4.1 Thuận lợi
Cùng với nhận thức xã hội về thương mại điện tử ngày càng được nâng cao, mức độ phổ cập Internet và thiết bị di dộng – những phương tiện cơ bản để tiếp cận ứng dụng TMĐT – cũng gia tăng nhanh chóng. Từ năm 2001 đến nay, tổng số thuê bao di động của Việt Nam tăng rất nhanh, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 65,4%, gấp 2,5 lần mức bình quân của Châu Á và gấp gần 3 lần mức bình quân của thế giới. Với sự phát triển và cạnh tranh đa dạng của thị trường dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin như hiện nay, dự đoán đà tăng trưởng sẽ tiếp tục duy trì ở mức độ cao trong thời gian tới. Số người dùng Internet tăng hằng năm chiếm 22,0% dân số. Tỷ lệ người dùng Internet đã vượt mức trung bình của thế giới (19,1%). Một đặc điểm nổi bật của thị trường Internet trong những năm qua là sự phát triển mạnh các thuê bao băng thông rộng.
Ngoài ra, xu hướng hội tụ công nghệ giữa dịch vụ viễn thông, truyền thông và Internet cũng đang góp phần đẩy nhanh tốc độ phổ cập Internet trong xã hội. Đây là tiền đề tốt cho việc phát triển theo chiều rộng dịch vụ TMĐT của công ty ở hiện tại và cả trong tương lai.
- Hệ thống cung ứng dịch vụ khách hàng được cải thiện
Thông qua mạng internet, DN có thể cung cấp nhiều mẫu mã hàng hóa đa dạng, tiến hành dịch vụ phân phối nhanh chóng hơn, chất lượng hơn. Chính những yếu tố đó đã làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ đối với khách hàng; từ đó nâng cao được hình ảnh, uy tín của công ty, giúp công ty củng cố vị thế và thu hút thêm khách hàng tiềm năng
- Sức cạnh tranh của công ty ngày càng tăng
Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh trên mạng, công ty đã tiến hành nhiều cách khác để chứng tỏ với khách hàng điểm mạnh cũng như lợi thế của mình. Từ việc cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm, mẫu mã và thời gian giao hàng… cho đến việc giao hàng và thanh toán với các chính sách ưu đãi, chiết khấu hợp lý đã giúp công ty dựa trên cơ sở đó khẳng định uy tín của mình với khách hàng và đối tác. Mặt khác, kinh doanh trên mạng giúp cho công ty:
+ Giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng
+ Giảm chi phí cho việc truy cập internet để tìm kiếm sản phẩm và nhà cung cấp giá cạnh tranh nhất sẽ thấp hơn so với việc tìm kiếm mua sắm trên thị trường thông thường.
+ Giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị
Do đó, công ty đã nâng cao được sức cạnh tranh so với các công ty hoạt động trong ngành và ngoài ngành.
4.2 Khó khăn và nguyên nhân
- Hệ thống thanh toán điện tử chưa phát triển toàn diện
Sàn giao dịch trong thời gian qua phải vận dụng nhiều phương thức thanh toán đa dạng, từ tiền mặt khi giao hàng, chuyển khoản ngân hàng, điện chuyển tiền, thẻ thanh toán nội địa và quốc tế, thẻ trả trước, v.v... Tuy nhiên, chưa có được một giải pháp toàn diện cho thanh toán trực tuyến. Công cụ phổ biến nhất khi mua hàng trên mạng là thẻ trong khi nhu cầu sử dụng thẻ như một phương tiện thanh toán trong nước vẫn còn quá ít. Thanh toán trực tuyến đòi hỏi người bán phải có một tài khoản chấp nhận thanh toán thẻ tại nhân hàng nào đó và thuê một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ, còn người mua phải có thẻ tín dụng. Thế nhưng, do người mua đều chưa sẵn sàng nên việc sử dụng thẻ chưa thành thói quen trong thanh toán. Mặt
khác, các dịch vụ ngân hàng Việt Nam hiện nay tuy có nhiều chuyển biến
nhưng vẫn còn khá nghèo nàn, trong đó các dịch vụ dựa trên nền công nghệ thông tin còn ít và chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. Điều này khiến khách hàng ngại với mua bán trên mạng và không tin lắm vào lợi ích của việc bán hàng qua mạng.
Khâu vận chuyển hàng hóa hiện cũng là một vướng mắc lớn cho công ty. Việt Nam còn thiếu các dịch vụ chuyển phát chuyên nghiệp, dịch vụ do bưu điện hoặc một số công ty giao nhận cung cấp thì chi phí cao, thời gian chưa đảm bảo, do đó không đem lại hiệu quả tối ưu cho việc phân phối hàng hóa trên phạm vi toàn quốc. Cơ sở hạ tầng kĩ thuật công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dịch vụ.
- Vấn đề an toàn và an ninh mạng chưa được đảm bảo
Các vấn đề về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bí mật riêng tư và bảo vệ người tiêu dùng đã gắn rất chặt với thương mại truyền thống, trong TMĐT các vấn đề này càng gắn chặt hơn. Cho tới nay nước ta vẫn chưa thực thi được đầy đủ các qui định pháp luật, vấn đề an toàn và an ninh mạng vẫn đang là mối lo ngại cản trở việc giao dịch hàng hóa trên mạng của người tiêu dùng.
- Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện
Môi trường pháp lý về thương mại điện tử đã và đang được xây dựng nhưng vẫn chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy việc áp dụng và phát triển vẫn đang còn gặp nhiều khó khăn về mặt pháp lý khiến cho công ty chưa thực sự yên tâm trong hoạt động kinh doanh của mình.