước tốt, lưu lượng Q = 5 l/phút.

- Nước dưới đất trong đới phá huỷ kiến tạo dạng tồn tại này có lưu lượng rất nhỏ ít có ý nghĩa khai thác do bị lấp, nhét kín của các đứt gãy.

- Nước Oanh Sơn phát triển ở vùng đá vôi Mường Lống khả năng chứa dồi dào và là nguồn cấp cho các sông suối mùa cạn.

Theo đánh giá của liên đoàn địa chất IV khả năng khai thác nước ngầm của

các vùng như sau:

Bảng 2.1 Khả năng khai thác nước ngầm trên lưu vực sông Cả

Vùng Thượng

Sông Cả

Thượng lưu

sông Hiếu

Trung lưu

sông Hiếu sông La Sông Bùng

Q (l/s/km2) 2,2 3,5 2,8 2,7 3,0

Độ sâu có thể (m) 30 30 25 30 15

d) Đặc điểm thổ nhưỡng

Kết quả điều tra thổnhưỡng theo nguồn gốc phát sinh, có thể phân đất đai lưu vực sông Cả thành 2 loại chính. Đất thuỷthành và đất địa thành.

Bảng 2.2 Phân loại đất đai trên lưu vực sông Cả và vùng hưởng lợi

Tên đất Nghệ An Hà Tĩnh Toàn lưu vực Diện tích (ha) % Diện tích (ha) % Diện tích (ha) %

Tổng diện tích điều tra thổnhưỡng 1.640.849 395.000 2.035.849 100

Trong đó diện tích các loại đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(đã trừ sông suối và núi đá) 1.498.492 100 320.400 100 1.818.892 100

I. Đất thuỷ thành 173.600 11,58 126.400 39,45 300.000 16,49

Trong đó nhóm phù sa dốc tụ 146.400 84,33 93.600 74,05 240.000 80

II. Đất địa thành 1.324.892 88,42 194.000 60,55 1.518.892 83,51

Trong đó:- Nhóm đất Feralít vàng

vùng đồi (170 ÷ 200 m) 381.120 29,92 40.740 21 423.861 27,9

- Nhóm đất Feralít vàng trên núi từ

170÷200m đến 800÷1000m) 568.264 42,89 83.420 43 651.584 42,9

- Nhóm mầu vàng trên núi

(từ800÷1000m đến 1.700÷2000m)

302.069 28,19 69.840 36 371.909 29,2

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH RANH GIỚI ĐÊ SÔNG VÀ ĐÊ CỬA SÔNG ỨNG DỤNG CHO CỬA HỘI, SÔNG CẢ, NGHỆ AN (Trang 27)